- Sự thiếu thỏa mãn của người nghe đến từ việc có quá ít nghệ sĩ biểu diễn với chiều sâu lao động và sự thấu hiểu về tác phẩm,ệsĩđỉnhcaocũngthiếuchiềusâkêt qua bong đá chứ không phải bởi kĩ thuật thanh nhạc của họ bị hạn chế.
- Sự thiếu thỏa mãn của người nghe đến từ việc có quá ít nghệ sĩ biểu diễn với chiều sâu lao động và sự thấu hiểu về tác phẩm,ệsĩđỉnhcaocũngthiếuchiềusâkêt qua bong đá chứ không phải bởi kĩ thuật thanh nhạc của họ bị hạn chế.
Đặt camera trong phòng ngủ con trai, mẹ trẻ chứng kiến cảnh giật mình
Cô dâu, chú rể thót tim trong đám cưới chạy bão ở Vũng Tàu
Nam bác sĩ bắt vợ cũ sống chung với vợ mới
Công trình có quy mô gồm 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 phòng bếp, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng gần 500m2 đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở của 45 trẻ em trong bản.
Tại buổi lễ, các đơn vị tài trợ đã trao tặng đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt cho học sinh và nhà trường gồm: Bàn ghế, dụng cụ học tập, sách vở, đồ chơi, bồn chứa nước, áo ấm... Tổng giá trị tài trợ khoảng 500 triệu.
Đây là hoạt động thường niên của Công đoàn Thanh tra Chính phủ và Công đoàn Báo Thanh tra nhằm chia sẻ và giảm bớt những khó khăn của bà con vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.
![]() |
Công trình có quy mô gồm 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 phòng bếp, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng gần 500m2 đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở của 45 trẻ em trong bản. |
Ka Lăng là xã vùng biên đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè, Lai Châu. Nơi đây, chủ yếu là bà con các dân tộc Lã Ú, Hà Nhì, sinh sống. Do địa hình đồi núi, dân cư thưa thớt, nên các điểm trường cho học sinh chủ yếu được dựng từ tranh tre, nứa lá tạm bợ.
Đợt mưa lũ tháng 7/2018 vừa qua, huyện Mường Tè thiệt hại hàng chục tỷ đồng, khiến 1 người chết, 2 người mất tích, 3 người bị thương, ngoài ra, các công trình hạ tầng bị sạt lở nghiêm trọng.
Với tấm lòng tương thân, tương ái, Công đoàn Thanh tra Chính phủ, Báo Thanh tra và Nhóm Cầu Giấy yêu thương đồng hành cùng huyện Ka Lăng xây dựng điểm trường cho các em thuộc khối mầm non, tiểu học.
Qua đó, góp phần giúp các em có điều kiện được học tập trong những điểm trường đảm bảo an toàn trong mọi thời tiết. Ông Vũ Hồng Khánh, Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Chính phủ gửi lời cảm các nhà hảo tâm và đặc biệt nhóm thiện nguyện Cầu Giấy yêu thương đã đồng hành cùng Công đoàn Báo Thanh tra trong chương trình này.
![]() |
Việc đưa điểm Trường Mầm non La Ú Cò đi vào hoạt động vừa giúp trẻ em trong bản có điều kiện tới lớp, tới trường. |
Việc đưa điểm Trường Mầm non La Ú Cò đi vào hoạt động vừa giúp trẻ em trong bản có điều kiện tới lớp, tới trường, vừa giảm bớt khó khăn, thiếu thốn về vật chất cho nhà trường ở vùng khó khăn.
2 năm trôi qua nhưng nữ nhân viên vẫn nhớ như in câu chuyện nhói lòng phía sau cọc tiền 20 triệu đồng bị bỏ quên ở nhà vệ sinh công cộng do mình quản lý.
" alt=""/>Khánh thành điểm trường ở xã vùng biên Ka LăngCách Hà Nội khoảng 50 km, một dãy nhà hoang nằm im lìm dưới chân núi Sóc Sơn là nơi nương náu của người đàn bà sống cô đơn nhiều năm nay. Bà là Quất Thị Oanh, 71 tuổi (quê Phú Thọ).
![]() |
Bà Quất Thị Oanh sống cô đơn trong dãy nhà hoang dưới chân núi Sóc Sơn. |
Những ngày giáp Tết, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa, mua bán thực phẩm chào đón năm mới nhưng với bà Oanh, khái niệm về ngày tháng gần như không có ý nghĩa.
Tết với bà hàng chục năm qua cũng chỉ như ngày thường. Sáng dậy nấu một nồi cháo cho mình, một nồi cơm nuôi 2 con chó. Sau đó bà lên rừng đào khoai, đào sắn rồi hái lá cho thỏ.
Những người có hoàn cảnh như bà có thể buồn chán, thèm khát một cuộc nói chuyện từ những người vãng lai. Tuy nhiên, bà Oanh lại khác.
Bà sẵn sàng lớn tiếng chửi bới, quát nạt, thậm chí đuổi đánh nếu không thích ai đó tò mò về cuộc sống của mình.
Do đó người ta chỉ biết, bà là một bệnh nhân của trại phong Đá Bạc (Sóc Sơn, Hà Nội). Cách đây gần chục năm, theo lệnh di dời, các bệnh nhân của trại được đưa về địa điểm khác. Trại phong này bị bỏ hoang.
Thế nhưng bà Oanh và vài người nữa vẫn cố gắng bám trụ. Mỗi người nhận lấy 1 gian nhà rồi sống theo hình thức tự cung tự cấp, tự chăm lo cho bản thân mình.
![]() |
Dãy nhà hoang, nơi cư ngụ của người phụ nữ tuổi đã xế chiều. |
Những người bạn cùng bám trụ tại khu nhà hoang tiết lộ, bà Oanh không muốn chuyển đi vì còn nặng lòng với một người đang nằm trên núi. Thêm nữa, quanh mảnh đất này bà còn có những ‘mối tơ vò’…
‘Mỗi người ở đây đều có một số phận riêng, ai cũng buồn’, bà Oanh nói khi đã có thiện cảm với chúng tôi.
Theo bà, cách đây 40 - 50 năm về trước, những bệnh nhân phong bị dư luận ghẻ lạnh. Có người gần chết, con cháu vẫn khiêng đến cổng trại vứt bỏ vì sợ lây.
Sự đối xử ghẻ lạnh và có phần nhẫn tâm của người thân khiến nhiều bệnh nhân phong lúc đó chán ghét và bi quan với cuộc sống. Bà Oanh cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên trong quãng ngày khốn khó ấy bà lại có được tình yêu của một người đàn ông cùng trại.
“Ông bệnh nhẹ hơn nên thường đi xát gạo phục vụ nhà bếp, tôi nhận nhiệm vụ cấp dưỡng. Cả hai cứ lặng thầm quan tâm nhau rồi muốn gắn bó với nhau từ lúc nào không hay’, bà Oanh nhớ lại, giọng ngậm ngùi.
Thời gian sau đó, được sự đồng ý của lãnh đạo trại, tình yêu của họ đơm hoa kết trái với 5 người con, 3 trai, 2 gái.
“Tôi muốn sinh thật nhiều con để sau này có chỗ nương nhờ. Nhưng sinh các con rồi mới thấy, tương lai các con sẽ rất mù mịt nếu tôi giữ chúng ở bên mình. Chính vì thế, tôi đành cho người ta nhận nuôi.
Tôi với ông nhà ở trại, sống tiếp những ngày còn lại của cuộc đời nhưng sống cùng nhau được 35 năm thì ông ấy khuất núi”, bà Oanh nhớ lại.
![]() |
Sinh ra 5 người con nhưng khi các con đến nhận mẹ, bà Oanh nhiều lần xua đuổi... |
Sau này, khi đã khôn lớn trưởng thành, các con muốn tìm đến mẹ đẻ nhưng bà Oanh đều từ chối.
“Tôi đuổi hết, chửi hết chứ không mẹ con với ai cả’, bà Oanh nói, giọng dứt khoát. Tuy nhiên khi được hỏi lý do, đôi mắt người mẹ lại ngân ngấn lệ:
“Trước khi cho các con đi, tôi dằn vặt và đau khổ rất nhiều. Nhưng tôi nghĩ nếu lo được cho các con thì hãy ôm chúng vào lòng, nếu không hãy để các con được tìm đến nơi có ánh sáng tốt hơn.
Bây giờ, các con trưởng thành rồi, có người mẹ nào không muốn được ở gần con nhưng số phận mình thế này. Các con nhận mẹ cũng chỉ thêm gánh nặng nên tôi thà hy sinh cuộc đời mình…’, bà Oanh nói, giọng xúc động.
Các con không chấp nhận sự từ chối của mẹ. Vài năm nay, cậu con trai út còn tha thiết mời mẹ về nhà ăn Tết cùng gia đình. Bà Oanh cũng thấy mủi lòng.
Tuy vậy cả dịp Tết bà cũng chỉ về với con út một vài ngày. Sau đó, bà lại trở về với cuộc sống đơn độc dưới chân núi.
Với các con khác, bà cho biết, chỉ trò chuyện qua điện thoại hoặc khi chúng đến 1 mình, không kèm con dâu con rể. Nếu các con dâu con rể đến, bà sẽ giống như một ‘người mẹ điên’, sẽ chửi, mắng và không nhận con.
Theo bà, hành xử này có thể khiến các con không vui nhưng với tấm lòng của một người mẹ, bà chỉ mong điều tốt đẹp nhất đến với những đứa con của mình...
Xem thêm video: Chuyện tình nhói lòng ở trại phong bỏ hoang Hà Nội
Trại phong Đá Bạc (Sóc Sơn, Hà Nội) bị bỏ hoang 6 năm nay, nhưng ở đó vẫn còn những mảnh đời lay lắt bám trụ.
" alt=""/>Sự thật về người mẹ 'điên' dưới chân núi Sóc SơnNgày 19/11, tại TP.HCM, chính quyền tỉnh Chiba vừa tổ chức buổi hội thảo với chủ đề 'Chiba và Các tiềm năng kinh tế' nhằm giới thiệu những điểm đến, dịch vụ du lịch hấp dẫn đến người dân Việt Nam nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Là tỉnh có sân bay Quốc tế Narita, gần Thủ đô Tokyo, tỉnh Chiba có lợi thế phát triển kinh tế và là điểm đến lý tưởng cho du khách nước ngoài.
![]() |
Thống đốc tỉnh Chiba cùng các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Chương trình Chiba Night diễn ra tối 19/11 |
Chiba cũng được thiên nhiên ưu đãi với sông và biển bao quanh, hoa nở quanh năm. Chiba còn là tỉnh phát triển về nông lâm ngư nghiệp với nhiều sản phẩm tươi và ngon.
Chiba là tỉnh có rất nhiều các suối nước nóng, từ các khu nghỉ dưỡng gần biển đến các spa ẩn mình trong núi. Đây cũng là nơi có nhiều đền, chùa có lịch sử lâu đời.
![]() |
Cảnh sắc ở thành phố Sakura. |
Ngoài ra, du khách có thể khám phá và trải nghiệm truyền thống và văn hóa Nhật Bản cổ xưa qua các đô thị cổ như thành phố Sakura (thành phố của Samurai) - nơi còn lưu lại nơi ở của các samurai xưa; thành phố Narita - thành phố của những chuyến hành hương và Kabuki; hoặc thành phố Choshi (thành phố của ngư dân - nơi nổi tiếng với nghề sản xuất nước tương, một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản; thành phố Katori - thành phố của thương gia...
Tại Nhật Bản, Chiba là một trong những tỉnh tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, đặc biệt là ngành ngành xây dựng, may mặc và nông nghiệp.
![]() |
Hàng triệu bông hoa Tulip nở rộ thu hút lượng khách lớn đến thành phố Sakura. |
Phát biểu tại buổi tiệc chiêu đãi tối cùng ngày với chủ đề “Đêm Chiba - Chiba Night, Thống Đốc tỉnh Chiba, ông Kensaku Morita cho biết: "Hiện tỉnh Chiba có khoảng 50.000 lao động người nước ngoài, trong đó người Việt Nam là đông nhất và cũng được đánh giá rất cao.
“Người Việt Nam rất chăm chỉ, nghiêm túc và trung thực. Vì vậy, tôi rất mong đón tiếp nhiều lao động Việt Nam đến tìm cơ hội việc làm tại tỉnh Chiba chúng tôi.
![]() |
Mùa thu ở thành phố Narita hút hồn du khách. |
Nhiều doanh nghiệp có mặt trong đoàn chúng tôi ở đây cam kết sẽ xây dựng cơ chế để thu hút lao động Việt Nam đến với Chiba và sẽ tạo điều kiện tốt nhất để lao động Việt Nam được làm việc tốt hơn nữa tại tỉnh Chiba. Chúng tôi đặc biệt ưu tiên cho lao động của ngành điều dưỡng”.
Nằm trên sườn núi cao của dãy Alborz, làng Masouleh (Iran) nghìn năm tuổi nổi tiếng với toàn bộ thiết kế ngôi nhà trong làng đều là mái bằng, sân của nhà trên là mái của nhà dưới.
" alt=""/>Tỉnh Chiba Nhật Bản giới thiệu du lịch tại Việt Nam