Soi kèo phạt góc PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1
本文地址:http://user.tour-time.com/html/70e594352.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al
Tại TP HCM, hơn 98.000 trẻ em tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học lớp 10 phổ thông vào năm học 2024-2025 (tỷ lệ 85%). Tuy nhiên, thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 71.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập, tức chưa đến 73% số nguyện vọng. Tương tự tại Hà Nội, chỉ 61% trẻ em có nguyện vọng được vào học tại các trường công lập (81.000 chỉ tiêu so với 106.000 em có nhu cầu). Trong khi đó, nếu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng dự tuyển đại học giống như tỷ lệ học sinh muốn học lên cấp cao hơn ở bậc phổ thông, chúng ta sẽ có khoảng 850.000 học sinh dự tuyển vào đại học với khoảng 600.000 chỉ tiêu (tỷ lệ 71%). Tỷ lệ này còn có thể cao hơn nữa với các loại hình đào tạo rất đa dạng nằm ngoài số chỉ tiêu này. Điều này cho thấy trúng tuyển lớp 10 công lập tại các thành phố lớn khó hơn vào đại học là có cơ sở.
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nêu rõ quan điểm về giáo dục: mọi trẻ em đều có quyền tới trường. Cũng theo tổ chức quốc tế này và nhiều tổ chức khác như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), trẻ em được định nghĩa là những người chưa đủ 18 tuổi. Dựa trên yếu tố này, các nước xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông để đáp ứng quyền cơ bản của trẻ về giáo dục.
Tại Việt Nam, Điều 29 Luật Giáo dục năm 2019 quy định rõ mục đích của giáo dục phổ thông. Theo đó, giáo dục phổ thông trang bị toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc là tham gia lao động. Nói cách khác, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp hệ thống giáo dục phổ thông như một cách đảm bảo quyền cơ bản cho trẻ em. Tuy nhiên, thực tế thực hiện có nhiều khác biệt. Hệ thống trường công lập thiếu cục bộ do sự phát triển bất cập của quá trình đô thị hóa. Vì thế cuộc chiến vào lớp 10 đã phải được chuẩn bị từ sớm bằng các cuộc chiến vào lớp 6 - thậm chí ngay từ lớp 1 - ở những trường trọng điểm.
Đảo lại cấu trúc kim tự tháp, giống như các nền giáo dục khác trên thế giới, là trách nhiệm không phải của riêng ngành giáo dục. Nói cách khác, nếu cả xã hội phó mặc cho ngành giáo dục, vấn đề này sẽ không thể nào giải quyết nổi.
Trước hết, hệ thống trường công lập cho giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng quyền lợi của công dân, gắn liền với địa bàn dân cư. Vì vậy khi quy hoạch xây dựng khu dân cư, những nhà làm quản lý không chỉ có trách nhiệm về mặt xây dựng, mà phải có trách nhiệm cân đối nguồn lực đa ngành gồm giao thông, y tế và cả giáo dục. Các khu đô thị mới hiện vẫn mọc lên với rất nhiều chung cư cao tầng tập trung dân cư đông đúc nhưng hệ thống trường lớp phổ thông công lập không được phát triển đồng bộ.
Việc hướng nghiệp sớm hiện nay chưa được làm tốt, dẫn đến sự phân hóa về các xu hướng lựa chọn khi vào bậc trung học chưa nhiều. Hướng nghiệp cần tới vai trò quan trọng của ngành quản lý lao động. Cơ quan quản lý lao động là nơi nắm rõ nhu cầu của thị trường về các phân khúc lao động trong tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngành giáo dục không thể một mình vừa đảm nhiệm vai trò giáo dục cơ bản vừa giải quyết vấn đề nắm bắt thị trường lao động trong các giai đoạn.
Kế đến, quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục cần được bảo đảm. Do đó, hệ thống trường phổ thông công lập phải được phát triển đầy đủ. Các trường phổ thông ngoài công lập có thể góp phần giảm tải cho hệ thống trường công lập, nhưng không có trách nhiệm bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục được thực thi. Vì thế, các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp bậc học phổ thông không thể là kỳ thi chọn lọc để đóng cánh cửa vào công lập với một bộ phận trẻ em. Ngoài công lập nên là một sự lựa chọn chứ không phải là sự ép buộc khi bị loại khỏi hệ thống công lập.
Cuối cùng, giáo dục đại học không còn là quyền mặc định nữa mà trở thành sự lựa chọn của mỗi người. Vì lẽ đó, một lần nữa cơ quan quản lý lao động đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông tin tư vấn cho ngành giáo dục về vấn đề quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với một nguồn lực - tài chính, trang thiết bị và nhân lực - các trường đại học có thể đào tạo ít hơn nhưng chất lượng hơn.
Giáo dục phổ thông được thiết kế để dành cho mọi người nên mọi trẻ em cần được tiếp cận quyền đó thông qua cơ hội tại các trường công lập. Ngược lại, giáo dục đại học chỉ là một nhánh phát triển không dành cho tất cả.
Quyền học tập cơ bản không được đảm bảo, trong khi giáo dục đại học dư thừa, lãng phí đều đang là những nghịch lý lớn, nhưng không thể giải quyết chỉ bằng cách "trăm dâu đổ đầu... ngành giáo dục".
Võ Nhật Vinh
">Trăm dâu đổ đầu… giáo dục
Cody Archie 42 tuổi và Erika 41 tuổi có 2 người con, Kylie 19 tuổi và Clancy 14 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, vào mùa hè năm ngoái, Kylie không muốn học đại học. Cô suy nghĩ và quyết định kiếm một công việc toàn thời gian.
Câu chuyện dạy con của vợ chồng người Mỹ Erika và Cody Archie chia sẻ trong video đăng trên TikTok thu hút hơn 700.000 lượt xem.
Trong video, ông Cody giải thích cách họ tính tiền thuê nhà cho cô con gái 18 tuổi Kylie. Con đã đến tuổi trưởng thành nên bắt đầu học cách phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Cô gái phải trả 200 USD/tháng cho bố mẹ như tiền thuê nhà, sinh hoạt phí.
"Đó là cách chúng tôi dạy con hiểu rằng không có gì miễn phí ở trên đời. Con phải học cách trưởng thành, chịu trách nhiệm về cuộc sống. 200 USD/tháng là quá rẻ để sống trong nhà cùng bố mẹ", ông Cody nói.
Con gái của Cody sẽ sử dụng ô tô gia đình để đi lại nhưng tự túc tiền xăng xe. "Con bé có thu nhập, đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì cô ấy kiếm được. Chúng tôi vẫn giúp con lập ngân sách hàng tháng, tiết kiệm cho tương lai", ông cho biết.
Vợ chồng Cody cảm thấy con gái đã chuẩn bị sẵn sàng để tự đứng một mình, việc tính tiền thuê nhà là bước đệm để con trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm.
Khi sống ở nhà, Kylie sẽ giúp bố mẹ các công việc nhà. Nếu cô không chăm chỉ làm việc nhà, bố mẹ sẽ tăng tiền phí đóng mỗi tháng.
Ông Cody vẫn cho phép con tự quyết định một số vấn đề liên quan đến cuộc sống riêng tư, không phải tuân theo các quy tắc cũ của gia đình. Cô ấy vẫn ở trong căn phòng của mình, có phòng tắm riêng.
"Là bố mẹ, bạn phải sẵn sàng để con vấp ngã trước khi con tự đi trên đôi chân của mình", ông Cody nói.
Theo Statista, chi phí trung bình để thuê căn hộ một phòng ngủ ở Mỹ là 1.152 USD/tháng. Ở khu vực Gatesville, bang Texas mà gia đình Cody sinh sống, chi phí thuê nhà khoảng 634 USD/tháng.
"Một phần của việc trưởng thành là phải biết trang trải chi phí sinh hoạt mỗi ngày, tiền thuê nhà là một trong số đó. Chúng tôi hy vọng những gì mình làm sẽ chuẩn bị cho con những nền tảng tốt nhất để con bé bước ra thế giới", ông Cody khẳng định.
Cách dạy con của gia đình Cody nhận nhiều phản ứng trái ngược từ người dùng mạng xã hội. Một số bình luận cho rằng đó giống như một "sự trừng phạt, quá nghiêm khắc", vợ chồng Cody đang biến căn nhà thành không gian không an toàn cho bọn trẻ. Trong khi đó, ý kiến khác cho rằng "đây là cách dạy con trẻ về trách nhiệm".
Về phía Kylie, lúc đầu cô bé nghĩ bố mẹ nói đùa nhưng sau khi nghe họ giải thích cụ thể về kế hoạch và mục đích, cô ấy đã đồng ý.
Theo số liệu của Cục điều tra dân số Mỹ, 58% thanh niên từ 18 đến 24 tuổi đang sống với cha mẹ.
Khi ở nhà cha mẹ, những người trẻ nhận được nhiều lợi ích. Ví dụ như họ có thể tiết kiệm được tiền đi thuê nhà bên ngoài, có cơ hội tiết kiệm để trả hết nợ, tính chuyện mua nhà trong tương lai... Tuy nhiên, con cái lớn ở nhà đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí cho bố mẹ.
Công ty Redfield & Wilton Strategies thực hiện cuộc thăm dò với 1.500 người trẻ ở Mỹ về suy nghĩ của họ liên quan đến chuyện cha mẹ tính tiền thuê nhà cho con cái.
57% người trong độ tuổi 20 cho rằng họ nên trả tiền cho cha mẹ để có "đặc quyền" này, ngay cả khi họ không cần tiền. 28% cho rằng cha mẹ không nên tính phí tiền nhà của con cái.
Cha mẹ Mỹ tính tiền thuê nhà với con: Cuộc sống không có gì miễn phí hoàn toàn
Năm 2017, chị Như Ý quay trở lại TPHCM sinh sống và nuôi hai con nhỏ. (Ảnh: N. Y)
Chị Ý kể với Dân trí, chị từng trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chia tay, chị từ miền Bắc quay trở lại TPHCM sinh sống.
Năm 2017, khi quay trở lại TPHCM, chị bất ngờ nhận được tin nhắn qua ứng dụng messenger từ một người lạ. Người đó giới thiệu mình là Thanh Hải, bạn học cùng trường cấp 3 với chị.
Người mẹ trẻ nhận ra đây là người bạn mà mình đã không gặp nhiều năm. Chị Ý miễn cưỡng đến gặp anh Hải mà không hề biết rằng, hôm ấy, lần đầu chị được nghe về một câu chuyện tình yêu mà chị là nhân vật chính suốt nhiều năm.
"Hôm ấy, anh ấy thổ lộ rằng đã có tình cảm với tôi ngay từ năm lớp 10. Đến thời điểm hiện tại, anh vẫn yêu tôi và muốn được chăm sóc, che chở cho tôi", người phụ nữ này nhớ lại.
Anh Hải thì chia sẻ: "Tôi đã bỏ lỡ lời tỏ tình này suốt 15 năm. Ngày ấy, còn trẻ, tôi không có đủ dũng khí để nói ra. Vậy nên, ngày khi gặp lại, tôi đã cho cô ấy biết tình cảm của mình".
Nhận được lời tỏ tình bất ngờ từ một người bạn vốn không học cùng lớp, cũng chẳng thân thiết quá mức, chị Như Ý vô cùng bối rối. Từng một lần lỡ dở, như con chim sợ cành cong, chị Ý không giấu anh nỗi lòng mình.
Người mẹ trẻ thẳng thắn chia sẻ rằng, cuộc sống hôn nhân không chỉ có màu hồng, đặc biệt với một người phụ nữ đã có hai đứa con riêng như chị thì sẽ có không ít trở ngại, khó khăn. Anh Hải liệu có đủ bản lĩnh để vượt qua định kiến của xã hội?
Biết không thể nhận được sự đồng ý trong một sớm một chiều, anh Hải nói sẽ để thời gian chứng minh tình cảm chân thành của mình.
Trở về, anh Hải nhiều lần nhắn tin, gọi điện cho chị Ý. Anh kể cho chị nhiều chuyện cũ. Những câu chuyện với chị Ý từng chỉ như gió thoảng qua nhưng với anh Hải lại là những hồi ức đẹp đẽ anh luôn ghi nhớ nhiều năm.
Tình yêu của chàng trai tuổi 16
Anh Hải kể mình đã thầm thích chị Ý khi thấy chị đi ngang qua lớp anh. Dù có nhiều tình cảm với đối phương nhưng anh không dám thổ lộ. Lý do là bởi từng có một bạn trai bị chị Ý "ghét, không chơi cùng" sau khi viết thư tỏ tình với chị Ý.
Không muốn lãnh "hậu quả" tương tự như người bạn cùng lớp, anh Hải tìm cách tiếp chuyện với người trong mộng. Biết bạn gái lớp bên ngày nào cũng đứng chờ bố mẹ đến đón, anh Hải làm như thể vô tình đứng cạnh cùng chờ người nhà.
Thứ 5 mỗi tuần, anh cố tình để lộ trên tay cuốn truyện tranh Conan để cô bạn nhìn thấy mượn về đọc. Trót cho người mình thích mượn tập truyện mới ra, lại chẳng dám hối thúc nàng đọc nhanh, anh Hải đành vét túi mua thêm một cuốn khác vì bản thân cũng "nghiền" truyện Conan không kém.
Suốt ba năm học, một tuần vài ba buổi, chị Ý gặp anh Hải trong những lần cùng đứng chờ phụ huynh như vậy. Họ không biết nhà nhau. Thời ấy, cả hai cũng không có số điện thoại để liên lạc.
Chia tay những ngày tháng cấp 3, cô bạn Như Ý không hề hay biết người bạn ấy có tình cảm với mình.
Hai người sau đó còn gặp lại nhau một vài lần khi anh tình cờ đến mua sách ở cửa hàng sách nơi chị làm thêm năm thứ nhất đại học.
"Sau khi biết được chỗ làm thêm của Ý, tôi thường lấy cớ đến mua sách để gặp cô ấy. Có những hôm đến không đúng ca làm của Ý, tôi chỉ biết ngồi đợi từ sáng đến chiều. Thời điểm ấy, có lẽ Ý chỉ nghĩ, tôi là một người yêu sách, chứ không phải yêu cô bán sách. Vậy nên khi nghỉ việc, Ý không báo cho tôi biết trước", anh Hải kể.
Kể từ lần ấy, hai người bặt tin nhau. Chị Ý đi học và lập gia đình, còn anh Hải vẫn vấn vương hình ảnh cô bạn học cùng trường năm nào.
Cùng sống ở Quận 11, anh chỉ biết được con phố nơi gia đình người mình thầm thương sinh sống chứ không biết địa chỉ nhà. Người đàn ông này nhiều lần qua lại con phố đó để mong gặp được người trong mộng. Tuy nhiên, lần nào, anh cũng ra về trong sự thất vọng.
Việc anh Hải có tình cảm với bạn gái lớp bên đều được các thành viên trong gia đình anh biết. Song ai cũng nói, có lẽ hai người không có duyên. "Nhiều khi ba mẹ tôi còn mắng tôi "khùng" quá, bao nhiêu năm yêu đơn phương như thế", anh Hải nói.
Bẵng đi một thời gian, anh Hải cũng tìm hiểu và yêu một vài người con gái. Tuy nhiên, sau đó đôi bên nói lời chia tay vì không hợp nhau.
Khi mạng xã hội phát triển, anh dành nhiều thời gian tìm Facebook của chị Ý. Tuy nhiên, vì hai người không học cùng lớp nên việc tìm kiếm không dễ dàng. Anh tìm trong các hội nhóm liên quan đến Trường THPT Nguyễn Hiền nơi anh chị học cùng.
Cũng có khi, anh vào danh sách bạn bè của từng cựu học sinh, xem hàng nghìn Facebook… Nỗ lực tìm kiếm của anh cũng có kết quả và sau đó là cuộc gặp mặt năm 2017.
Khi con gái gọi "ba Hải"
Suốt 3 năm sau ngày gặp lại, anh Thanh Hải dành nhiều thời gian theo đuổi chị Như Ý. Khi được chị Như Ý đồng ý cho gặp hai con, anh giành luôn phần chăm con của chị và lo cho hai đứa trẻ như thể con đẻ của chính mình.
"Nhiều khi tôi đưa ra những yêu cầu hơi quá quắt và có phần vô cớ để xem giới hạn chịu đựng của anh đến đâu. Vì yêu tôi nên anh sẵn sàng đồng ý và thay đổi rất nhiều thói quen của một người độc thân", chị Như Ý nói.
Một lần, tình cờ nghe con gái gọi "ba Hải" (thay vì "chú Hải" như mọi lần), chị Như Ý chực trào nước mắt. Chị cảm nhận được sự chân thành của anh và quyết định chấp nhận lời tỏ tình của anh.
Ngay sau khi chị đồng ý, anh Hải lên ngay kế hoạch cho đám cưới và cả hai về chung nhà vào một tháng sau đó. Hiểu được những vất vả mà vợ mình đã trải qua, anh Hải nói với chị rằng: "Anh cưới em về là để chăm sóc cho em và các con. Em vất vả đủ rồi, từ đây về sau để anh lo".
Năm 2019, chị Ý có tin vui. Nhưng do sức khỏe yếu, chị phải nghỉ việc để dưỡng thai. Kinh tế gia đình và công việc nhà do một mình anh Hải lo toan. "Anh ấy không hề than vãn nửa lời mà lúc nào cũng lo vợ mệt, vợ buồn", chị Ý chia sẻ.
Nhớ lại ngày sinh bé thứ ba, người mẹ trẻ vẫn xúc động kể: "Do tôi sinh mổ nên không được vận động trong mấy ngày đầu. Ông bà nội ngoại chia nhau chăm hai đứa lớn ở nhà. Vậy là một tay anh vừa chăm tôi, vừa chăm bé. Anh thay tã, anh ẵm ru con ngủ, khi con ngủ anh tranh thủ dìu tôi tập đứng, tập đi…
Người xung quanh thấy hai đứa lớn vô thăm mẹ ai cũng nghĩ anh là ông bố nhiều kinh nghiệm vì đã có tới ba đứa con, nhưng không ngờ đây là lần đầu tiên anh ẵm trên tay một bé sơ sinh đỏ hỏn".
Hiện tại, để có nhiều thời gian chăm sóc cho các con, bà mẹ trẻ xin nghỉ công việc luật sư và mở một tiệm bánh nhỏ ở nhà. Hàng ngày sau giờ làm, anh Hải trở về cùng vợ chăm con, phụ vợ làm việc nhà và tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình nhỏ.
Chia sẻ với PV,chị Như Ý xúc động nói: "Người ta vẫn nói, ông trời không lấy đi của ai tất cả. Khi tôi xấu xí nhất, khổ sở nhất, anh đã luôn ở bên cạnh nắm chặt tay tôi không buông. Nửa đời còn lại, dẫu có khó khăn vất vả, tôi cũng an yên mà cùng anh vượt qua".
Theo Dân Trí
Cái kết bất ngờ của người đàn ông suốt hơn 10 năm đi tìm tình đầu
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Svay Rieng, 18h00 ngày 22/1: Hướng tới ngôi đầu
Mới đây, Nhật Kim Anh một lần nữa khiến công chúng không khỏi bất ngờ. Thay vì hóa thân thành một nhân vật trên màn ảnh nhỏ, người đẹp lại thể hiện khả năng diễn xuất trên sân khấu kịch đầu tiên trong sự nghiệp. Tác phẩm mang tên Ban Mai về đâu? với sự tham gia chỉ đạo của bộ đôi đạo diễn trẻ đầy tâm huyết Tâm Anh và Cẩm Hồ. Bên cạnh đó còn là sự hỗ trợ và góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi khác như Quang Thảo, Tuấn Kiệt, Lâm Thành Phát,...
">Nhật Kim Anh khẳng định 'hồng nhan bạc phận là có thật'
Wowy, Quang Đăng đi xem triển lãm 'Lĩnh Nam'
Tôi thất vọng khi nghe cuộc điện thoại của vợ với bạn cô ấy. (Ảnh minh họa: Sohu).
Mẹ thấy vợ tôi làm hết mọi việc thì nói với con dâu rằng: "Đàn bà sinh đẻ tốt nhất cần được nghỉ ngơi, kiêng cữ. Thà là không có ai thì con phải làm, chứ có mẹ ở đây, cần gì con cứ bảo mẹ".
Nhưng vợ tôi nói thể trạng cô ấy khỏe, cô ấy làm được, chỉ nhờ mẹ lau hộ cái nhà và phơi quần áo thôi.
Ở được hai tuần, mẹ bảo tôi: "Mẹ tính lên ở một tháng đỡ đần vợ con cho nó kiêng cữ một thời gian. Nhưng mẹ thấy vợ con chẳng kiêng cữ gì, việc gì nó cũng làm, đảm đang, tháo vát, còn bảo mẹ cứ nghỉ ngơi đi.
Nó sinh đẻ mới cần nghỉ ngơi chứ không mẹ lên làm gì. Mẹ ở đây chơi không, ở quê thì nhiều việc. Thôi mẹ về, lúc nào các con cần thì mẹ lại lên".
Tôi để ý cũng thấy đúng là vợ tôi không để mẹ chồng phải làm việc gì thật. Trong khi việc ruộng vườn ở quê, mẹ phải gửi anh em, bà con làng xóm trông nom giùm.
Kể từ khi bố tôi mất, tôi lấy vợ ở xa, em gái cũng lấy chồng, việc to nhỏ trong nhà đều do một mình mẹ gánh vác. Thương con nên mẹ mới phải đóng cửa nhà mà đi.
Thấm thoắt đó mà giờ con trai tôi đã hơn 5 tháng tuổi, còn vài tuần nữa là vợ đi làm.
Tôi hỏi vợ sắp tới đi làm, chuyện con cái em định tính như thế nào. Vợ tôi bảo rằng, cô ấy sẽ thuê bảo mẫu đến trông em bé giờ hành chính.
Tôi nghe xong rất ngạc nhiên:
- Thu nhập vợ chồng mình hàng tháng chỉ đủ trả góp tiền nhà và chi tiêu, tiền đâu mà em thuê bảo mẫu giúp việc. Để anh gọi điện về quê, nhờ bà nội lên trông cháu cho ít lâu. Bà trông cháu chả yên tâm hơn à?
- Không, em không đồng ý. Con là con của vợ chồng mình, mình phải có trách nhiệm, không thể đùn đẩy cho bà được. Bà nuôi anh đủ vất vả rồi. Người già trông trẻ mệt lắm chứ không đơn giản như anh nghĩ đâu. Em không muốn làm phiền bà.
- Phiền hà gì, mẹ anh rất sẵn lòng hỗ trợ con cái khi cần. Hơn nữa, nhà mình kinh tế còn khó khăn, đỡ được đồng nào hay đồng ấy.
- Nếu vậy thì em xin nghỉ thêm vài tháng nữa cho con cứng cáp rồi gửi trẻ cũng được. Đằng nào công ty em dạo này cũng đang ít việc.
- Em tính thế nào cho hợp lý thì tính, cần thì anh gọi nhờ bà.
Đã nói như thế, vậy mà hôm nay đi làm về, tôi lại tình cờ nghe vợ gọi điện cho bạn cô ấy nhờ tìm người trông trẻ tại nhà.
Giọng điệu của vợ tôi tỏ ra rất dứt khoát: "Tìm nhanh giúp tớ nhé, kẻo đến ngày đi làm không có ai trông con, chồng tớ sẽ lại gọi bà nội lên. Hồi ở cữ, dù mệt, tớ cũng phải cố làm hết việc để bà thấy rảnh rỗi quá, chán mà về quê. Giờ nhờ bà ra trông cháu thì ở đến bao giờ?
Ôi, tớ chẳng thích ở với mẹ chồng tẹo nào luôn. Tớ thà tốn tiền thuê bảo mẫu trông con, còn hơn phải nhờ mẹ chồng. Sợ bà lên ở đây lâu lại quen, thấy thành phố sướng chứ không khổ sở như quê mình rồi không muốn về quê nữa thì mệt".
Tôi nghe vợ nói, từng lời, từng lời, lòng đã hiểu ra tất cả. Hiểu vì sao những ngày mới sinh, các sản phụ khác bỏ mặc hết mọi việc cho mẹ, cho chồng, còn vợ tôi thì tranh làm hết.
Tôi lại nghĩ tính vợ tôi cẩn thận, sợ mẹ chồng làm không như ý mình. Lại nghe vợ ngọt nhạt bảo để cho mẹ nghỉ ngơi, tưởng cô ấy thương mẹ chồng thật.
Hóa ra là cô ấy không muốn mẹ tôi ở lâu nên muốn mẹ tôi thấy mình vô dụng mà về. Giờ cần người trông con, cô ấy thà bỏ ra mấy triệu thuê người trông trẻ chứ nhất định không nhờ bà nội.
Chỉ vì cô ấy sợ bà sẽ ở lâu, thấy ở thành phố sướng hơn sẽ không muốn về quê nữa, nếu vậy thì sẽ phải nuôi luôn bà.
Vợ tôi không hề biết rằng, mẹ tôi thực sự không thiếu tiền. Cả đời bố mẹ tôi làm lụng, buôn bán tích cóp nuôi anh em tôi không thiếu thốn thứ gì.
Ruộng vườn được đền bù, tiền tỷ cũng có. Chẳng qua sống ở quê, vất vả đã quen, nhu cầu không nhiều nên mẹ không sắm sửa trong nhà.
Hồi tôi lấy vợ rồi quyết định mua nhà, mẹ bảo cho tôi tiền. Mẹ cầm thêm sổ đỏ cho tôi để không phải mua nhà trả góp.
Nhưng tôi bảo mẹ là chúng tôi còn trẻ, cần có động lực để phấn đấu, cái gì cũng dựa vào mẹ thì bao giờ cho trưởng thành. Mẹ nghe tôi nói có lý nên gật đầu: "Nhưng khó khăn quá thì cứ nói, tiền của mẹ cũng là để cho các con thôi".
Chuyện mẹ tôi nói cho tiền mua nhà nhưng tôi không nhận, tôi không nói với vợ. Nhìn nhà người ta mua đất, mua nhà, có bố mẹ cho thêm tiền, nhiều khi cô ấy cũng "bóng gió" rằng, vợ chồng mình tay trắng nên vất vả. Vợ tôi vì thế luôn nghĩ nhà tôi ở quê nghèo khổ, túng thiếu.
Mẹ tôi luôn khen vợ tôi lễ phép, khéo ăn khéo nói. Bà tự hào với anh em làng xóm mỗi khi nhắc tới con dâu. Rằng bà ra đó, con dâu thương bà, không để bà động tay động chân việc gì. Mẹ tôi nào có biết, đằng sau vẻ ngoan hiền ấy lại là những suy nghĩ tính toán, xấu xí của vợ tôi.
Chính tôi từ trước tới nay cũng luôn nghĩ vợ tôi tâm tính thiện lành. Nay nghe những lời cô ấy nói mà lòng trào lên nỗi thất vọng, vừa buồn vì vợ, vừa thương mẹ nhiều thêm.
Thôi thì tôi cứ kệ cô ấy, nhất định không nhờ mẹ lên nữa. Để xem với khoản thu nhập không dư dả, lại nuôi thêm một bảo mẫu, cô ấy sẽ xoay xở thế nào.
Theo Dân Trí
Chồng tâm sự phát hiện 'bộ mặt thật' đằng sau vẻ con dâu ngoan hiền của vợ
友情链接