- Trong tổng số 23 VĐV Việt Nam dự Olympic 2016,ôngcóchuyệnquanchứctranhsuấtdựOlympiccủaHLVbácsĩmu-mc có rất nhiều người phải “đơn thương độc mã” tranh tài tại Brazil. Trong khi đó, đoàn TTVN lại có một số quan chức đi để làm nhiệm vụ "quản lý". Chính điều này đang tạo nên phản ứng từ dư luận những ngày qua.
Theo quyết định thành lập, đoàn TTVN dự Olympic 2016 gồm 50 thành viên do Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn làm Trưởng đoàn. 23 VĐV gồm: Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng Quý Phước (bơi), Trần Quốc Cường, Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang (cầu lông), Hoàng Tấn Tài, Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn, Vương Thị Huyền (cử tạ), Phạm Phước Hưng, Phan Thị Hà Thanh (thể dục dụng cụ), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thành Ngưng (điền kinh), Văn Ngọc Tú (judo), Vũ Thành An, Nguyễn Thị Như Hoa, Nguyễn Thị Lệ Dung, Đỗ Thị Anh (kiếm), Hồ Thị Lý, Tạ Thanh Huyền (rowing), Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng (vật). 27 thành viên còn lại bao gồm lãnh đạo, cán bộ, HLV, chuyên gia, bác sĩ, săn sóc viên, truyền thông…
Đoàn Việt Nam dự Olympic với 50 thành viên, trong đó có 23 VĐV |
Trước phản ứng của dư luận về việc một số quan chức ngành thể thao tranh suất của HLV, bác sĩ đến Brazil để tranh thủ... đi du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng đã chính thức lên tiếng về việc này.
Phát biểu với báo chí, ông Thắng nói rõ: "Theo quy định của BTC, đoàn TTVN có 23 VĐV thì được cử đi 1 trưởng đoàn, 10 cán bộ phục vụ chung cho đoàn và 16 HLV, như vậy là cả đoàn gồm 50 người. Trong 11 cán bộ chung của của đoàn, cơ cấu ngoài trưởng đoàn thì được cử 10 cán bộ phục vụ chung cho đoàn,Tổng cục TDTT cử đi 3 cán bộ quản lý là: Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1 và 2 cùng Giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội là đơn vị trực tiếp quản lý phần lớn các VĐV và HLV tập luyện cũng như đi tập huấn.
Còn lại là 3 bác sĩ đi theo để chăm sóc sức khỏe cho VĐV. Có 3 cán bộ tổng hợp, phiên dịch làm công tác hậu cần đưa đón, sắp xếp chỗ ăn ở cho VĐV, HLV và 1 cán bộ làm công tác truyền thông. Tổng cộng 10 cán bộ thì chúng tôi đã phân bổ như vậy. Trong cơ cấu của đoàn mình có 23 VĐV thì số cán bộ, HLV được cử đi là 27 người, cái đó là quy định của ban tổ chức có barem rồi".
Cũng theo người đứng đầu Tổng cục TDTT, cán bộ đi rất cần thiết, họ là người chịu trách nhiệm tham mưu, định hướng công tác tổ chức, đào tạo, huấn luyện VĐV trong thời gian tới.
"Nói là đi du lịch là không phải, đi dự Olympic rất vất vả. Từ sáng cho đến đêm họ phải di chuyển liên tục. Được đi Olympic nghe tiếng thế thôi nhưng rất vất vả. Họ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi hay đi chơi đây đó, tất cả đều phải làm việc cật lực. Không có chuyện đi du lịch ở đây đâu", ông Thắng phủ nhận nhiều thông tin cho rằng nhiều quan chức thể thao đi Olympic để du lịch.
Cuối cùng, ông Vương Bích Thắng lý giải về việc một số VĐV không có HLV đi cùng: "Trong 16 HLV, chúng tôi có sự ưu tiên cho những môn thể thao có khả năng giành huy chương. Do đó chúng tôi phải lấy bớt HLV của môn này bù vào môn kia. Trước khi quyết định việc này chúng tôi cũng đã bàn bạc rất kỹ để làm sao có thành tích tốt nhất ở Olympic. Vì nhiều người không hiểu hết dễ dẫn đến hiểu lầm".
Hoàng Xuân Vinh lên máy bay về nước Kết thúc hành trình tại Olympic, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh cùng đội tuyển bắn súng đã lên đường về nước. Chuyến bay chở các thành viên đội tuyển bắn súng sẽ kéo dài khoảng 30 tiếng.
Dự kiến vào 21h30 ngày mai (14/8), Xuân Vinh cùng người đồng đội Trần Quốc Cường, HLV Nguyễn Thị Nhung và chuyên gia Hàn Quốc sẽ đặt chân xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Được biết, ngoài lãnh đạo ngành thể thao, còn có lãnh đạo đoàn thể thao Quân đội, gia đình, bạn bè, báo chí và đông đảo người hâm mộ sẽ có mặt tại sân bay để chào đón người hùng Hoàng Xuân Vinh. |
S.N