Sản phẩm đạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo trẻ Bách khoa 2017” có tên là Hệ thống nhận dạng khuôn mặt BKFace.
Hệ thống của 5 sinh viên đến từ 3 trường đại học có khả năng giải quyết 3 vấn đề cốt lõi.
Thứ nhất là phát hiện khuôn mặt trong một bức ảnh,ảnphẩmnhậndiệnkhuônmặtchínhxáccủasinhviêtennis 24h từ đó đưa ra các nhận định về độ tuổi, giới tính, cảm xúc.
Thứ hai là xác thực khuôn mặt để kiểm tra xem 2 khuôn mặt trong 2 bức ảnh có phải là một người hay không. Một chức năng quan trọng nhất là tra cứu thông tin: từ bức ảnh đầu vào sẽ đưa ra các thông tin về người đó như: tên tuổi, sở thích, thông tin cá nhân.
Những người trực tiếp nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm là 3 nam sinh đến từ khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội: Trần Trung Hiếu, Lê Trần Bảo Cương và Nguyễn Tiến Thạo.
Hai cô gái đến từ ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế quốc dân Lưu Thúy Hạnh, Kiều Khánh Linh phụ trách các vấn đề về marketing sản phẩm, tài chính, định hướng chiến lược, đưa sản phẩm ra thị trường.
Lưu Thúy Hạnh cho biết, em được biết đến đề án của các nam sinh Bách khoa qua một buổi tìm kiếm người đồng hành giữa ĐH Bách khoa và ĐH Ngoại thương.
“Em thấy rất hứng thú với đề án của các bạn và nhìn thấy tiềm năng tương lai của nó. Vì thế, em ngỏ ý muốn gia nhập nhóm”.
Hạnh chia sẻ, khi mới gặp nhau, mọi thứ vẫn còn khá bề bộn. Hai cô gái học kinh tế đã hỗ trợ các chàng trai Bách khoa “chỉ biết ngồi gõ code” vạch ra những giá trị cốt lõi của sản phẩm, gói dịch vụ có thể hướng tới, thị trường mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch thâm nhập thị trường…
Những ngày đầu làm việc cùng nhau là quãng thời gian khó khăn với Hạnh và Linh, khi mà sản phẩm của những người cùng đồng hành lại là lĩnh vực mà các em chưa bao giờ biết đến.
“Đặc biệt là khi nhìn các bạn ngồi code, em không hiểu là sẽ làm được gì cho các bạn. Em đã mất 3 tháng để tự nghiên cứu cũng như trao đổi với các bạn để hiểu được sản phẩm này là cái gì, có thể ứng dụng vào đâu” – Hạnh chia sẻ.