2025-04-16 15:30:45 Nguồn:NEWS Tác Giả:Giải trí View:985lượt xem
“Theàgiấcmơsảnxuấtmáybayđiệncậnkềgiá vàng hôm nay thế giớio quan điểm của chúng tôi, rất khó có việc Tesla bỏ qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường eVTOL (máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện). Các kỹ năng chuyển giao và mạng lưới bổ sung sẵn có là quá tiềm năng để đứng ngoài cuộc”, Jonas cho biết trong một nghiên cứu mới.
Chuyên gia của Morgan Stanley tin rằng, phân khúc “hàng không Tesla” sẽ là một sự phát triển hợp lý dựa trên năng lực sản xuất xe điện của công ty.
Các phương tiện eVTOL không giống như máy bay trực thăng, nhưng nó có thể trở thành 1 nền công nghiệp lớn mạnh.
Morgan Stanley ước tính tới năm 2030, tổng thị trường có sẵn (TAM) của ngành công nghiệp eVTOL tại Mỹ có thể đạt 12 tỷ USD, thúc đẩy bởi nhu cầu đối với các phương tiện bay quãng ngắn không sử dụng nhiên liệu.
Và cho tới năm 2050, theo dự phóng của ngân hàng này, thị trường eVTOL có thể trị giá 9.000 tỷ USD khi các chính phủ và công ty tìm cách giảm thiểu tình trạng tắc đường thông qua các giải pháp thân thiện môi trường.
Có thể nói ngành công nghiệp này đã bắt đầu phát triển. Các tay chơi chính trong lĩnh vực này đang bao gồm Joby Aviation (hãng hàng không được hỗ trợ bởi Reid Hoffman, người sáng lập Linkedln), Archer (hậu thuẫn 1 phần bởi Oscar Munoz, cựu lãnh đạo United Airlines) và Wisk (công ty vừa nhận được 450 triệu USD tài trợ từ Boeing).
Ông chủ của Tesla từng gợi mở về khả năng sản xuất máy bay điện cất/hạ cánh thẳng đứng, một khi công nghệ pin của công ty đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, theo tính toán là 400-watt giờ trên mỗi kilogram và lý tưởng là 500-watt giờ trên kilogram. Theo đó, công ty này có kế hoạch sản xuất loại pin có thể tăng hơn 54% quãng đường so với xe điện và giảm 56% chi phí với mỗi kilowatt trên giờ.
“Có một số loại pin sản xuất giới hạn, đạt được hơn 400-watt giờ trên mỗi kilogram, và tôi nghĩ mức độ này phù hợp với các máy bay quãng trung bình. Công nghệ pin của chúng tôi sẽ tiệm cận tới mức này trong thời gian tới”, Elon Musk cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2020.
Jonas cho rằng eVTOL chỉ là 1 trong các lĩnh vực Tesla sẽ tham gia trong thập kỷ tới. Một liên doanh hứa hẹn khác có thể là sự kết hợp giữa bộ phận tự động hoá của Tesla với các công ty khác do Elon Musk đang điều hành, chẳng hạn như The Boring Company và SpaceX.
“Chương phát triển tiếp theo của Tesla sẽ là quá trình công nghiệp hóa hàng loạt, 1 mạng lưới các bánh lái và ‘các điểm được kết nối’ giữa những thị trường sẵn có kề cận nhau”, chuyên gia này nhận định.
Theo đó, cổ phiếu của Tesla được xếp vào danh mục Tăng tỷ trọng (khuyến nghị mua) với giá mục tiêu là 1.300 USD. Tính tới ngày 21/3, cổ phiếu của hãng đang được giao dịch quanh mốc 900 USD.
Vinh Ngô (Tổng hợp)
Elon Musk tiết lộ nguồn gốc cái tên Tesla: Tốn 75.000 USD mua về, phải cho người tới tận cửa cầu xin chủ cũ
Cái tên của công ty xe hơi lớn nhất thế giới hóa ra cũng vô cùng đặc biệt.
Qua nội dung 2 cuốn sách, tác giả chứng minh thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch thuộc về một nền văn minh tối cổ có trước lịch sử nền văn minh của chúng ta, mà tác giả đặt tên là Văn minh Atlantic.
Tác giả cũng xác định nền văn minh kế thừa và là cội nguồn đích thực của trí tuệ văn minh Đông phương, thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải dài gần 5.000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử. Về phương pháp nghiên cứu, tác giả dựa trên chuẩn mực để thẩm định tính chân lý cho một giả thuyết hoặc lý thuyết khoa học được coi là đúng, hoàn toàn căn cứ vào trên cơ sở, tiêu chí khoa học.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã xác định: Thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch về bản chất là một hệ thống lý thuyết có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh, chính là “Lý thuyết thống nhất” mà các tri thức tinh hoa của nhân loại đang mơ ước.
Tác giả cũng xác định rằng nền văn hiến Việt có lịch sử trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, chính là dân tộc hậu duệ tiếp nối của nền văn minh Atlantic và là cội nguồn đích thực của những nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương.
Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương là tiền đề thứ nhất, nhằm xác định nền tảng tri thức của một nền văn minh chủ nhân đích thực của thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch. Xuất phát từ tiền đề này, cuốn Tìm về cội nguồn Kinh dịch là sự nối tiếp, tổng hợp của toàn bộ lịch sử Kinh dịch từ các bản văn cổ chữ Hán.
Kinh dịch là một trong Tứ đại kỳ thư của nền văn minh Đông phương. UNESCO đã thành lập một Hội nghiên cứu Kinh dịch và đã 4 lần tổ chức hội thảo quốc tế về Kinh dịch. Nhưng Kinh dịch vốn bí ẩn một cách huyền vĩ và sừng sững, thách đố tri thức của văn minh nhân loại. Cho đến tận ngày nay, khi công chúng đang đọc những hàng chữ này, ngay các học giả tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa - nơi được coi là xuất xứ của Kinh dịch, vẫn chưa thể nói đã tìm thấy những giá trị đích thực của nó.
Tình Lê
Để sống vẫn nhẹ như mây trời ở chốn nhân gian bộn bề lo toan
Đường mây trong cõi mộng - tác phẩm phóng tác từ cuộc đời đại sư Hám Sơn không đơn thuần là kể lại cuộc đời của vị chân tu mà còn là những chiêm nghiệm được, mất.
" alt=""/>Hai cuốn sách về cội nguồn văn minh Đông phương