Đừng tưởng con hiếu động, có những biểu hiện này là bệnh tăng động
Hiếu động khác tăng động
Ths.BS Lê Công Thiện,Đừngtưởngconhiếuđộngcónhữngbiểuhiệnnàylàbệnhtăngđộbóng đá vô địch quốc gia tây ban nha Trưởng phòng Điều trị tâm thần Nhi, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, những năm gần đây, khoa tiếp nhận ngày càng đông các bệnh nhi đến khám do mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trung bình mỗi ngày khoảng 10 cháu.
Mới nhất, BV khám cho trường hợp bé trai 8 tuổi ở Hà Nội học toán rất tốt, hiếu động nhưng không thích học tiếng Việt. Ban đầu bố mẹ mừng vui vì con thích học tiếng Anh lại thông minh, tuy nhiên khi trẻ lên lớp 2, cô giáo phát hiện trẻ có nhiều bất thường, luôn nhấp nhổm trong lớp, khó khăn khi dùng từ, viết câu, đặc biệt là trong các bài tập yêu cầu viết đoạn văn.
Sau khi nhà trường nhiều lần động viên bố mẹ đưa con đi khám, bố mẹ đã đưa cháu đi kiểm tra, được kết luận mắc tăng động giảm chú ý thể hỗn hợp.
BS Thiện thăm khám cho bệnh nhi mắc rối loạn tăng động giảm chú ý |
Trường hợp khác là bệnh nhân Nguyễn Trung K. 16 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội nhưng đã điều trị bệnh từ khi mới 8 tuổi. Thời điểm đó, bố của K. phát hiện con nghịch ngợm bất thường, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, đi học bị cô giáo phản ánh không tập trung nghe giảng. Bác sĩ kết luận, K. bị tăng động giảm chú ý, chỉ định điều trị bằng thuốc. Sau 2 năm, khi thấy con ngoan hơn, tình trạng có cải thiện, gia đình đã tự ý ngưng thuốc.
Sau đó vài tháng, các dấu hiệu tăng động giảm chú ý lại tái phát nên lại quay lại BV điều trị từ đầu. Tuy nhiên BS phải tăng liều sử dụng thuốc.
Do tuân thủ điều trị, đến nay K. học tốt, hoà nhập cuộc sống tốt, gia đình dự định sau khi con trai học hết cấp 3 sẽ cho đi du học.
Theo BS Thiện, rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tỉ lệ này ở trên thế giới chiếm 3-7% ở tuổi đi học, tại Việt Nam, theo một nghiên cứu năm 2013, có khoảng 4% trẻ mắc rối loạn này, tỉ lệ nam gấp đôi nữ.
Đến nay, nguyên nhân của ADHD được cho là liên quan đến sinh học (gen, di truyền); thay đổi cấu trúc não, tổn thương não; môi trường (chế độ ăn, thực phẩm) hoặc liên quan đến nội tiết do tác dụng phụ của thuốc.
Rối loạn giảm chú ý gồm 3 thể: Hỗn hợp (trẻ vừa có biểu hiện tăng động quá mức, vừa suy giảm khả năng chú ý. Hầu hết trẻ mắc ADHD đều ở dạng này); Thể giảm chú ý (trẻ không có khả năng tập trung, chú ý kém, hay quên nhưng lại không quá tăng động); Thể tăng động: Trẻ rất hiếu động, tính cách bồng bột nhũng vẫn có khả năng tập trung, chú ý.
Tại Việt Nam, có đến hơn 80% các ca tăng động giảm chú ý do cô giáo phát hiện. Các dấu hiệu dễ nhất biết nhất là trẻ vận động nhiều, luôn nhấp nhỏm, chạy nhảy, leo trèo; khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp công việc; thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc, học tập; thường xuyên quên trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày; khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu từ người khác...
“Trẻ thường rất thiếu kiên trì, cô giáo chưa hỏi xong đã trả lời xong, trẻ nói quá nhiều, luôn tay luôn chân và rất khó tuân thủ các quy định ví như đợi xếp hàng hay đợi ăn cơm. Trẻ cũng rất dễ xung động, cảm xúc”, BS Thiện chia sẻ.
Do có những biểu hiện ban đầu khá nghịch ngợm nên giai đoạn đầu, không ít cha mẹ tưởng con hiếu động. Tuy nhiên BS Thiện nhấn mạnh, tăng động khác với hiếu động nhưng không phải cứ hiếu động là tăng động và ngược lại (nếu trẻ mắc thể giảm chú ý).
Nếu trẻ vẫn kiểm soát tốt cảm xúc, chú ý và trả lời chính xác được những gì học ở trường và ở nhà thì không phải tăng động.
Là bệnh mạn tính, phải điều trị liên tục
Theo BS Thiện, hầu hết cộng đồng đều hiểu nhầm tăng động giảm chú ý chỉ là biểu hiện tạm thời, điều trị thời gian ngắn sẽ ổn. Tuy nhiên thực tế đây là căn bệnh mạn tính giống như tiểu đường, tăng huyết áp... cần phải điều trị dài lâu và kiên trì liên tục, tái khám định kỳ.
Để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, liệu pháp chính là dùng thuốc, quyết định 80% hiệu quả điều trị, sau đó phải kết hợp với các liệu pháp tâm lý, hành vi với sự hỗ trợ từ cô giáo, gia đình, bác sĩ.
Tuy nhiên, thuốc phổ biến để điều trị rối loạn này là Methylphenidate khá đắt, với giá khoảng 50.000-60.000 đồng/viên, trung bình mỗi ngày trẻ cần uống từ 1-2 viên.
Khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ đối diện với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển cảm xúc. Đặc biệt, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có nguy cơ cao hơn mắc kết hợp các rối loạn tâm thần khác, tăng nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, hành vi phạm tội cũng như tai nạn so với trẻ bình thường.
Đáng lưu ý, không chỉ có trẻ em bị tăng động, người trưởng thành cũng bị. Các nghiên cứu cho thấy, 50% trẻ em được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ tiếp tục có những biểu hiện triệu chứng trong suốt thời kỳ thanh thiếu niên, thậm chí đến khi trưởng thành 30-40 tuổi vẫn có những dấu hiệu của bệnh, giảm chức năng xã hội.
“Theo thống kê, có khoảng 4-5% người trưởng thành khoảng 30 tuổi cũng bị rối loạn này. Thực tế tại bệnh viện, chúng tôi tiếp nhận điều trị cho một số trẻ bị tăng động giảm chú ý, qua hỏi bệnh phát hiện bố cháu bé cũng có triệu chứng bệnh”, BS. Thiện thông tin.
Với người lớn bị ADHD, ngoài dùng thuốc cần kết hợp với lao động làm tăng tập trung chú ý và tăng cường kĩ năng tổ chức.
BS Thiện chia sẻ, dù đến nay nhận thức của cộng đồng đã tăng lên, song không ít người vẫn cho rằng trẻ mắc tăng động do bố mẹ không quan tâm, không biết cách dạy con. Đây là quan niệm hết sức sai lầm.
Biểu hiện của rối loạn này rất sớm, ngay từ khi sinh ra nhưng khi đó dấu hiệu không đặc hiệu. Nếu cha mẹ thấy con nhạy cảm hơn với ánh sáng, hay khóc, có rối loạn giấc ngủ ban đêm, nhạy cảm với tiếng động, âm thanh cần phải theo dõi nguy cơ bị tăng động giảm chú ý khi lớn hơn, thường sẽ phát hiện từ khi trẻ biết đi.
Tuy nhiên riêng thể giảm chú ý rất khó phát hiện, đôi khi dễ nhầm với tự kỷ. Ở thể này cha mẹ phải quan sát rất kĩ và khi đến BV, bác sĩ cũng phải làm các chẩn đoán rất kĩ.
Với những trường hợp đã được chẩn đoán mắc tăng động, giảm chú ý, BS Thiện khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại, việc này sẽ khiến các triệu chứng nặng thêm.
Thúy Hạnh
Tưởng con béo mập, bé 17 tháng ở Tuyên Quang phải nhập viện gấp
- Trong vòng 2 tháng, bé Minh tăng đến 3kg, mặt béo tròn lên rất nhiều. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện nguyên nhân do cha mẹ tự ý mua thuốc.
-
Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Dhofar, 21h15 ngày 14/1: Nắm chắc danh hiệuBố mẹ ly hôn, cậu bé 9 tuổi không ai nuôi, đêm ngủ trên nóc ô tôGần 900 nghìn người bệnh khó khăn được giúp viện phíLG lan tỏa triết lý ‘Life’s Good’ qua các sáng kiến cộng đồng toàn cầuSoi kèo góc Western Sydney Wanderers vs Central Coast Mariners, 15h35 ngày 17/1: Thế trận đôi côngTrải nghiệm những 'món quốc dân' giá rẻ ở Thổ Nhĩ KỳBa con báo tuyết trong công viên chết vì CovidNhững đồ dùng thiết yếu cho bé sơ sinhKèo vàng bóng đá MU vs Southampton, 03h00 ngày 17/1/2025: Tin vào Quỷ đỏQuá chán vì vợ cứ lên giường là hờn giận, tra khảo chồng
下一篇:Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Ain, 20h05 ngày 15/1: Đối thủ kỵ giơ
- ·Soi kèo phạt góc Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
- ·Từ lòng trắc ẩn đến tình... ngoài luồng!
- ·GS Ngô Bảo Châu: Có nhiều khoảnh khắc tôi bị mất cân bằng
- ·"2 tăng
- ·Nhận định, soi kèo Slovan Liberec vs Malmo, 21h30 ngày 16/1: Bất ngờ?
- ·5 điều cấm kỵ nàng dâu không nên nói với mẹ chồng
- ·Thủ tướng Netanyahu: Phiến quân lật đổ chính quyền Syria là nhờ Israel
- ·Đấu đá với mẹ chồng làm chi?
- ·Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
- ·Học thói côn đồ của cha, con thơ cũng đánh mẹ
- ·Chú trâu mộng lao thẳng vào cửa hàng điện tử khiến cô gái thót tim
- ·Thủ tục chuyển đất thổ canh sang thổ cư năm 2021
- ·Soi kèo góc MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
- ·Run lên khi phát hiện bí mật trong email của chồng
- ·Chuyện tình cảm động của cụ ông 'gặp bạn gái một lần rồi cưới'
- ·Nghiên cứu mới: Hai thời điểm vàng tập thể dục giúp giảm nguy cơ ung thư
- ·Nhận định, soi kèo Zamalek vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 16/1: Tin vào cửa trên
- ·Đưa vợ đi ăn, người chồng ngoại tình hốt hoảng bắt gặp nhân tình ngồi bàn kế bên
- ·Mắc bệnh lạ từ thú chơi cá cảnh
- ·Đòn trả thù độc ác...
- ·Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
- ·'Vắt kiệt' để chồng khỏi lăng nhăng
- ·Làm dâu xa, chồng không thương, tiền không có, bà mẹ trẻ hoàn toàn bế tắc
- ·Mắc bệnh lạ từ thú chơi cá cảnh
- ·Nhận định, soi kèo Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1: Phong độ hủy diệt
- ·“Là mẹ chồng, tôi ủng hộ việc con dâu về ăn Tết nhà ngoại”
- ·Nhận định, soi kèo Laci vs Kukesi, 19h00 ngày 14/1: Niềm tin cửa trên
- ·Chồng ngoại tình xin tiền vợ mua nhà cho bồ, mất trắng vào đêm định mệnh
- ·Bố hai con chinh phục thành công mẹ đơn thân, lần đầu gặp đã được hôn má
- ·Người lính chuyển giới đầu tiên của Hàn Quốc thắng kiện quân đội
- ·Nhận định, soi kèo West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1: Đả bại chủ nhà
- ·Tầm soát, điều trị sớm
- ·Vì sao nàng dâu sợ ăn Tết quê chồng?
- ·Chàng trai 20 tuổi chết não hiến 7 mô tạng cứu người
- ·Nhận định, soi kèo MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1: Tiếp đà hưng phấn
- ·Người già ở Mỹ bị lừa tình từ Facebook đến Tinder