Tại nhiều quốc gia, hành động quay phim, chụp ảnh người khác mà chưa có sự đồng ý kể cả nơi công cộng bị xem là xâm phạm quyền riêng tư. Ảnh: Getty.
“Họ trơ trẽn xem đó là điều hiển nhiên”
Choi Ra-eun (nhân vật từ chối tiết lộ tên thật) vẫn nhớ rõ ngày cuối năm khi cô nhìn thấy người đàn ông bí mật chụp ảnh một người phụ nữ khác từ phía sau tại siêu thị.
Choi ngay lập tức thông báo cho nhân viên bảo vệ của siêu thị. Khi nhân viên kiểm tra điện thoại của người đàn ông, họ đã tìm thấy hàng loạt bức ảnh chụp những phụ nữ tại nhiều địa điểm khác nhau, từ chợ đến trạm xe buýt.
"Tôi sợ đi mua sắm khá lâu sau sự cố đó", Choi nói với hãng thông tấn Yonhap.
Cô gái 29 tuổi cảm thấy việc phụ nữ sống một mình tại xứ sở kim chi là "thử thách đáng sợ".
Tuy nhiên, không chỉ Hàn Quốc, nữ giới ở các quốc gia khác cũng từng có những trải nghiệm tương tự khi bị người khác quay phim, chụp ảnh không xin phép ở nơi công cộng.
![]() |
Hơn 30% phụ nữ từ 18-24 tuổi cho biết họ từng bị người khác chụp ảnh mà không xin phép ở nơi công cộng. Ảnh: Kaspersky. |
Sophie Newton (27 tuổi), người mẫu và diễn viên ở Anh, từng bị 3 người đàn ông quay phim, chụp ảnh mà không hề hỏi ý kiến trên một chuyến bay cách đây 7 năm.
“Từ khe hở giữa các băng ghế, tôi thấy họ giơ điện thoại lên và liên tục quay chụp. Khi tôi tỏ ra khó chịu, họ chỉ cười cợt trơ trẽn và xem đó là điều hiển nhiên”, người mẫu kể.
Newton đã không đôi co gì thêm vì quá bối rối và cũng không muốn gây thêm sự chú ý.
"Tôi cứ ngồi đó sững sờ, mặt đỏ lên và gần như khóc. Tôi cảm thấy bị xâm phạm và tức giận khi họ cho rằng mình có quyền làm điều đó”, Newton kể.
Người mẫu 9X nói thêm sau vụ việc cô luôn cảnh giác với những nhóm đàn ông lớn tuổi khi đi một mình trên các phương tiện công cộng.
"Nó làm tôi cảm thấy bất an và lo lắng”, Newton chia sẻ.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cho thấy hơn 30% phụ nữ từ 18-24 tuổi nói họ từng bị người khác chụp ảnh mà không xin phép ở nơi công cộng.
Còn theo khảo sát năm 2017, các phương tiện giao thông công cộng là nơi mà nhiều người phản ánh bị chụp ảnh, quay phim lén, không được hỏi ý kiến.
39% người từng thừa nhận chia sẻ ảnh của người lạ trên mạng cho biết họ đã chụp ảnh trên phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, 26% đã chụp lén trên đường phố và 20% trong nhà hàng hoặc quán bar.
Hãy bình tĩnh và thẳng thắn nói không
Nhiều người từng bị người khác quay phim, chụp ảnh mà không xin phép ở nơi công cộng nói họ cảm thấy khó chịu và coi đây là hành vi quấy rối nhưng thường không biết phải làm gì trong trường hợp này.
Chuyên gia giám sát và bảo mật Steve Roberts cho biết: “Trong hầu hết trường hợp, người quay lén thậm chí không nghĩ họ đang vị phạm quyền riêng tư và quấy rối người khác”.
Chuyên gia này cho rằng mọi người nên cảnh giác hơn với việc bị quay phim, chụp ảnh nơi công cộng vì nhiều khả năng hình ảnh sau đó sẽ bị sử dụng với mục đích xấu.
"Những kẻ lừa đảo có thể sử dụng hình ảnh của người lạ để thiết lập hồ sơ hẹn hò trực tuyến và trang cá nhân giả mạo để lừa gạt, quấy rối mọi người", ông Roberts giải thích.
![]() ![]() |
Các phương tiện giao thông công cộng là nơi mà nhiều người phản ánh bị chụp ảnh, quay phim lén, không được hỏi ý kiến. Ảnh: NBC, New York Times. |
Một số nước có án phạt khá nghiêm khắc với tội phạm quay lén. Luật pháp UAE quy định chụp ảnh hoặc quay video người khác là xâm phạm quyền riêng tư của họ và có thể bị phạt tiền từ 150.000 AED (khoảng 41.000 USD) đến 500.000 AED (136.000 USD), ngoài ra có thể ngồi tù 1 năm.
Luật hình sự của Hàn Quốc quy định bất kỳ ai phát tán hoặc bán hình ảnh được chụp mà không có sự đồng ý của nhân vật được xem là quấy rối tình dục và có thể bị phạt tù lên đến 5 năm hoặc phạt tiền lên tới 10 triệu won (9.259 USD).
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng nữ giới vẫn cảm thấy không an toàn vì rất ít người vi phạm thực sự bị trừng phạt mạnh tay.
"Phụ nữ không thể tìm thấy sự thoải mái ngay cả ở những nơi trước đây được coi là an toàn, chẳng hạn như trường học và bệnh viện", Yun-Kim Jiyeong, giáo sư tại Viện Văn hóa và Cơ thể của ĐH Konkuk, nói.
Trước vấn nạn quay phim, chụp ảnh lén ngày một nghiêm trọng trên các phương tiện công cộng, Cảnh sát Giao thông Anh khuyến cáo người dân trước hết nên biết cách tự bảo vệ mình.
"Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho bạn. Nếu có bất kỳ mối đe dọa nào đối với sự an toàn của bạn thì hãy tránh xa, gọi cảnh sát, cảnh báo các thành viên khác. Đối đầu với thủ phạm không phải lúc nào cũng được khuyến khích", Cảnh sát Anh đưa ra thông báo.
Còn theo chuyên gia giám sát và bảo mật Steve Roberts, lời khuyên hữu ích nhất với khi bị quấy rối bằng máy ảnh ở nơi công cộng đó là: Hãy bình tĩnh và thẳng thắn nói không.
"Bạn cần nói rõ rằng mình không muốn bị chụp ảnh và yêu cầu người đối diện xóa ảnh. Nếu không được đừng ngại ngần lên tiếng, nhờ người xung quanh, cơ quan chức năng can thiệp, giúp đỡ", ông Roberts nói.
‘Những ai nghĩ rằng đó là cách làm truyền thông của tôi thì họ không hiểu về tôi' - Hiếu Orion chia sẻ.
" alt=""/>Tội xúc phạm tiếp viên của Hiếu Orion sẽ bị xử nặng ở nhiều nướcSau một hồi hỏi thăm dân làng địa chỉ gia đình cô đang sinh sống, chúng tôi đến trước cửa căn nhà tuềnh toàng, xơ xác, mái lợp tạm bợ bằng fibro xi măng.
Ông Phùng Văn Bắc (76 tuổi - bố đẻ Hồng) bước chân yếu ớt ra mở cửa. Hôm nay, chỉ có ông trông nhà, vợ và con gái đang đưa cháu L.C.L (SN 2007 - con trai chủ cũ, chị Hồng từng làm giúp việc) xuống Hà Nội chữa bệnh.
Căn nhà xơ xác, cưu mang đứa trẻ tội nghiệp suốt 13 năm. |
Giọng trầm đục, ông Bắc cho biết, vì hoàn cảnh khó khăn, năm 13 tuổi, chị Hồng (SN 1988) phải nghỉ học, đi giúp việc, trông con trai đầu cho gia đình thầy giáo L.C.D. (dạy môn Vật Lý tại trường THPT Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang).
Đứa trẻ vài tuổi, Hồng xin nghỉ, vào miền Nam làm công nhân. Năm 2007, Hồng về quê chơi, lên thăm vợ chồng thầy giáo D.
Thời điểm này vợ thầy D. mới sinh con thứ 2 là cháu L. Đứa trẻ mang căn bệnh u xơ thần kinh bẩm sinh, ốm yếu liên miên. Hai vợ chồng tha thiết giữ Hồng ở lại chăm con trai út.
Cuộc sống gia đình thầy giáo D. đang yên ấm, thảm kịch bỗng giáng xuống khi anh phát hiện vợ ngoại tình.
Ông Phùng Văn Bắc - người đang nuôi dưỡng đứa con út của thầy giáo D. |
Bé L tròn 7 tháng tuổi, chị T. - vợ anh D. ngoại tình với người đàn ông làm ở cục thuế. Đây vốn là bạn thân của anh D.
Nhiều lần thầy D. tha thứ, mời hai bên gia đình lựa lời khuyên can, mong vợ chấm dứt quan hệ ngang trái nhưng càng cấm, chị H. càng lún sâu. Người tình của chị H. còn ra tối hậu thư, yêu cầu anh D. ly hôn vợ, để họ đàng hoàng đến với nhau.
Hạnh phúc tan vỡ, tình cảm bị phản bội, một lần anh D. theo dõi, biết vợ đi ăn đêm, hẹn hò với người đàn ông kia.
Trong cơn quẫn trí, anh vào chợ Thương mua con dao, giấu trong người rồi đón lõng ở đầu đường. Thấy hai người, anh lao vào đâm tới tấp nhân tình của vợ, khiến người này tử vong. Chị H. nhảy xuống sông Xương Giang tự vẫn ngay đêm đó, phải 3 ngày sau thi thể mới nổi lên.
Góc bếp chỏng chơ của gia đình ông Bắc. |
‘Sau khi ra tay với bạn thân, D. lấy xe, chạy về nhà ôm hôn hai con rồi lên công an đầu thú. Con gái tôi kể, trước khi đầu thú, anh D. nhờ con chăm sóc giúp 2 đứa nhỏ.
Lúc công an đến nhà, Hồng mới biết anh D. giết người. Hoảng hốt, con gái tôi bồng bế hai đứa trẻ đến trường cấp 3 Phương Sơn tìm gặp hiệu trưởng.
Các thầy cô động viên Hồng chăm sóc cháu giúp. Hôm vớt thi thể vợ anh D. dưới sông lên, tôi cũng có mặt’, ông Bắc kể.
Với hành động của mình, thầy D. nhận mức án 8 năm tù giam. Con trai lớn ở cùng gia đình ông Bắc một thời gian được gửi về gia đình nhà ngoại ở Thái Bình, tránh cho cháu bị xáo trộn tâm lý, con trai út ở lại với chị Hồng.
‘Ngày xét xử, tôi bế cháu L đứng bên ngoài nghe tòa tuyên án. Đồng nghiệp, học sinh thầy D. dự rất đông. Nhìn cháu L còi cọc, mỗi người cho cháu vài chục nghìn mua sữa’.
Nhờ cải tạo tốt, sau 6 năm chấp hành án phạt, bố cháu L được tha sớm. Suốt thời gian ở tù, ông Bắc và vợ mang trứng, gạo lên tiếp tế cho thầy D. không khác gì người thân ruột thịt.
Ông Bắc chia sẻ: ‘Ngày D. ra trại, nhà trường bố trí một xe ô tô, cùng tôi đi đón. Bà nhà tôi soạn sẵn 3 mâm cơm, mời mọi người ăn.
Trưa hôm đó, tôi còn giục anh D. mua ít bánh trái cảm ơn nhà trường. Vì các thầy cô quan tâm, giúp đỡ rất nhiều nhưng anh D. không đi.
Tôi những tưởng sau đó anh D. ổn định cuộc sống, đón con về chăm sóc tử tế nhưng bà ngoại L. lên thăm, chứng kiến cháu bị bố bỏ mặc, bà thương cháu, bế quay lại nhà tôi, nhờ nuôi giúp.
Cũng từ ngày đó, anh D. không thăm con lần nào nữa mà cắt đứt liên lạc với gia đình tôi một cách khó hiểu. Ngày anh lấy vợ mới, sinh thêm 2 đứa con cũng không thông báo cho chúng tôi. Tôi chỉ nghe bạn D. kể lại.
Cháu L. sống với gia đình tôi từ lúc 7 tháng tuổi, gọi Hồng là mẹ, vợ chồng tôi là ông bà ngoại.
Một thời gian sau, tôi biết tin anh không dạy học mà trượt dốc, lao vào buôn bán ma túy. Bị bắt quả tang khi đang vận chuyển cái chết trắng, D. tiếp tục vào tù với mức án 20 năm'.
Đứa con út mang trong mình căn bệnh quái ác cứ thế lớn lên trong vòng tay của những người không cùng huyết thống…
Thông tin với VietNamNet, ông Vũ Văn Truyền - CT UBND xã Yên Sơn cho biết: 'Gia đình ông Bắc thuộc diện hộ nghèo của địa phương nhưng hết lòng yêu thương cháu L. Năm xảy ra sự việc, chúng tôi cũng nắm được tình hình. Giấy khai sinh cháu đứng tên bố mẹ. Riêng về hộ khẩu, cháu đã được nhập tịch về hộ nhà ông Bắc, để tiện chăm sóc. Hoàn cảnh cháu cũng đáng thương, bệnh tật. Mỗi tháng, cháu được một khoản trợ cấp vài trăm nghìn đồng của nhà nước'.
(Còn nữa)
Một buổi sáng năm 1991, bà Biên ra đồng làm việc và không về nhà. 28 năm sau, gia đình bà đã tắt hi vọng tìm kiếm nhưng một bất ngờ đã đến với họ.
" alt=""/>Thảm kịch hôn nhân và vết trượt dài của thầy giáo cấp 3 ở Bắc GiangĐược bố mẹ tạo điều kiện tiếp xúc tiếng Anh khá sớm, Phương Linh chia sẻ: “Em học tiếng Anh xuyên suốt một quá trình dài nên ‘ngấm’ một cách rất tự nhiên. Từ bé để tạo môi trường học em phủ sóng tất cả những hoạt động yêu thích bằng tiếng Anh”.
![]() |
Vũ Phương Linh, đạt 8.5 IELTS Overall trong lần thi đầu tien, trong đó Listening 8.5, Reading 9.0, Writing 7.0, Speaking 8.5 |
Cách đạt 9.0 Reading
Nữ sinh có niềm đam mê đọc các tác phẩm văn học, tìm hiểu lịch sử phương Tây. Ban đầu, em luyện tập đọc hiểu những mẩu truyện ngắn, truyện cổ tích đơn giản để nhớ cấu trúc và văn phong diễn đạt. Sau đó, Linh tăng dần tốc độ đọc bằng những tác phẩm dài với chủ đề đa dạng hơn. Nhờ vậy, Linh học được kỹ năng tóm lược, đâu là ý chính, đâu là luận điểm, luận cứ giải thích cho ý chính.
Trong thời gian ôn IELTS, Linh làm rất nhiều đề, luyện cách đọc nhanh, đọc lướt và tìm từ khoá.
Theo Linh, phần Reading là kỹ năng dễ nâng điểm số nhất nếu nắm được các dạng và cách làm bài.
Những bài đọc thường rất dài, chia thành nhiều dạng khác nhau nên cần có chiến thuật làm hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Ví dụ đối với bài nối tiêu đề, điền từ vào phần tóm tắt, Linh thường sử dụng kỹ thuật Skimming (đọc lướt) nhanh chóng tìm nội dung chính. Có thể đọc tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đọc đoạn mở đầu để lọc thông tin. Còn đối với dạng bài như điền từ, True/False, nối thông tin, Linh lại áp dụng kỹ thuật Scanning (đọc quét) nhanh chóng tìm chi tiết. Gạch chân từ khoá, tìm những từ đồng nghĩa trong câu hỏi và đoạn văn để tìm đáp án.
Tuy nhiên, có những dạng bài phải sử dụng kết hợp cả hai kỹ thuật nhưng để ý luyện tập nhiều sẽ giúp nhanh chóng khoanh vùng, không bị đáp án đánh lừa. Bên cạnh đó, phần Reading có lượng từ vựng tương đối lớn cần thu nạp nên mỗi khi gặp một từ mới, Linh thường ghi ra sổ sau đó học cách sử dụng như thế nào.
“Ngoài ghi ra vở và cố “nhét” từ mới vào câu từ hay đoạn văn nào đó nói đi nói lại. Việc sử dụng nhiều lần hình thành cho em khả năng dùng từ linh hoạt ngữ cảnh, nhớ lâu. Em nghĩ học ít mà sử dụng được tốt hơn là học nhiều, không dùng tới lại quên”, Linh chia sẻ.
Từ ngại nói đến 8.5 Speaking – Listening
Từ một cô bé lớp 6 ngại nói, Linh bắt đầu tham gia các cuộc thi quốc tế, hùng biện bằng tiếng Anh và đạt 8.5 cả 2 kỹ năng Speaking - Listening. Để tạo môi trường giao tiếp thường xuyên, nâng cao trình độ nói tiếng Anh, Linh còn đứng ra thành lập CLB tranh biện ở lớp, cùng các bạn thường nói chuyện giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh.
Linh cho rằng phải đẩy tình thế bắt buộc nói, giao tiếp với người nước ngoài hay bạn bè bằng tiếng Anh mới nhanh chóng tăng cường phản xạ. Qua mỗi cuộc trò chuyện, cô gái học cách mọi người sử dụng từ ngữ như thế nào, phát âm ra sao và phát triển khả năng nghe nói.
Thay vì rụt rè, sợ phát âm sai Linh học cách cởi mở, chủ động giao tiếp cùng các bạn nước ngoài bằng cách tham gia cuộc thi hay nói chuyện với bạn bè trên mạng xã hội. Nữ sinh cho rằng mỗi người bạn sẽ có một âm điệu, giọng nói khác nhau, qua đó sẽ giúp phân biệt được cách phát âm, hiểu nội dung được đề cập và phản hồi lại tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó, Linh cũng tăng cường luyện nghe bằng cách thường xuyên nghe bài hát, xem video bằng tiếng Anh. Thời gian đầu nghe chưa hiểu, Linh nghe đi nghe lại và cố đoán xem ý nghĩa là gì.
Đối với từ chưa nghe được, Linh sẽ bật phụ đề (sub) để ghi lại từ mới, cách phát âm.
Ngoài ra, khi làm đề thi phần Listening, Linh thường gạch chân đoán các dạng từ cần điền trước, trong lúc nghe cố gắng bắt từ khoá.
Đối với kỹ năng Writing có phần khó nhằn hơn, Linh thường học theo dạng bài và sơ đồ tư duy. Sau khi học thêm lớp luyện Writing, Linh nhận ra cần phải nắm được các dạng bài khác nhau. Chẳng hạn trong Task 1 sẽ chia thành các dạng như miêu tả biểu đồ, miêu bảng, miêu tả sơ đồ,…
Theo Linh, khi mới bắt đầu học Writing hãy học cách triển khai ý trong từng dạng đề, xây dựng “sườn bài” rồi mới lắp ghép thêm. Riêng bài luận thì cần đưa ra luận điểm, luận cứ rõ ràng để bổ sung chặt chẽ.
Trong một tháng ôn thi nước rút, Linh đặt mục tiêu mỗi ngày luyện tập 3 – 4 đề thi thử. Hai kỹ năng thế mạnh là Reading, Listening được Linh chú trọng luyện tập nhiều hơn.
Linh chia sẻ một số tài liệu quen thuộc em “cày” IELTS là bộ sách Cambridge IELTS từ 1 đến 15 và các chủ đề từ vựng, ngữ pháp trong quyển Cambridge Grammar for IELTS; Destination C1, C2. Cuối cùng, nữ sinh nhấn mạnh việc học ngoại ngữ hay ôn thi IELTS cần nỗ lực hết mình, kiên trì cải thiện từng ngày mới thu lại kết quả.
Ngọc Linh
GS Phan Văn Trường, “cha đẻ” cuốn sách “Một đời thương thuyết”, người từng qua 80 quốc gia, đàm phán các hợp đồng lên tới 60 tỷ USD cho rằng: “Tự học chiếm 90% sự học. Đó cũng là điều khó nhất vì nó kéo dài suốt cả cuộc đời”.
" alt=""/>Chiến thuật giúp nữ sinh lớp 12 đạt 8.5 IELTS trong lần thi đầu tiên, vào thẳng Học viện Ngoại giao