Lý do Thụy Điển tăng cường sức mạnh quân sự
Những năm cuối thế kỷ 20,ýdoThụyĐiểntăngcườngsứcmạnhquânsựdự báo thời tiết tuần này Thụy Điển chủ trương cắt giảm quân đội và chi tiêu quốc phòng, nhằm tập trung nguồn lực cho những dự án, lĩnh vực được xem là quan trọng hơn. Cách tiếp cận này được xem là đã dẫn đến tình trạng khả năng chiến đấu sụt giảm của quân đội nước này.
Theo trang tin Topwar, mọi việc bắt đầu thay đổi từ sau sự kiện Crưm sáp nhập vào Nga năm 2014. Bước đi đầu tiên, vào tháng 12 năm đó, trước diễn biến phức tạp ở khu vực Donbass, Thụy Điển quyết định áp dụng trở lại việc sử dụng lính dự bị để tăng cường sức mạnh quân đội.
Quyết định này đã đảo ngược một nghị quyết của Chính phủ Thụy Điển hồi năm 2010, theo đó chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc, ngừng việc huy động những người từng là lính nghĩa vụ và những người tình nguyện tham gia chương trình tái huấn luyện bắt buộc.
Với quyết định mới này, quân đội Thụy Điển có thể tiến hành tập trận bằng những đơn vị có quân số đầy đủ, tức là năng lực tác chiến sẽ gia tăng.
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng được xem là “động lực” để năm 2015 Thụy Điển thông qua học thuyết quốc phòng mới, cho phép tăng ngân sách quốc phòng, đồng nghĩa với việc tăng số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang.
Học thuyết quốc phòng mới cũng đề cập việc tái tổ chức những đơn vị quân đội đã bị giải thể, xây dựng nhiều đơn vị mới và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự, trước hết là với tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện thực hóa học thuyết quốc phòng mới, trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng Thụy Điển tăng đều đặn và trong năm tài chính 2021 đạt 71,2 tỷ krona (tương đương 7,8 tỷ USD), mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong 70 năm qua. Theo Euronews, ngân sách quốc phòng của Thụy Điển dự kiến đạt 89 tỷ krona (9 tỷ USD) vào năm 2025.
Tháng 9/2021, Bộ Quốc phòng Thụy Điển chính thức khôi phục Trung đoàn K4 (bị giải thể đầu những năm 2000), đơn vị chuyên tiến hành các hoạt động tác chiến ở vùng Bắc Cực.
Tiếp đó là các Trung đoàn bộ binh 13 và 21, Trung đoàn hải quân đánh bộ 4 và Căn cứ không quân 16; một trung đoàn pháo binh cũng nằm trong kế hoạch tái xây dựng. Nhìn chung, số lượng binh sĩ lực lượng vũ trang đã vượt quá 50.000 người, mục tiêu đến năm 2025 đạt 90.000 người.
Trong lĩnh vực vũ khí trang bị, Thụy Điển chủ yếu sử dụng các sản phẩm nội địa, đồng thời kết hợp mua sắm một số mặt hàng kỹ thuật cao, hiện đại của nước ngoài. Cách làm này tỏ ra hiệu quả, giúp Thụy Điển đến nay có một kho vũ khí trang bị mạnh thuộc loại hàng đầu châu Âu.
Ngành công nghiệp quốc phòng Thụy Điển có năng lực nghiên cứu, chế tạo trong tất cả các lĩnh vực chủ yếu và nổi tiếng với nhiều loại sản phẩm, không chỉ về cơ bản đủ trang bị cho quân đội Thụy Điển mà còn xuất khẩu.
Điển hình, dòng máy bay tiêm kích đa năng JAS 39 Gripen của Tập đoàn Saab, từng được cung cấp cho Cộng hòa Czech, Hungary, Nam Phi, Thái Lan, Brazil... sắp tới là Philippines, Áo, Ấn Độ, Indonesia…
Có tốc độ tối đa cao gấp đôi tốc độ âm thanh, JAS 39 Gripen có thể mang theo nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa tấn công mặt đất, tên lửa chống tàu chiến, tên lửa đối không… và nhiều loại bom hiện đại.
Thụy Điển là nước đầu tiên trên thế giới trang bị cho hải quân loại tàu ngầm phi hạt nhân Gotland với động cơ AIP (động cơ yếm khí), cho phép tàu có thể không cần phải nổi lên trong suốt 2 - 3 tuần.
Thụy Điển cũng là quốc gia xuất khẩu tàu ngầm hoặc chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm cho nhiều nước, trong đó có nhiều loại tàu ngầm hiện đại như Collin của Australia, Archer và Challenger của Singapore có nguồn gốc thiết kế từ lớp tàu ngầm Vastergotland của Thụy Điển. Tập đoàn Saab cũng đang phát triển tàu ngầm lớp A26, dự kiến không chỉ trang bị cho hải quân Thụy Điển, mà còn bán cho một số quốc gia.
Lục quân Thụy Điển cũng chủ yếu được trang bị vũ khí nội địa, nhất là vũ khí bộ binh, đồng thời, một số nhu cầu được đáp ứng với sự trợ giúp của các nhà cung cấp nước ngoài. Cuối tháng 5/2021, Mỹ đã chuyển giao hệ thống phòng không Patriot PAC 3+ đầu tiên cho Thụy Điển. Tổng cộng có bốn khẩu đội được đặt hàng; sau khi thử nghiệm, hệ thống tên lửa này sẽ đi vào hoạt động dưới tên gọi hệ thống Luftvarns 103.
Những năm gần đây, Thụy Điển tăng cường quan hệ với NATO. Quân đội Thụy Điển thường xuyên tham gia các cuộc tập trận quân sự do NATO tổ chức, qua đó được tích hợp vững chắc vào các cấu trúc của NATO. Các binh sĩ Thụy Điển đã tham gia vào chiến dịch do NATO dẫn đầu ở Afghanistan và hợp tác chặt chẽ với NATO về huấn luyện kể từ năm 2015.
Sau khi nổ ra cuộc chiến tại Ukraine, Chính phủ Thụy Điển đang cân nhắc khả năng gia nhập tổ chức quân sự lớn nhất thế giới này. Ý định này đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng như các thành viên NATO chủ chốt như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ…
Nga đã lên tiếng cảnh báo về hậu quả của việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, nhấn mạnh điều đó sẽ "không mang lại sự ổn định cho châu Âu".
Nguyên Phong
-
Nhận định, soi kèo Slovan Liberec vs Malmo, 21h30 ngày 16/1: Bất ngờ?Make in Vietnam: MXH Việt Nam liệu có cửa thắng đối thủ nước ngoài?Tài khoản ví điện tử chưa xác thực sẽ bị tạm khóa từ hôm nayMất cống bể nước thành bể chứa thải dân kêu cứu Tân bí thư Thành uỷ HNNhận định, soi kèo West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1: Đả bại chủ nhàĐau rát do kiến ba khoang đốt nhưng bị nhầm là Zona, bác sĩ chỉ rõ cách phân biệtTổng Giám đốc GSM: ‘Taxi Xanh SM mang đến chuẩn mực di chuyển hoàn toàn mới’Cao ốc bóp nghẹt hạ tầng xử nghiêm chủ đầu tư quên công trình công cộngNhận định, soi kèo Punjab vs Mumbai City, 21h00 ngày 16/1: Cửa trên ‘ghi điểm’5 thương hiệu ô tô được tìm kiếm nhiều nhất trên Google
下一篇:Kèo vàng bóng đá MU vs Southampton, 03h00 ngày 17/1/2025: Tin vào Quỷ đỏ
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Puebla vs Nữ Club Leon, 08h00 ngày 16/1: Sểnh nhà ra… mất điểm
- ·Chủ tịch Liên Việt PostBank: Ngân hàng cần tiên phong trong cuộc CMCN 4.0 để thúc đẩy Chính phủ số
- ·Nóng trên đường: Những pha 'cướp đường' của ô tô khiến xe khác vạ lây
- ·Chồng ung thư xin về, vợ bầu sắp vượt cạn cháy túi
- ·Kèo vàng bóng đá MU vs Southampton, 03h00 ngày 17/1/2025: Tin vào Quỷ đỏ
- ·Ra mắt Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam
- ·Ô tô bay – từ ước mơ viển vông đến ngày 'ra phố'
- ·Thu hồi cà phê giảm cân khiến người phụ nữ ở Hà Nội hôn mê, tổn thương não
- ·Soi kèo phạt góc Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
- ·Mê mẩn không gian đồng quê nước Anh trong căn hộ màu xanh
- ·Cao Bằng sẵn sàng khởi công Dự án đường cao tốc Đồng Đăng
- ·Không gian sống yên bình ở Fenice
- ·Siêu máy tính dự đoán Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
- ·Chấn thương sọ não, cô sinh viên nghèo nằm chờ chết
- ·Măng cụt, hoa đậu biếc
- ·Nguy cơ tái nhiễm biến chủng Omicron
- ·Nhận định, soi kèo Laci vs Kukesi, 19h00 ngày 14/1: Niềm tin cửa trên
- ·Bộ Công an phá đường dây đánh bạc trực tuyến hơn 3 nghìn tỉ đồng
- ·Nghi án chồng già 72 tuổi sát hại vợ rồi treo cổ tự tử ở Đồng Nai
- ·Doanh số iPhone giảm 30% trong tuần đầu năm mới tại Trung Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Damac vs Al
- ·Lấy độc trị độc, dùng AI để phát hiện fake news tạo bằng AI
- ·Đất Thạch Thất 'sốt' giá: 'Cò' đất tung chiêu, giao dịch ngầm nảy nở
- ·Real Madrid bị loại sớm Cúp Nhà vua, HLV Ancelotti tuyên bố cứng
- ·Soi kèo phạt góc Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1
- ·Apple đẩy mạnh kế hoạch đưa trí tuệ nhân tạo lên iPhone
- ·Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
- ·Môi giới livestream, khách mua nhà ngồi xem trực tiếp
- ·CES 2024: Chip mới của Nvidia cho phép chạy AI ngay trên PC, laptop
- ·Chuyển đổi số Việt Nam: Bộ TT&TT sẽ tạo đà cho DN công nghệ phát triển
- ·Nhận định, soi kèo Zamalek vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 16/1: Tin vào cửa trên
- ·Giữa mùa dịch, nhiều nơi vẫn sốt đất
- ·Người dùng iPhone 13 không cần phải mua ốp lưng
- ·Người phụ nữ bị gián cắn khi ngủ phải đi cấp cứu ở Thái Lan
- ·Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1
- ·Facebook cho quảng cáo cả dịch vụ mại dâm ở Việt Nam