当前位置:首页 > Giải trí

ETERNUS DX8900 S4, tái khẳng định vị thế

Ngày ngày hãng vẫn cử kỹ sư trở về nhà máy Numazu để bảo dưỡng chiếc FACOM 128B do hãng sáng chế từ năm 1958,áikhẳngđịnhvịthếngoại hạng anh 2023 mẫu máy tính chuyển mạch rơ-le cổ xưa, một trong những nền móng cho khoa học máy tính ngày nay, một kiến trúc “Mainframe” nguyên thủy. Cũng chính triết lý này đã thổi hồn và đặt “tiêu chuẩn Mainframe” như một nền móng, một tiêu chí hiển nhiên cho mọi sản phẩm của hãng từ dòng thấp nhất tới dòng cao nhất. Mới đây, hãng đã cho ra mắt thị trường tủ lưu trữ cao cấp ETERNUS DX8900 S4, một sản phẩm thấm nhuần tinh thần Takumi và Mainframe của Fujitsu.

Sự tiến hóa của công nghệ lưu trữ Fujitsu theo dòng chảy lịch sử

Ít người biết rằng hãng CNTT hàng đầu Nhật Bản này đã có một bề dày lịch sử trong việc nghiên cứu và thương mại hóa công nghệ lưu trữ được bắt đầu rất sớm ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước. Trong suốt quá trình này, có rất nhiều dấu mốc đáng chú ý từng bước nâng tầm Fujitsu trên con đường chinh phục công nghệ lưu trữ.

Năm 1967 đánh dấu cột mốc Fujitsu bước vào lĩnh vực lưu trữ khi bắt đầu cung cấp giải pháp lưu trữ cho các máy chủ Mainframe với tủ dữ liệu F479 có dung lượng dữ liệu 400MB, đến những năm 1990, tủ lưu trữ sê-ri F4600 đã đạt đến dung lượng gấp 20 lần (7GB).

Vào năm 2002, Fujitsu chính thức thương mại hóa tên gọi ETERNUS cho các dòng sản phẩm lưu trữ lấy ý tưởng một từ gốc la-tinh có ý nghĩa là “Iternal” (VĨNH CỬU). Tên gọi cho thấy sự tự tin về chất lượng của hãng với thông điệp rằng sản phẩm của mình có thể lưu giữ và bảo vệ dữ liệu của người dùng gần như vĩnh viễn.

Sau khi thành công với các dòng tủ đĩa truyền thống, Fujitsu đã có những đột phá trong cải tiến sản phẩm và liên tiếp gây tiếng vang trên thị trường với hàng loạt những cột mốc lớn: Năm 2013, hãng cho ra thị trường tủ lưu trữ hợp nhất (Unified) DX100/200 500/600S3 bao gồm cả tính năng SAN và NAS; năm 2014, hãng phát triển tính năng Storage Cluster cho phép dữ liệu lưu trữ với độ khả dụng cao mà không cần thêm thiết bị hay phần mềm phụ trợ; cũng trong năm này, dòng tủ đĩa Cloud dưới dạng Software-Defined Storage, ETERNUS CD10000S1 ra đời; năm 2015, Fujitsu đi tắt đón đầu xu thế về tủ đĩa toàn SSD (All-Flash) với bộ lưu trữ ETERNUS AF250/AF650

Đến khoảng cuối năm 2018, thị trường đón nhận tủ lưu trữ cao cấp DX8900 S4, một lần nữa đánh dấu sự trở lại ấn tượng của Fujitsu.

Hiện nay Fujitsu đã trở thành một trong những nhà cung cấp có khả năng đưa ra thị trường giải sản phẩm lưu trữ toàn diện với năng lực xử lý mạnh mẽ.

Kiến trúc đậm chất Mainframe của ETERNUS DX8900 S4

Với bất kỳ một thiết bị lưu trữ nào, bộ điều khiển luôn là đầu não trung tâm trọng yếu và cần được bảo vệ kỹ càng. Kế thừa những tinh hoa của người tiền nhiệm thế hệ S3, tủ lưu trữ cao cấp ETERNUS DX8900 S4 tiếp tục xoay quanh “kiến trúc Tứ tinh” (Quad-Star Architecture) với việc dùng 4 bộ Front-end Router như cầu nối liên kết sang các bộ điều khiển của tủ đĩa bảo đảm rằng tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các bộ điều khiển CM (Controller Module) đều được gắn kết với nhau để chia sẻ thông tin, chia sẻ công việc đọc ghi dữ liệu, và ánh xạ bộ nhớ đệm. Nếu có bất kỳ bộ điều khiển nào bị trục trặc, các bộ điều khiển còn lại sẵn sàng đảm nhận công việc của bộ điều khiển đó với đầy đủ thông tin về phiên làm việc hay bộ nhớ đệm, do đó việc đọc ghi dữ liệu được bảo toàn, và không hề ảnh hưởng đến tính nhất quán của dữ liệu. Bản thân các bộ điều khiển được dự phòng từng đôi một nằm trong các khung điều khiển. Như vậy chúng ta dễ thấy là kiến trúc này là “bất khả xâm hại” khi: Controller dự phòng lẫn nhau trong một khung điều khiển và giữa các khung điều khiển thông qua kết nối chéo; việc kết nối và liên lạc giữa những khung điều khiển lại được dự phòng tới 4 lần nữa thông qua “kiến trúc Tứ tinh”, tức là mỗi bộ điều khiển được dự phòng tới 8 lần theo cấp số nhân!

Để kết nối xuống lớp lưu trữ (các khay ổ cứng DE – Disk Enclosure), Fujitsu sử dụng giao thức SAS 3.0 tốc độ 12Gb/s thông qua các cáp nằm ở back-end của hệ thống Mainframe này. Nhưng ở đây, hãng không đơn giản là cắm thẳng cáp qua từng DE một, mà các DE được nối chéo với nhau, đồng thời DE cuối cùng được nối vòng ngược lại CM. Cách kết nối này bảo vệ được một back-end thông suốt với băng thông rộng. Nếu có một DE bị trục trặc, việc đọc ghi dữ liệu xuống các DE kề sau nó vẫn liên tục được thực hiện, khác hoàn toàn với kết nối thẳng thường thấy (trong kết nối thẳng, DE bị trục trặc sẽ kéo theo việc mất liên kết tới toàn bộ các DE sau nó).

Chưa hết, theo khuyến nghị của hãng, thành phần nhỏ nhất trong hệ thống lưu trữ và ổ cứng và các nhóm RAID cũng nên được bảo vệ bằng cách mỗi RAID nên được cấu thành từ những ổ cứng được sắp xếp ở những DE khác nhau thuộc về những khung điều khiển khác nhau. Nếu tuân thủ khuyến nghị này, dữ liệu và vận hành của hệ thống sẽ được bảo toàn ngay cả trong tình huống cực xấu là hỏng toàn bộ một hay một vài khung điều khiển.

分享到: