Thời sự

Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs SLNA, 19h15 ngày 18/1: Đối thủ yêu thích

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-21 01:59:59 我要评论(0)

Hư Vân - 17/01/2025 18:40 Việt Nam tin tức thể thao 24htin tức thể thao 24h、、

ậnđịnhsoikèoCônganHàNộivsSLNAhngàyĐốithủyêuthítin tức thể thao 24h   Hư Vân - 17/01/2025 18:40  Việt Nam

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 1

Gia đình anh Sơn bên "ngôi nhà di động" được cải tạo từ ô tô cũ.

Ngay từ khi còn bé, anh Sơn đã rất thích thú với những căn nhà di động trong các bộ phim Mỹ, họ có cuộc sống rất tự do, du ngoạn khám phá nhiều nơi.

Khi trưởng thành, anh cũng thường xuyên đi du lịch bằng xe máy cùng bạn bè, tuy nhiên sau khi lập gia đình và có 2 con, việc đi du lịch với bạn bè phát sinh khá nhiều vấn đề. Ông bố 8X cảm thấy áy náy khi để vợ ở nhà trông 2 con, và nỗi nhớ con nên các chuyến đi không được trọn vẹn. Vì vậy, anh luôn ấp ủ ước mơ có một "ngôi nhà di động" để cùng vợ con chu du khắp nơi.

15 ngày biến ô tô thành "nhà di động" đầy đủ tiện nghi

Nhận thấy 2 con đã "cứng cáp", có thể đồng hành cùng bố mẹ trên những chuyến đi, vợ chồng anh Sơn liền bắt tay vào làm "ngôi nhà di động" để hiện thực hóa ước mơ cùng con khám phá những vùng đất mới.

Cũng giống như xây một ngôi nhà, ban đầu anh Sơn lên ý tưởng và quyết định chọn mua 1 chiếc xe ô tô cũ để đại tu, bảo dưỡng rồi tiến hành "hô biến" nó thành 1 "ngôi nhà di động" với đầy đủ công năng.

"Ban đầu, mình lên mạng tham khảo rất nhiều xe của các bạn nước ngoài đã làm trước đó, rồi mình tổng kết lại những cái phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình cũng như điều kiện giao thông ở Việt Nam và áp dụng lên chiếc xe này. Thời gian nghiên cứu này mất khoảng 2 tháng", Anh Sơn chia sẻ.

Sau khi đã có ý tưởng trong đầu, anh tiến hành đặt các thiết bị dùng cho mobihome ở các trang thương mại điện tử ở trong và nước ngoài, mất 2 tuần anh mới mua được đầy đủ.

Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 2

Đến phần thi công, công đoạn này có sự giúp sức của bố vợ anh, ông là thợ chuyên cắt đá granit nên có thể áp dụng trong việc cắt gỗ. Thời điểm thi công giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, do vậy anh phải tính toán để đặt nguyên vật liệu sao cho đủ dùng vì các cửa hàng nghỉ Tết.

Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 3

Trong 15 ngày, anh và bố vợ hoán đổi chiếc ô tô cũ thành "ngôi nhà" với đầy đủ tiện nghi.

Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 4

Chiếc mobihome được thiết kế theo hướng đa công năng, đơn giản với tổng chi phí là 280 triệu đồng.

Để phục vụ cho việc nấu nướng, anh sử dụng bếp gas mini để tiết kiệm nguồn điện năng có hạn. Nước được chứa trong 4 can 30 lít và được bơm lên vòi bằng máy bơm 12v. Với 120 lít nước này, gia đình anh có thể dùng thoải mái khoảng 4 - 5 ngày trong mùa đông và 2 - 3 ngày trong mùa hè.

Anh cũng trang bị 1 bồn cầu khử mùi, 1 lều thay đồ di động, khi đến điểm cắm trại sẽ dựng lên và để bồn cầu ở ngoài xe để mọi người sử dụng. Để tắm rửa, anh trang bị một vòi hoa sen gắn ở sau xe, mọi người sẽ tắm ở ngoài trời được quây kín bởi lều thay đồ. Theo anh Sơn, giải pháp này khá đơn giản, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và cũng hòa mình với thiên nhiên hơn.

Những chuyến đi bằng mobihome

Ông bố 8X cho biết, điều thú vị của hình thức du lịch bằng mobihome là vừa đi vừa khám phá. Trước mỗi chuyến đi, anh và vợ chỉ vạch ra một kế hoạch sơ lược.

"Sẽ rất khác so với việc bạn ở khách sạn hay nhà nghỉ. Sáng hôm nay nhà mình thức dậy ở trong rừng, nghe tiếng vượn hót như chuyến đi rừng Cúc Phương, nhưng hôm sau lại thức dậy ngắm bình minh ở trên biển, hoặc ăn sáng trên 1 con sông ở Kim Bôi Hòa Bình. Đó là những trải nghiệm rất thú vị mà chỉ có mobihome mới làm được", anh Sơn nhận định.

Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 5

Sau 6 tháng chu du trên "ngôi nhà di động" này, gia đình anh đã thực hiện được gần 10 chuyến đi.

Chuyến đi đầu tiên, anh Sơn quyết định chọn đến hồ Đồng Mô ở gần Hà Nội và mất vé vào cửa để đảm bảo an toàn. Các bé rất thích vì ở đó có rất nhiều chỗ để chạy nhảy, chơi đùa.

Tuy nhiên, đêm đầu tiên trải nghiệm trên mobihome, ông bố 2 con bị mất ngủ cả đêm, bởi vừa lạ giường vừa lo cho sự an toàn của cả gia đình mặc dù không có vấn đề gì xảy ra.

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kế hoạch đi xuyên Việt của gia đình anh phải tạm gác lại. Thay vào đó, cả nhà đã thực hiện 1 chuyến du lịch đến bản Tả Van (Sapa, Lào Cai), đây cũng là chuyến đi xa nhất và lâu nhất.

Anh chọn cung đường thẳng một mạch từ Hà Nội lên Sapa bằng cao tốc Hà Nội Lào Cai, suốt quá trình không tiếp xúc với ai ở dọc đường. Thời điểm đó bản Tả Van hầu như 99% là dân bản địa, không có người du lịch, rất khác so với bản Tả Van ngày thường.

Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 6

Những trải nghiệm của gia đình anh Sơn ở bản Tả Van (Sapa, Lào Cai).

Gia đình anh ở trong một farmstay có suối, có vườn và rất nhiều loại rau củ quả, vật nuôi, anh Sơn hào hứng kể: "Tụi trẻ nhà mình rất thích chơi với những con vật ở đây. Ngoài ra các con còn khám phá được ruộng bậc thang, rồi tắm suối với các bạn trẻ con ở bản cũng như hiểu được văn hóa tại đây. Các con cũng tránh xa được điện thoại, tivi".

Đây là một khoản đầu tư có "lãi"

Sau mỗi chuyến đi, vợ chồng anh Sơn thấy 2 con của mình trưởng thành, cứng cáp hơn, mặc dù lúc mới đầu đến một vùng đất mới các con cũng có chút sợ sệt. Nhưng ở một thời gian, làm quen dần lại thích thú và muốn được trải nghiệm nhiều hơn.

Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 7

Vào mỗi thời điểm, vợ chồng anh sẽ lên kế hoạch đi du lịch phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học tập của con.

Ví dụ, ở thời điểm hiện tại đang là nghỉ hè thì gia đình có thể đi đâu đó một thời gian dài để khám phá hết đất nước Việt Nam tươi đẹp. Nhưng khi các con vào năm học rồi thì mình bắt buộc phải thay đổi bằng việc chỉ cuối tuần mới đi được, hoặc khi con đạt thành tích học tập tốt sẽ thưởng cho con một chuyến đi đâu đó để khích lệ.

Vợ chồng anh Sơn coi hành trình, khoản đầu tư này luôn có lãi, dù không lãi bằng tiền bạc, vật chất nhưng thu về được trải nghiệm, kiến thức cho bản thân và cho các con.

"Việc đầu tư vào một thế hệ tương lai, giúp các con đi đúng hướng, tạo cho các con thói quen luôn tìm tòi, khám phá cái mới, thì theo mình đó là điều nên làm", ông bố Hà Nội chia sẻ.

Gia đình phượt bằng nhà di động, chuyến đi bắt đầu bằng chữ ước của bố - 8

Anh Sơn cho rằng, đầu tư cho các con có cơ hội được tìm tòi, khám phá là một khoản đầu tư luôn có "lãi".

Kế hoạch lâu dài của 2 vợ chồng anh là có thể thực hiện được một chuyến đi vòng quanh thế giới, có thể bằng xe máy, máy bay hoặc cũng có thể bằng mobihome. Tuy nhiên, phải chờ 2 con qua ngưỡng 18 tuổi.

Trong mùa hè này, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, gia đình anh sẽ thực hiện chuyến phượt xuyên Việt trên mobihome. Tháng 9, anh sẽ đưa các con lên Mù Cang Chải (Yên Bái) để trải nghiệm mùa lúa chín.

Theo Dân Trí

Ông bố "độ" ô tô thành quán cà phê di động, đưa vợ con du lịch khắp nơi

Ông bố "độ" ô tô thành quán cà phê di động, đưa vợ con du lịch khắp nơi

Để thoát khỏi cuộc sống gò bó vì dịch Covid-19, anh Trọng đã cải tạo chiếc xe tải thành "ngôi nhà di động", đưa vợ con vừa đi du lịch vừa kết hợp bán cà phê.

" alt="Gia đình phượt bằng 'nhà di động', chuyến đi bắt đầu bằng chữ 'ước' của bố" width="90" height="59"/>

Gia đình phượt bằng 'nhà di động', chuyến đi bắt đầu bằng chữ 'ước' của bố

Cụ già đến nhận cơm bị YouTuber lớn tiếng chỉ trích

Những ngày qua, đoạn video phát cơm từ thiện của kênh YouTube có tên S.G.N.N gây xôn xao khi người phát cơm có những lời lẽ khiếm nhã, bất lịch sự đối với một số người đến nhận. YouTuber này liên tục nói người đến nhận sơn móng tay, “bụi đời”, ngoại hình hơi quá khổ... thì không được nhận cơm.

Thậm chí người này mắng một cụ ông: “Đừng có gãi sồn sột thế, nó bắn cái nọ cái kia ra bàn phát cơm của tụi con” vì “Chỗ phát cơm linh thiêng của người ta mà ông làm không ra sao cả”… Cùng với đó, người này và ekip vô tư quay clip rồi chia sẻ lên mạng xã hội và không hề làm mờ mặt “nạn nhân”.

Những lời nói nam YouTuber nhanh chóng khiến cộng đồng mạng nổi giận. Đông đảo người dùng mạng xã hội cho rằng đã làm từ thiện xin đừng tính toán, chớ vội “trông mặt mà bắt hình dong” vì giàu hay nghèo không chỉ thể hiện bằng vẻ ngoài.

{keywords}

Người phụ nữ không được nhận cơm vì sơn móng tay (Ảnh chụp màn hình).

“Dịch bệnh hoành hành đã quá đau lòng, xin đừng làm tổn thương nhau nữa”, một người viết. “Nếu đã gọi là từ thiện, không nên phân biệt đối xử khác biệt như vậy, cho dù người nhận là ai mình phải lấy cái tâm trước”, một người khác nhấn mạnh.

“Cho được hộp cơm mà anh sỉ nhục từ ông cụ già, cho tới chê bụi đời không cho cơm. Ứng xử kém quá”, một thành viên cũng chỉ trích.

Trước phản ứng dữ dội của cư dân mạng, chủ nhân kênh S.G.N.N đã chủ động lên tiếng xin lỗi công khai trên mạng xã hội, thiện chí đến tận nhà người dân để thăm hỏi và mong họ bỏ qua cho những phát ngôn “kém duyên” trước đó.

'Của cho không bằng cách cho'

Nói về vấn đề này, GS TS Vũ Gia Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa - Du lịch, khẳng định: “Những người làm từ thiện xuất phát từ tâm chắc chắn sẽ không bao giờ có những hành động khiếm nhã như vậy”. Theo GS TS Vũ Gia Hiền, hành động của chủ tài khoản S.G.N.N đang mang tính chất khuếch trương, đánh bóng bản thân dưới hình thức làm thiện nguyện.

{keywords}
GS TS Vũ Gia Hiền. (Ảnh: NVCC).

“Những người như vậy luôn có tư tưởng thể hiện mình, trong khi người đến nhận cơm là người yếu thế, nên họ coi người nhận cơm thấp bé và tầm thường hơn mình, từ đó có thái độ chưa đúng mực” - GS TS Hiền nói.

Đồng thời, GS TS Vũ Gia Hiền cũng nhấn mạnh: “Trong quy tắc ứng xử, người mạnh bao giờ cũng phải thể hiện kín kẽ, trân trọng người yếu thế vì bản thân người yếu thế luôn có sẵn tâm lý tự ái, ức chế. Vì vậy người cho cần có thái độ đúng mực để cả 2 bên cho - nhận đều cảm thấy thoải mái”.

Trước sự việc trên, anh Nguyễn Tuấn Thành - Chủ tịch Hội sinh viên Bắc Giang tại Hà Nội, người đã tham gia nhiều chiến dịch tình nguyện, cho biết: “Khi một người đi làm từ thiện tức là họ đã có những thiện chí muốn chia sẻ tới cộng đồng, tới những người kém may mắn hơn mình. Tuy nhiên, cách hành xử của nam thanh niên này lại không khéo léo và có phần phiến diện, đánh giá người khác chỉ vì hình thức bên ngoài.

Những người nhận cơm phải chịu nhiều gánh nặng tâm lý hơn người cho, nên việc sử dụng ngôn từ thiếu văn minh, vô tư quay clip đăng lên mạng mà không che mặt rất dễ khiến họ tổn thương. Anh chàng này cần tinh tế hơn để cả 2 bên cùng thấy thoải mái khi cho và nhận”.

Với tư cách là “thủ lĩnh” của một hội nhóm thiện nguyện với hơn 10 năm hoạt động, anh Thành cho biết, mỗi chương trình, dự án tình nguyện đều cần có kế hoạch cụ thể, không được tổ chức kiểu “tự phát”, cần quán xuyến và tập huấn trước cho tình nguyện viên để mỗi cá nhân trong tổ chức đều mang tư tưởng tôn trọng và bình đẳng đối với tất cả mọi người.

{keywords}
Hội sinh viên Bắc Giang tại Hà Nội trao quà cho địa phương tại tâm dịch Bắc Giang.

Là một người thực hiện công tác thiện nguyện đã lâu, chị Nguyễn Thị Thu Hằng - đại diện nhóm thiện nguyện Viết tiếp ước mơ cho em (TP. Bắc Ninh), chia sẻ: “Gần đây có không ít hình ảnh, thông tin không hay về các nhóm từ thiện khiến tôi cảm thấy khá buồn.

Hành động không đẹp của các bạn đã làm mất đi phần nào hình ảnh đẹp về thiện nguyện trong mắt công chúng. Từ đó, nhiều đơn vị từ thiện chân chính lại không nhận được sự cổ vũ tích cực từ cộng đồng để họ có động lực cống hiến hết mình”.

Chị Hằng cho biết, bản thân chị cũng như các thành viên trong nhóm đều đề cao quan điểm “của cho không bằng cách cho”, không bao giờ được phép đặt mình vào tâm thế của người “có của” để có những thái độ miệt thị hay phân biệt đối xử.

“Đối với những người kém may mắn hơn mình, khi tặng quà phải vô cùng tế nhị để họ cảm thấy mình xứng đáng được nhận quà chứ không phải tủi thân vì nhận quà như một sự bố thí. Theo tôi, công việc thiện nguyện phải xuất phát từ tâm lý muốn chia sẻ, lan tỏa tình người chứ không phải một sự ban phát nào cả”.

Theo chị Hằng, việc nhận thức đúng đắn về công tác thiện nguyện sẽ giúp cho cả người cho và người nhận cảm thấy bản thân được trân trọng và vui vẻ đón nhận những điều xứng đáng với mình.

“Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều cá nhân làm xấu hình ảnh về những người làm tình nguyện, nhưng những người làm thiện nguyện chân chính, mọi hành động xuất phát từ tâm thì họ vẫn cứ làm và không bao giờ có những hành động ác ý làm tổn thương người khác”, chị Hằng khẳng định.

Phương Thu

YouTuber bị chỉ trích vì luộc gà ở suối nước nóng

YouTuber bị chỉ trích vì luộc gà ở suối nước nóng

Đây không phải lần đầu tiên các YouTuber đi ngược lại quy định tại các địa điểm công cộng để quay video trải nghiệm.

" alt="Phát cơm, xúc phạm người nghèo: Đừng dựa hơi từ thiện đánh bóng bản thân" width="90" height="59"/>

Phát cơm, xúc phạm người nghèo: Đừng dựa hơi từ thiện đánh bóng bản thân

{keywords} 

Ông Hồ Hồng Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và sự chung tay góp sức của tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên HDBank đối với tỉnh.

Ông Hồ Hồng Nam khẳng định: “Với những đóng góp ý nghĩa này, tỉnh Phú Yên sẽ có thêm nguồn lực để hỗ trợ công tác phòng chống dịch, nhằm sớm đẩy lùi dịch bệnh và ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Từ số tiền vận động được, tỉnh sẽ ưu tiên sử dụng cho các công việc cấp thiết như: mua trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các khu cách ly, điều trị bệnh nhân nặng; động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch”.

Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, HDBank luôn tích cực, kịp thời có những đóng góp, chia sẻ cùng cả nước với tinh thần "Chống dịch như chống giặc". Đại diện HDBank cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, tổng số tiền HDBank và Tập đoàn Sovico tài trợ cho các hoạt động an sinh xã hội phòng chống Covid-19 là hơn 130 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cuối tháng 6, chương trình hòa nhạc “Chia sẻ để gần nhau hơn” do HDBank và Sovico thực hiện, nhằm ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 đã gây tiếng vang lớn, được nhiều người đón nhận.

Tháng 3/2021, khi dịch bệnh bùng phát tại tỉnh Hải Dương, HDBank đã trao tặng số tiền 1,5 tỷ đồng cho tỉnh và tổ chức nhiều “Chuyến xe yêu thương” thu mua nông sản hỗ trợ bà con nông dân. Năm 2020, HDBank đã trao tặng hơn 20 tỷ đồng cho Quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, HDBank đã dành 34.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, chính sách cơ cấu, giãn nợ… cho các khách hàng trên cả nước, nhằm chung tay khắc phục khó khăn dưới ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đại diện HDBank bày tỏ: “Với tinh thần “chia sẻ để gần nhau hơn”, bằng những hoạt động và đóng góp thiết thực, HDBank mong muốn góp phần chung tay cùng cả nước cũng như các địa phương sẽ có thêm nguồn lực để phòng chống và từng bước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19; góp phần mang đến cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi người dân”.

Vĩnh Phú

" alt="HDBank tặng 100 giường y tế cho tỉnh Phú Yên" width="90" height="59"/>

HDBank tặng 100 giường y tế cho tỉnh Phú Yên