Lệnh hạn chế xuất khẩu bán dẫn khiến nước Mỹ không còn trên dưới đồng lòng
Ngày 17/7,ệnhhạnchếxuấtkhẩubándẫnkhiếnnướcMỹkhôngcòntrêndướiđồnglòbảng xếp hạng ngoại hạng anh mới nhất lãnh đạo các công ty chip Mỹ đã có cuộc họp với quan chức cấp cao thuộc chính quyền Tổng thống Joe Biden để thảo luận về chính sách Trung Quốc trong bối cảnh nhóm vận động hành lang bán dẫn đang kêu gọi dừng các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn đang được xem xét.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Ngoại trưởng Antony Blinken đã nói chuyện với các giám đốc điều hành lĩnh vực bán dẫn và chuỗi cung ứng sau chuyến đi gần đây tới Trung Quốc.
Tham gia cuộc họp có Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Lael Brainard và Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Jake Sullivan. Về phía các doanh nghiệp gồm những cái tên lớn trong lĩnh vực bán dẫn như Intel, Qualcomm, Nvidia.
Ngành công nghiệp bán dẫn muốn bảo vệ lợi nhuận của họ ở thị trường Trung Quốc, trong khi chính quyền Biden đang xem xét áp đặt thêm các lệnh hạn chế xuất khẩu chip. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu bán dẫn 180 tỷ USD, tương đương hơn 30% trong tổng số 555,9 tỷ USD toàn cầu và là thị trường đơn lẻ lớn nhất - theo Hiệp hội công nghiệp bán dẫn (SIA).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói rằng ông Blinken đã lắng nghe trực tiếp quan điểm của doanh nghiệp về vấn đề chuỗi cung ứng, cũng như hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc. Cuộc thảo luận cũng bao gồm đề xuất tăng tốc giải ngân các khoản trợ cấp trong Đạo luật CHIPS và đảm bảo chính sách của Washington không tước đi thị trường béo bở đối với các công ty chip.
Hiện Bộ Thương mại Mỹ đang là đầu mối giám sát chương trình trợ cấp sản xuất chất bán dẫn trị giá 39 tỷ USD đã được quốc hội thông qua vào năm ngoái. Đạo luật CHIPS cũng cung cấp khoản tín dụng thuế đầu tư 25% để xây dựng nhà máy sản xuất, tương đương 24 tỷ USD.
Nguồn tin của Reuters nói rằng Mỹ đang tập trung ngăn chặn khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các loại chip trí tuệ nhân tạo tinh vi nhất, đồng thời xem xét khả năng “bóp” ngưỡng sức mạnh điện toán của những mặt hàng này, song chưa có mức độ cụ thể.
“Quá béo bở” để bỏ qua
Cũng trong ngày 17/7, SIA kêu gọi chính quyền Biden “kiềm chế hơn nữa” các hạn chế xuất khẩu chip cho Trung Quốc do đây là “thị trường thương mại lớn nhất thế giới cho hàng hoá bán dẫn”.
Hiện Nhà Trắng đang xem xét cập nhật bộ quy tắc sâu rộng áp đặt với Bắc Kinh từ tháng 10 năm ngoái, cùng với sắc lệnh hành pháp mới nhằm hạn chế một số khoản đầu tư ra nước ngoài.
“Các biện pháp đã được chúng tôi điều chỉnh kỹ càng để tập trung vào công nghệ có liên quan đến an ninh quốc gia với mục tiêu đảm bảo công nghệ Mỹ và đồng minh không được sử dụng nhằm vào đất nước chúng ta”, đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia cho hay.
Cuộc họp giữa các quan chức chính quyền và doanh nghiệp chip diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thông báo áp đặt hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô như gali và gecmani dùng trong sản xuất bán dẫn.
Theo số liệu của chính phủ, Mỹ chỉ mua 5 triệu USD gali và 220 triệu USD gali arsenide trong năm 2022. Trong khi Mỹ nhập 60 triệu USD gecmani, châu Âu nhập 130 triệu USD gecmani năm ngoái, theo dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence.
Bỉ, Canada, Đức, Nhật Bản và Ukraine có thể sản xuất gecmani. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraine, Nga và Đức sản xuất gali. Họ có tiềm năng thay thế hàng hóa của Trung Quốc.
Quy mô của Trung Quốc cho phép họ sản xuất hai kim loại với giá thấp hơn nơi khác, song quy định mới của Bắc Kinh chỉ ảnh hưởng hạn chế đến chuỗi cung ứng toàn cầu, Eurosia Group nhận định. Tập đoàn này cho rằng thông điệp thực sự là nhắc nhở các nước như Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan rằng Trung Quốc vẫn còn các phương án trả đũa, từ đó ngăn họ áp đặt thêm các hạn chế mới với việc tiếp cận chip và công cụ cao cấp.
Nvidia, Qualcomm và Intel đang là những doanh nghiệp có doanh số bán hàng lớn ở Trung Quốc. Trong đó, duy nhất Qualcomm có giấy phép từ cơ quan quản lý Mỹ để bán chip điện thoại di động cho Huawei Technology, còn Nvidia và Intel bán chip AI đã được tuỳ chỉnh dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
(Theo Reuters)
"Big Tech" Mỹ đi tìm lời giải bài toán cọ xát địa chính trị tại Trung Quốc
Các Big Tech Mỹ đang tìm cách thích ứng với sự thay đổi của thị trường Trung Quốc trong bối cảnh cọ xát chiến lược giữa hai nước gia tăng.(责任编辑:Công nghệ)
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
- Cách tôi vượt qua trầm cảm
- Đấu trí tập 59: Đại úy Vũ nói ra điều mình sợ nhất với người yêu
- Ngành in trước thách thức số hoá
- Nhận định, soi kèo Pachuca vs Atlas, 8h00 ngày 2/2: Tiếp tục toàn thắng
- 25 nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân
- Những gia đình 'chia ca ngủ' vì mắc kẹt ở đất vàng TP HCM
- Bộ Văn hoá có thông báo mới sau vụ NSƯT Đỗ Kỷ 'trượt' danh hiệu NSND
- Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- 5 điểm nhấn tại Triển lãm xe bền vững 2024 cuối tuần này
- Dat Bike bàn giao lô xe máy điện Quantum S đầu tiên
- Mua xe Trung Quốc là những người thích hào nhoáng?
- Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
- Cô gái 'thấp lùn' đi Honda SH gây bão mạng, sự thật bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Port FC, 18h00 ngày 2/2: Sáng kèo dưới
- Máy hút bụi nhỏ nhất thế giới nằm gọn trong lòng bàn tay
- Bí ẩn dịch vụ cho thuê người yêu, bạn bè ở Nhật Bản
- Tùng Dương chia sẻ tại sự kiện ra mắt MV Hope
- Nhận định, soi kèo Yverdon
- Vợ đại gia Sài Gòn sập bẫy trai trẻ sau lần ngoại tình ở khách sạn