Thời gian vừa qua, chứng kiến biết bao bất ổn, khó khăn và cả những tin đồn thất thiệt mùa dịch bệnh, hẳn đã khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy mỏi mệt. Kỳ thực, bản thân tôi nhận ra rằng, để có thể chống chọi với đại dịch, ngoài việc rèn luyện thể chất, chúng ta còn cần tập trung bình ổn tâm lý, khôi phục sức khỏe tinh thần cho bản thân và gia đình.Cuộc chiến với Covid-19 hãy còn dài cũng như hệ luỵ của nó không chỉ là câu chuyện hiện tại. Nếu không biết cách giữ vững tinh thần tốt, ta sẽ dễ dàng ngã quỵ trước áp lực cũng như căng thẳng hàng ngày. Hãy cùng tôi tham khảo một vài lời khuyên để bình ổn tinh thần mùa dịch nhé.
1. Kiểm soát những vấn đề cần thiết
Khi đối mặt với đại dịch, trong đầu chúng ta sẽ có vô số những vấn đề cần lo toan. Người trẻ lo lắng cho diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các bậc cha mẹ lo lắng cho con cái không đảm bảo sức khỏe. Nếu kinh doanh, bạn lại băn khoăn cho lợi nhuận giảm sút những ngày dịch này. Tương tự, những người làm văn phòng hoặc công nhân lại sợ hãi việc thất nghiệp sau dịch bệnh. Tuy nhiên, trong muôn vàn những điều lo lắng ấy, bạn hãy bình tâm suy nghĩ xem: Đâu là điều bạn có thể tập trung làm được? Đâu là điều ngoài tầm kiểm soát của bản thân mình?
Chẳng hạn, mỗi người chúng ta đều có chung những băn khoăn về đại dịch: bao giờ dịch Covid-19 này sẽ kết thúc tại Việt Nam? Khi nào, chúng ta sẽ được chích vắc-xin toàn dân?
 |
Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Kỳ thực, nếu chỉ là một người dân bình thường, tất cả chúng ta sẽ không thể giải quyết triệt để các băn khoăn mang tầm vĩ mô này. Chúng ta chỉ nên đặt lòng tin vào chính quyền và tích cực hợp tác với các tổ chức y tế cộng đồng, chung tay cùng những chiến dịch phòng chống dịch tại địa phương mình đang cư trú. Đó là phương thức hữu hiệu nhất giúp thành phố chúng ta nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Thay vì quá lo lắng vì những điều ngoài tầm tay, mỗi người chúng ta hãy nỗ lực làm những việc nhỏ nhưng cần thiết cho bản thân và gia đình.
Để giải quyết nỗi bận tâm về sức khoẻ, việc chúng ta nên làm là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tuyệt đối việc ra ngoài, rèn luyện thể chất cũng như trị liệu tinh thần…
Tương tự như thế, khi đối mặt với nỗi lo về gia đình, bạn hãy điều chỉnh kế hoạch chi tiêu, sắp xếp lại thời gian biểu, giúp gia đình mình có khả năng thích ứng với hoàn cảnh xã hội hiện tại.
Nếu băn khoăn với nỗi lo về công việc, hãy tận dụng thời gian này phát triển năng lực bản thân, cố gắng hoàn thành công việc hiệu quả hơn cũng như lên kế hoạch quản lý chi tiêu tốt hơn đề phòng dịch bệnh ảnh hưởng tới nguồn thu nhập cá nhân.
Tạm gác lại những nỗi lo ngoài tầm với, bạn hãy tập trung vào những điều bản thân có thể làm được. Cũng chính điều này sẽ khiến tinh thần bạn trở nên nhẹ nhõm, bình thản hơn.
2. Hạn chế việc lên mạng, tiếp thu quá nhiều nguồn tin tức ngoài luồng
Thời điểm dịch bệnh bùng phát cũng là khoảng thời gian “lên ngôi” của vô số tin tức trên mạng xã hội. Nhiều cá nhân đã tận dụng thời điểm nhạy cảm này để phổ biến những tin đồn vô căn cứ, gây hoang mang dư luận. Và như một hệ quả tất yếu, việc tiếp nhận quá nhiều tin tức, đặc biệt những tin tức không chính thống, càng khiến cho tinh thần của chúng ta thêm tiêu cực, thậm chí là bất an lo lắng triền miên.
Khi dịch bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam, bản thân tôi, như một phản xạ quen thuộc, ngày nào cũng lướt Facebook, Zalo và vô số mạng xã hội để cập nhật thông tin. Tôi đọc tất cả các loại tin tức “thượng vàng, hạ cám” liên quan đến dịch bệnh.
Nhiều bạn hẳn cũng có thói quen như tôi, vì ai cũng cảm thấy rằng việc cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp cho bản thân nắm được tình hình tốt hơn, đề phòng mọi tình huống bất trắc xảy ra cho mình. Dù thế, lợi bất cập hại, bản thân tôi sau một vài tuần đắm chìm trong tin tức đã bị stress nặng nề. Tinh thần của tôi ngày càng xuống dốc bởi những ám ảnh không tên do chìm đắm vào luồng thông tin ngập tràn trên mạng.
Chỉ khi quyết định buông điện thoại xuống, hạn chế tối đa việc xem tin tức, bản thân tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tinh thần cũng vì thế mà sáng suốt trở lại. Và từ đó, tôi nhận ra rằng thông tin không phải là một điều hiếm hoi trong xã hội ngày nay, khi xung quanh ta có vô vàn kết nối từ tivi, đài, báo cho đến mạng xã hội, tin nhắn…
Dù có hay không việc theo dõi tin tức thì những thông tin quan trọng vẫn sẽ đến với bạn. Nếu vẫn muốn cập nhật thường xuyên, bạn chỉ cần chọn một vài kênh báo đài chính thống để xem cũng đủ cập nhật thông tin. Phương thức này vừa giúp bạn bình ổn tinh thần mà vẫn nắm bắt được những tin tức cần thiết để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
3. Thúc đẩy văn hóa đọc
Như chúng ta đã biết, dịch bệnh đã và đang gây ra rất nhiều tác động về tâm lý cũng như tinh thần của đại đa số người dân trên khắp hành tinh này.
Để tránh rơi vào tình trạng bất an, chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ đang trong độ tuổi đến trường, hãy tự tìm ra cho mình một thú vui tinh thần bằng cách nghe, đọc, xem...các sản phẩm văn hóa của nhân loại.
Với bản thân tôi, lựa chọn hàng đầu trong mùa dịch bệnh vẫn là đọc sách. Không chỉ thúc đẩy tinh thần, thói quen đọc sách còn giúp chúng ta tiếp nhận thêm nhiều kiến thức phong phú, được thỏa mãn trí tưởng tượng, mở ra nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa độc đáo.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng có được một khoảng thời gian tĩnh tâm an trí, góp phần rèn luyện nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp thông qua việc đọc sách hằng ngày.
Tôi được biết tại nước Pháp và nhiều quốc gia ở châu Âu, trong thời kỳ giãn cách xã hội, các hiệu sách báo vẫn được phép mở cửa, tương tự như các siêu thị hoặc các cửa hàng bán đồ nhu yếu phẩm. Cũng bởi trong tư tưởng của người Pháp nói riêng và châu Âu nói chung, văn hóa đọc là một nhu cầu cực kỳ thiết yếu của cuộc sống, không khác gì những nhu cầu bản ngã khác của con người như tiếp nhận thực phẩm, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí…Còn tại Việt Nam chúng ta, dù văn hóa đọc chưa thật sự được chú trọng trên bình diện xã hội rộng rãi như thế, nhưng mỗi người hoàn toàn có thể tự trau dồi cũng như thúc đẩy văn hóa đọc cho riêng mình.
Theo dõi báo chí, tôi được biết đã có rất nhiều dự án chuyển giao sách vở của các tình nguyện viên vào các khu cách ly tập trung cho các bệnh nhân có biểu hiện nhẹ hoặc những người thuộc diện F1 thư giãn và giải khuây hằng ngày.
Tương tự như thế, trên các diễn đàn mạng xã hội, đã có vô số các chương trình Ô cửa sách, Kể chuyện trẻ em…nhằm kiến tạo một không gian đọc sách “ảo” nhưng cực kỳ thiết thực cho các độc giả tùy thuộc theo sở thích và từng độ tuổi. Thiết nghĩ, đó cũng là phương thức tạo động lực một cách tích cực nhất cho mỗi người vượt qua khoảng thời gian mỏi mệt và trì trệ tâm lý trong dịch bệnh.
Trong thời đại ngày nay nói chung và thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang tiến triển ngày một phức tạp, việc thúc đẩy văn hóa đọc cũng như thói quen tự học, tự tìm kiếm tri thức là một trong những phương thức khả dĩ để sinh tồn và phát triển.
Các bạn trẻ, thay vì bi quan cho tương lai sắp đến, hãy chấp nhận sống cùng với Covid-19, tận dụng mọi điều kiện vật chất tiến bộ trong thời kỳ phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, để đối diện và chống chọi với dịch bệnh cũng như cơn giận dữ của thiên nhiên trong các thập niên tới.
Độc giả:Trần Huỳnh Tuyết Như

Câu chuyện về lòng nhân ái giữa Sài Gòn
Sài Gòn vẫn còn những tấm lòng thơm thảo, tình yêu thương vẫn sẽ lan tỏa khắp thành phố này. Dẫu phố giăng dây, nhưng chẳng thể ngăn lòng người nối liền một khối.
" alt="Đồng lòng chống dịch bắt đầu từ mỗi gia đình"/>
Đồng lòng chống dịch bắt đầu từ mỗi gia đình
Xuất hiện trong một toà nhà văn phòng hiện đại, Chu Liang trông đúng kiểu một bà mẹ năng động, sành điệu. Nhưng khi cuộc trò chuyện chuyển sang đề tài nuôi dạy con cái, vẻ ngoài tự tin của người phụ nữ 36 tuổi bỗng sụp đổ.“Tôi nghĩ mình là một bà mẹ thất bại” - cô nói.
Mối quan hệ của Chu và cậu con trai 6 tuổi bắt đầu rạn nứt trong thời gian gần đây. Cậu bé thường xuyên nổi giận, xới tung phòng ngủ của mình lên và không nghe lời người lớn. Khi bị mẹ mắng, cậu bé nhìn chằm chằm vào mẹ, không nói năng gì.
Trước đó, mọi chuyện không như vậy. Nhưng mối quan hệ của 2 mẹ con đã thay đổi kể từ khi cô bắt đầu theo dõi một người nổi tiếng về nuôi dạy con cái trên mạng xã hội.
Blogger này thu hút hàng nghìn người hâm mộ trên ứng dụng WeChat của Trung Quốc bằng cách đưa ra các kế hoạch học tập chi tiết cho trẻ. Người này khẳng định rằng phương pháp của cô đã thúc đẩy con trai đạt được những thành tích phi thường. Cô cũng cho biết, năm 6 tuổi, cậu bé đã có thể đọc tiếng Anh bằng với trình độ của một trẻ em Mỹ học lớp 5.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của cô rất khó nhằn. Cô khuyên các bậc cha mẹ nên lập danh sách nhiệm vụ hằng ngày cho con, trong đó có đọc sách tiếng Anh trong bao lâu, những câu hỏi nào cần phải trả lời sau khi đọc. Nếu đứa trẻ không hoàn thành nhiệm vụ, cô gợi ý đôi khi nên đánh đòn chúng.
Chu kể lại cảm giác không thoải mái khi phải đánh con trai. Nhưng với mong muốn cậu bé có được khởi đầu thuận lợi trong hệ thống giáo dục cực kỳ cạnh tranh của Trung Quốc, cô quyết định thử làm theo phương pháp của blogger kia. Quyết định đó đã trở thành thảm hoạ.
“Bây giờ, thằng bé ghét tiếng Anh, có lẽ còn ghét cả tôi nữa” - bà mẹ nói.
 |
Li Danyang - một "hot mom" đang chia sẻ việc cô thường xuyên kiểm tra danh sách bài tập về nhà của con. |
Trường hợp của chị Chu không phải là hi hữu. Những người nổi tiếng về nuôi dạy con cái trên mạng thường đưa ra lời khuyên để biến đứa trẻ thành siêu sao học tập. Việc này trở nên phổ biến trong bối cảnh cha mẹ Trung Quốc đang lo lắng về cuộc chạy đua giáo dục ngày càng gắt gao.
Tuy nhiên, nhiều blogger bị cáo buộc là đã gây ra ảnh hưởng xấu - gây hiểu nhầm cho người hâm mộ, rao bán các lý thuyết mập mờ, hoặc thậm chí hoạt động như bình phong cho các tổ chức doanh nghiệp.
Việc đưa ra những lời khuyên độc hại về chủ đề dạy con đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn khi nó nổi lên như một nghề kiếm lời. Trên WeChat, hàng nghìn tài khoản nuôi dạy con cái mọc lên trong vài năm gần đây, trong đó phần lớn tập trung vào việc dạy trẻ đọc, nói tiếng Anh và viết tiếng Trung.
Những người này có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ vì các gia đình Trung Quốc sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho việc học hành của con cái.
Theo một cuộc khảo sát năm 2021, hơn 20% gia đình nước này dành trên 20% thu nhập đầu tư cho con cái. Thị trường các sản phẩm nhắm đến khách hàng mục tiêu là cha mẹ và trẻ em ước tính trị giá 495 tỷ USD.
Li Danyang, một người nổi tiếng về nuôi dạy con cái với 16 triệu lượt theo dõi, ước tính đạt doanh thu mỗi tháng là 60 triệu nhân dân tệ (213,7 tỷ đồng).
Theo chị Chang Hua, một bà mẹ ở Bắc Kinh, những nỗ lực gần đây của ngành giáo dục Trung Quốc khiến những người có ảnh hưởng trở nên nổi tiếng hơn. Các nhà chức trách đã cố gắng giảm tải gánh nặng học hành của học sinh bằng cách yêu cầu giao ít bài tập về nhà hơn và kết thúc lớp học sớm hơn. Nhưng điều này lại dẫn đến việc nhiều bậc cha mẹ tự dạy con đến khuya.
“Trường học không cung cấp cho phụ huynh những gì họ muốn. Bài tập về nhà ít hơn và mức độ khó của các môn như tiếng Anh là quá thấp. Đó là lý do tại sao cha mẹ phải tìm kiếm các nguồn tài nguyên khác cho trẻ, để đảm bảo rằng chúng không bị bỏ lại phía sau”.
Shanshan, một bà mẹ 2 con sống ở Thượng Hải, là một trong số những người trở nên nổi tiếng nhờ xu hướng này. Cô thiết lập tài khoản trên WeChat vào năm 2018 và bắt đầu chia sẻ các mẹo dạy tiếng Anh cho trẻ em. Hiện Shanshan có 120.000 lượt theo dõi.
Giống như nhiều blogger về nuôi dạy con cái, bà mẹ bỉm sữa này trước đây có ít kinh nghiệm viết lách. Tuy nhiên, cô đã thu hút người hâm mộ bằng cách nhấn mạnh vào thành tích học tập của các con và khẳng định rằng phương pháp giáo dục khắc nghiệt của cô là lý do đằng sau thành tích của các con.
Khi còn ở tuổi mẫu giáo, con trai Shanshan đã dành nhiều giờ để học tiếng Anh mỗi ngày, đọc hàng chục cuốn sách, nghe sách nói và hoàn thành vô số câu hỏi đọc hiểu, bà mẹ này cho biết.
“Các con tôi đều có chỉ số IQ trung bình và tôi cũng là một phụ huynh bình thường. Thành tích của chúng rất dễ được nhân rộng nếu các cha mẹ có thể kiên trì làm theo những gì tôi đã và đang làm”.
Shanshan tập trung vào việc đưa ra những lời khuyên thiết thực cho các phụ huynh khác. Ngoài việc chia sẻ kế hoạch học tập chi tiết, cô còn quản lý hàng chục nhóm trò chuyện, nơi cô tương tác trực tiếp với phụ huynh. Cô cũng nói thẳng về lý do mình làm thế.
“Vì lợi nhuận, tôi sẽ không làm bất cứ việc gì trừ khi có lý do” - cô chia sẻ.
 |
Shanshan và con trai trên tàu điện ngầm ở Thượng Hải, Trung Quốc. |
Trên trang cá nhân của mình, Shanshan quảng cáo một loạt tài liệu giảng dạy và các viện đào tạo cung cấp khoá học ngoại ngữ trực tuyến. Mặc dù khẳng định rằng chỉ làm việc với các thương hiệu cô thực sự tôn trọng, nhưng cô cũng không giấu diếm về tham vọng thương mại hoá của mình.
Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh đã phát ngán với yếu tố thương mại hoá của một số người nổi tiếng trong lĩnh vực này. Chang, một bà mẹ ở Bắc Kinh, cho biết cô rất buồn khi thấy blogger yêu thích của mình bắt đầu bán các sản phẩm hoàn toàn không liên quan đến giáo dục.
“Cô ấy bán tất cả mọi thứ, từ nhu yếu phẩm hằng ngày đến bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Tôi đã quyết định huỷ theo dõi cô ấy”.
Một số blogger khác thì phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng hơn. Hồi tháng 4 năm nay, ngành công nghiệp này bị “rung chuyển” bởi tiết lộ cho thấy một số tài khoản WeChat của các bậc cha mẹ nổi tiếng trên thực tế được kiểm soát bởi cùng một công ty công nghệ giáo dục.
“Tôi cũng đã được công ty tiếp cận (để xuất bản nội dung của họ trên tài khoản của tôi), nhưng tôi đã từ chối vì đơn giản tôi rất lười” - Shanshan nói. Yang Yiling, một bà mẹ sống ở Bắc Kinh cho biết, với các phụ huynh nuôi con dựa vào lời khuyên của những người nổi tiếng, tin tức này thật kinh khủng.
“Bạn theo dõi một tài khoản chủ yếu vì họ đã nuôi dạy một đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc. Bây giờ, bạn lại được nói rằng những câu chuyện thành công này chỉ là dối trá, rằng họ bịa ra chúng để bạn mua thứ này, thứ kia. Điều đó hoàn toàn không chấp nhận được”.
Một vụ bê bối nổi tiếng khác có liên quan đến bà mẹ Liuma Luoluo, một người có ảnh hưởng với 670.000 người theo dõi trên Weibo.
Cô làm nên tên tuổi của mình bằng cách lập luận rằng cha mẹ nên xây dựng mối quan hệ gần gũi với con cái và nên khuyến khích con cái sáng tạo từ nhỏ. Tuy nhiên, hồi đầu năm nay, người ta phát hiện ra rằng bà mẹ này đã sống xa con gái 8 tuổi của mình nhiều năm nay.
 |
Một bức ảnh do hot mom Liuma Luoluo chia sẻ, khoe con trai đọc cuốn sách mà cô đã tư vấn cho các bậc phụ huynh. |
Liuma Luoluo sau đó thừa nhận vì quá bận rộn với công việc truyền thông xã hội nên đã để con gái ở với ông bà ở tỉnh Hà Nam - cách nhà cô ở Bắc Kinh 8 giờ lái xe. Cô bé sau đó có nhiều vấn đề về hành vi nên đã được gửi tới một trường nội trú võ thuật ở Hà Nam.
Chị Chang cho biết, thậm chí nhiều người nổi tiếng còn cố gắng biến những phụ huynh đã mua khoá học thành nhân viên bán hàng cho họ bằng cách trả hoa hồng nếu mời chào được các phụ huynh khác.
“Sau khi bị tẩy não bởi người đứng đầu, họ sẽ dần chấp nhận mọi ý tưởng mà người kia nói. Họ sẽ làm theo phương pháp của người đứng đầu để giáo dục con cái mình. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể huỷ hoại một đứa trẻ”.
Tuy nhiên, bất chấp những trải nghiệm tồi tệ của mình, chị Chang vẫn tiếp tục theo dõi 10 tài khoản nuôi dạy con cái trên WeChat, nghiên cứu từng bài đăng của họ một cách cẩn thận. Cô quyết tâm giúp đứa con đang học lớp 2 nói tiếng Anh trôi chảy vào một ngày không xa. Cô muốn tìm các nguồn tài liệu trên mạng vì nhà cô ở ngoại ô, không tiện tới các trung tâm ngoại ngữ.
Với những bà mẹ nổi tiếng như Zhao Xiaohua, trách nhiệm nặng nề gấp nhiều lần. Cách đây 5 năm, cô bắt đầu một blog trên WeChat chỉ đơn giản là định ghi lại kinh nghiệm đọc sách tiếng Anh cùng con gái. Hiện người mẹ gốc Bắc Kinh có hơn 180.000 người theo dõi và phải thuê 6 người giúp trả lời các câu hỏi của người hâm mộ.
“Thành thực mà nói, tôi không dám chia sẻ suy nghĩ của mình về việc dạy con lúc ban đầu. Tôi không chắc về hiệu quả của nó với những đứa trẻ không phải là con tôi”.
Zhao đã dành nhiều nỗ lực vào việc nghiên cứu các lý thuyết giáo dục những năm đầu đời. Nhưng không giống như nhiều blogger khác, cô từ chối đưa ra kế hoạch học tập “copy-paste” để người hâm mộ làm theo, mặc dù nhiều người năn nỉ cô làm điều đó.
“Tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều khác nhau và cha mẹ nên là người tự lập kế hoạch riêng cho con mình. Nhưng trên thực tế, các bậc cha mẹ luôn muốn chúng tôi nói cho họ biết chính xác những gì phải làm. Hầu hết các bậc cha mẹ không giỏi việc tự đưa ra đánh giá”.
Bây giờ, viết blog trên WeChat là công việc toàn thời gian của Zhao. Cô tạo ra doanh thu bằng việc bán sách tiếng Anh và tổ chức các khoá học qua tài khoản. Nhưng cô vẫn phản đối quan điểm học ngoại ngữ của một số người có ảnh hưởng khác.
“Điểm mấu chốt là dù bạn có làm gì cũng không bao giờ được phép phá huỷ mối quan hệ cha mẹ - con cái. Bạn đừng bao giờ khiến con mình sợ hãi hay thiếu tự tin. Không có lý do gì để đảm bảo con bạn thành công trong học tập nếu chúng không còn muốn nói chuyện với bạn nữa” - cô chia sẻ.
Quay trở lại với Chu, cô không chắc về việc làm thế nào để hàn gắn lại mối quan hệ tan vỡ với con trai hay làm thế nào để truyền cảm hứng học tiếng Anh cho cậu bé. Nhưng cô biết việc ép con học sẽ không đạt được kết quả gì cả.
“Có lẽ cách đó chỉ có hiệu quả với những đứa trẻ biết vâng lời hơn và có thể chịu đựng được việc học tập dưới áp lực cao từ khi còn nhỏ” - cô thở dài. “Nhưng đó không phải là cách dành cho con trai tôi”.
Nguyễn Thảo(Theo Sixth Tone)

Ba điều cha mẹ cần hiểu để nói chuyện với con về tình dục
Tình dục bao giờ cũng là một chủ đề không dễ dàng để nói chuyện với con. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp các bậc cha mẹ xử lý tốt nhất vấn đề này.
" alt="‘Hot mom' dạy con trên mạng"/>
‘Hot mom' dạy con trên mạng
Nghiên cứu từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nhận định phụ nữ và trẻ em gái xứ kim chi là nạn nhân phổ biến của vấn nạn chia sẻ hình ảnh nhạy cảm không có sự cho phép, theo Independent.Các nhà nghiên cứu thực hiện phỏng vấn với các nạn nhân và chuyên gia nghiên cứu về tội phạm tình dục trên mạng, phát hiện số vụ quay lén ở Hàn Quốc được truy tố tăng gấp 11 lần trong khoảng năm 2008-2017, từ 585 lên 6.615 vụ.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp không được báo cáo.
 |
Một chiếc camera mini có thể lắp vào nhiều số thiết bị khác, đặt ở nơi công cộng hoặc nhà riêng. Ảnh: Vice. |
Cụ thể, tình trạng nam giới đặt camera ẩn ở nhà vệ sinh, phòng thay đồ, khách sạn, các địa điểm công cộng, thậm chí trong chính nhà riêng, lén lút ghi hình phụ nữ vốn gây nhức nhối ở Hàn Quốc từ lâu. Các đoạn clip này có thể bị phát tán lên mạng, hoặc rao bán, hoặc dùng để uy hiếp nạn nhân.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các video chứa nội dung khiêu dâm trả thù, deepfake cũng xuất hiện tràn lan ở xứ kim chi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của phái nữ.
"Nhiều phụ nữ, trẻ em gái nói rằng họ luôn tránh dùng nhà vệ sinh công cộng, thấy bất an về sự tồn tại của camera ẩn ở mọi nơi. Nhiều phụ nữ cảm thấy bất an, không dám đi vệ sinh trong chính nhà mình. Không ít nạn nhân đã có ý định tự sát vì hoảng loạn", Heather Barr, tác giả nghiên cứu, trả lờiIndependent.
Đáng nói, các hình ảnh chứa nội dung khiêu dâm trên có thể được lan truyền rộng rãi chỉ với thao tác chụp màn hình và vài từ khóa tìm kiếm.
"Những người sống sót từ các vụ tấn công tình dục kỹ thuật số phải ôm nỗi đau suốt phần đời còn lại, nhận được rất ít trợ giúp từ hệ thống pháp luật", cô Barr nhấn mạnh.
Nghiên cứu cho rằng giới chức tư pháp Hàn Quốc có xu hướng tỏ ra "không hiểu hoặc không coi các hành vi này là tội nghiêm trọng", khiến các nạn nhân phải một mình chịu đựng.
"Cảnh sát thường từ chối tiếp nhận khiếu nại, hoặc xử lý vụ việc theo cách giảm thiểu tối đa ảnh hưởng. Thậm chí, có nạn nhân còn bị đổ lỗi, hoặc bị chất vấn bởi những câu hỏi không phù hợp", các chuyên gia từ Human Rights Watch nói.
 |
Tổ chức HRW cho biết vấn nạn quay lén ở Hàn Quốc xuất phát từ quan điểm bất bình đẳng giới, dung túng cho các hành vi xấu với phụ nữ. Ảnh: Korea Bizwire. |
Cô Barr cho biết căn nguyên của các tội phạm tình dục kỹ thuật số ở xứ kim chi bắt nguồn từ quan điểm bất bình đẳng về giới, sự dung túng hành vi bất công với phái nữ.
"Chính phủ Hàn Quốc đã điều chỉnh luật pháp, nhưng chưa gửi đi thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ rằng nam và nữ đều bình đẳng, không dung thứ cho hành vi sai trái như vậy".
Trước đó, vào tháng 2/2020, một người phụ nữ Hàn Quốc tố bị sếp của mình, người đã có gia đình, theo dõi bằng camera quay lén được gắn trong chiếc đồng hồ mà ông tặng cô.
Vào năm 2018, HRW cho biết trường hợp một phụ nữ khác bị quay lén 2 tuần qua cửa sổ nhà, cô chỉ phát hiện khi được cảnh sát thông báo.
Tháng 9/2019, 3 tháng trước đám cưới, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của bệnh viện đã tự sát sau khi biết rằng cô bị đồng nghiệp quay lén trong phòng thay đồ tại nơi làm việc.
Trả lời Human Rights Watch , cha nạn nhân cho biết thủ phạm chỉ bị kết án 10 tháng tù giam.
Theo Zing

Chồng đánh thuốc mê vợ rồi quay clip nhạy cảm, phát tán lên mạng
"Sau khi xem đoạn clip, tôi cảm thấy buồn nôn kinh khủng. Gần một năm qua, cảm giác ấy vẫn cứ đeo bám tôi", Rachel, một phụ nữ người Canada, trải lòng với AFP.
" alt="Phụ nữ Hàn Quốc không dám đi vệ sinh trong chính nhà mình"/>
Phụ nữ Hàn Quốc không dám đi vệ sinh trong chính nhà mình