|
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực công nghệ tại Nga. Nhiều ông lớn công nghệ trên toàn thế giới tuyên bố dừng cung cấp dịch vụ tại Nga.
Không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của Nga, hành động trừng phạt của các nước còn đe dọa việc người dân Nga tự do truy cập vào mạng Internet.
Từ nhiều năm nay, Nga đã chuẩn bị mạng Internet nội bộ để tránh phụ thuộc. Theo tài liệu nội bộ của Bộ Phát triển Kỹ thuật số Nga, chính quyền nước này muốn đảm bảo các website công có thể truy cập, kể cả khi những nhà cung cấp Internet cô lập. Do đó, họ sẽ dần chuyển về các máy chủ trong nước, cũng như xóa các mã Javascript của các công ty nước ngoài từ 11/3.
Tuy nhiên, việc tách mình ra khỏi Internet là không hề dễ dàng, đồng thời sẽ để lại nhiều hệ lụy lên đời sống của người dân.
|
Tin đồn Nga tự ngắt khỏi Internet là tin giả, nhưng nước này đã chuẩn bị trong nhiều năm để giảm phụ thuộc công nghệ nước ngoài. Ảnh: The Next Web. |
Nga bị cô lập trên không gian mạng
Hơn 85% dân số Nga sử dụng Internet. Nhưng kể từ khi chiến sự với Ukraine bắt đầu, người dân dường như bị ngăn cách với những dịch vụ trực tuyến toàn cầu. Các nền tảng phổ biến như TikTok và Netflix đang tạm ngừng hoạt động tại quốc gia này. Twitter và Facebook cũng đã bị chặn.
Nhiều ông lớn trong lĩnh vực tài chính cũng lần lượt rút khỏi Nga như Apple Pay, Google Pay. Các hãng thẻ thanh toán Visa, Mastercard đã dừng hoạt động tại quốc gia này. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Nga.
|
Người dân Nga bị tách biệt khỏi nhiều dịch vụ Internet toàn cầu. Ảnh: Fortune. |
Chính phủ Nga từ lâu nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông của các cơ quan nhà nước, nhưng vẫn nới lỏng quyền truy cập đến các nội dung và dịch vụ trên Internet của người dân.
Thế nhưng, quyền tự do này giờ đã bị hạn chế. Chính phủ Nga sẽ chiếm quyền kiểm soát toàn bộ dịch vụ Internet và thắt chặt kiểm duyệt trên các tổ chức truyền thông tại địa phương. Biện pháp này đưa ra nhằm lọc tin tức và củng cố thông tin tuyên truyền từ điện Kremlin.
Nhiều lần thử nghiệm ngắt kết nối Internet
Do sức ép đến từ các nước phương Tây, Nga đã chuẩn bị mạng Internet nội bộ từ trước.
Theo kế hoạch, chính phủ Nga yêu cầu các doanh nghiệp chuyển tất cả máy chủ và tên miền sang khu vực Nga. Hiện, nhiều tổ chức lớn tại quốc gia này sử dụng dịch vụ máy chủ bên ngoài lãnh thổ nhằm tận dụng công nghệ cao, dễ phục hồi khi gặp sự cố, đồng thời giảm thiểu chi phí Internet.
Do đó, việc đồng loạt sử dụng máy chủ nội địa là một thách thức lớn đối với Nga. Câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia này có đủ nguồn lực và khả năng để thực hiện điều này hay không, The Next Web nhận định.
|
Không gian mạng trên thế giới cũng sẽ xuất hiện nhiều rủi ro nguy hiểm hơn khi Nga ngắt kết nối với Internet. Ảnh: Getty Images. |
Năm 2019, Nga từng thử nghiệm ngừng kết nối với mạng toàn cầu. Không rõ thử nghiệm kéo dài bao lâu, nhưng theo thông báo của Bộ Truyền thông Nga khi đó thì thử nghiệm thành công, và người dùng không nhận ra sự khác biệt. Từ sau tuyên bố này, không có thêm thông tin về Internet nội địa của Nga.
"Về cơ bản, họ yêu cầu các nhà cung cấp Internet và viễn thông chỉ cho kết nối vận hành trong biên giới Nga, giống như một mạng intranet của doanh nghiệp, chỉ là quy mô lớn hơn", Giáo sư Alan Woodward tại Đại học Surrey, Anh nhận định.
Hiện chính phủ Nga mới chỉ đề ra các biện pháp để đảm bảo nguồn lực Internet phục vụ người dân, đồng thời chuyển các trang web và dịch vụ sang tên miền nội địa. Tuy nhiên, việc này cũng không dễ dàng.
Việc đảm bảo tốc độ và nội dung trên Internet không đơn giản. Một ví dụ là các mạng lưới truyền tải nội dung (CDN). Nếu nội địa hóa hạ tầng Internet, những ưu điểm của các công nghệ cũng không còn.
Mặt khác, dù sử dụng hạ tầng Internet nội bộ, Nga vẫn phải giữ kết nối với mạng Internet của thế giới để làm việc với các quốc gia khác bên ngoài lãnh thổ.
Trước tình hình Nga ngày càng bị cô lập trên không gian mạng, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong mạng lưới máy tính, rất có thể chính phủ nước này sẽ kiểm soát toàn bộ kết nối Internet của người dân.
|
Vào năm 2019, Nga từng thử nghiệm ngắt kết nối khỏi mạng toàn cầu, và kết quả của thử nghiệm là rất thành công, theo chính phủ Nga. Ảnh: Technology Review. |
Tuy nhiên, việc nội địa hóa Internet cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tại Nga. Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chip và mất quyền truy cập vào các thiết bị và dịch vụ viễn thông hiện đại từ các công ty như Nokia, Ericsson.
Dù chính phủ có đề xuất mạng Internet nội bộ, người dân Nga vẫn khó lòng chấp nhận điều này. Trước nay, họ vẫn luôn sử dụng Internet để kết nối với thế giới, do đó chính phủ Nga sẽ gặp khó khăn trong kiểm soát những phản ứng của xã hội trước việc ngắt mạng toàn cầu.
Internet toàn cầu sẽ ra sao nếu thiếu Nga?
Với số lượng tội phạm mạng Nga đang tăng cao trên toàn thế giới, nhiều người lầm tưởng việc Nga tách mình khỏi Internet sẽ khiến không gian mạng trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những tổ chức tội phạm và các cuộc tấn công được chính phủ chống lưng sẽ tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của Nga.
Trong đó, những cuộc tấn công được nhà nước bảo trợ sẽ có xu hướng tăng lên khi Nga bắt đầu “trả đũa” các quốc gia hoặc tổ chức từng áp lệnh trừng phạt lên mình.
Một khi chiến tranh mạng khơi mào, các nước khác trên thế giới sẽ phải phản kháng để bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng của mình. Người dân sẽ nhìn thấy nền kinh tế số thay đổi và gồng mình chống lại những nguy cơ đến từ Nga, The Next Web kết luận.
(Theo Zing)
Nga phủ nhận ngắt kết nối Internet với toàn cầu
Một tài liệu của chính phủ Nga làm dấy lên tin đồn nước này chuẩn bị ngắt kết nối Internet với toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.
" alt=""/>Điều gì xảy ra nếu Nga ngắt kết nối với Internet?