TheồngQuếrạngngờitrongbộảnhmớthể thao 247o Gamenoobs
TheồngQuếrạngngờitrongbộảnhmớthể thao 247o Gamenoobs
Chuyện tình vợ chồng nhạc sĩ
Tác giả của bản nhạc bất hủ này là ông Cao Văn Lầu. Ông sinh năm 1892 tại Long An và mất năm 1975. Năm lên 4 tuổi, ông cùng cha mẹ phải xuôi về phương Nam tìm kế mưu sinh. Cha mẹ ông làm việc cật lực nhưng cuối cùng vẫn trắng tay phải dọn về ở trong một căn chòi lá nay thuộc Phường 2, TP Bạc Liêu để cùng các con chạy ăn từng bữa.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Tư liệu |
Năm lên 8, ông được gửi vào chùa để theo học chữ nho với các nhà sư. Đến năm 1903, ông được cha cho theo học quốc ngữ. Ông học đến lớp Nhì (lớp 4 ngày nay) thì thôi học vì gia cảnh ngày càng bi đát. Ông phải đứng ra gánh vác làm lụng nuôi cha và cả gia đình.
Năm lên 16 tuổi, gần nơi ông cư ngụ có một người đàn ông khuyết tật, vừa mù vừa đi khập khiễng nhưng có ngón đàn rất hay. Người này từng dạy nhiều học trò nên được gọi là thầy đàn Lê Tài Khí (còn gọi Hai Khị hay Nhạc Khị). Do quá mê ngón đàn của ông Hai Khị nên ông đã nhờ cha dẫn đến xin học. Có lẽ do khả năng thiên bẩm, chỉ trong một thời gian ngắn ông sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nòng cốt trong ban cổ nhạc của thầy. Đến khi soạn giả Mộng Vân lập gánh hát ông được mời về làm nhạc trưởng.
Chơi nhạc giúp ông thỏa niềm đam mê và cũng có điều kiện giúp đỡ gia đình. Mặc dù đã 20 tuổi nhưng ông chưa hề nghĩ đến việc lập gia đình mãi cho đến khi cha mẹ thúc ép bắt ông phải thành hôn với một cô gái vùng biển Bạc Liêu tên Trần Thị Tấn. Ăn ở với nhau được 3 năm thì mẹ ông bắt phải đem vợ trả về cho cha mẹ bởi 'tam niên vô tử bất thành thê' (3 năm không con không thành vợ) - một quan niệm của người xưa.
Còn gì buồn hơn? Ông chần chừ mãi cho đến khi bà Tấn nói với ông: 'Má không cho mình làm vợ chồng thì em về với ba má em. Anh kiếm vợ khác để có con cho má vui'.
Rồi một buổi chiều nọ, ông nắm tay dìu bà đi hết bờ ruộng này đến bờ ruộng khác. Rồi đến con đường - đến lúc phải chia tay - ông vẫn không nỡ rời bà. Mãi cho đến khi trời sụp tối, ông bà mới lìa tay nhau. Cuộc chia ly đẫm nước mắt khắc sâu vào lòng cả ông và bà...
Sau ngày chia tay buồn thảm ấy, cứ mỗi buổi chiều ông mang đàn ra bờ ruộng khảy những khúc nhạc thật bi ai. Tiếng nhạc là tiếng lòng của ông, nỗi yêu thương vô bờ người con gái mà ông không thể quên được.
Tiếng đàn réo rắt thêm ca từ đầy thương cảm. Ông đứng trong tâm trạng của vợ nói lên nỗi nhớ chồng như ông da diết nhớ vợ, và tạo nên bản hoài lang (nhớ chồng). Mà không chỉ hoài lang - một tình cờ đến với ông - trong lúc chơi nhạc, văng vẳng từ xa tiếng trống canh, những tiếng gõ khô khốc phản ảnh đúng tâm trạng ông để rồi ông hoàn thiện bài hát với tên Dạ cổ hoài lang (Dạ là đêm, cổ là trống. Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng).
Thật không ngờ bản nhạc về nỗi đau chia ly của ông lại khởi đầu cho sự viên mãn cả sự nghiệp lẫn gia đình.
Mặc dù chia tay, nhưng hễ có dịp chơi đàn ở đám tiệc là ông trở về thăm vợ, có bao nhiêu tiền ông đưa cho bà hết.
Một người quen nhìn thấy cảnh gặp gỡ giấu giếm của ông bà thấy khổ quá, nên nói Cao Văn Lầu dẫn vợ về chỗ của bà cho tiện qua lại. Bất ngờ vài tháng sau, bà Tấn có thai. Ông Lầu liền qua rước bà về nhà, sau đó ông bà có với nhau 7 người con (5 trai, 2 gái).
Trên báo Thể thao và Văn hóa, ông Cao Văn Hoai - con trai nhạc sĩ Cao Văn Lầu từng kể: 'Cả đời bố tôi gắn với cây đờn, rong ruổi miết theo những cuộc chơi tài tử. Bất kể hội hè đình đám, giỗ quải, tang ma… ở đâu cũng đều rước ổng tới chơi. Ông ít khi ở nhà, cứ vác đờn dẫn anh em đi suốt có khi mấy ngày mấy đêm mới về. Tiếng tăm vang xa, nhiều người đến xin học. Mấy người nhà giàu đến tận nhà rước về dạy đờn hoài. Công tử Bạc Liêu, cậu Ba Trần Trinh Huy cũng là học trò của ổng. Mỗi lần cậu Ba mở tiệc hay rước hoa hậu, người đẹp từ Sài Gòn về chơi là đều mở cuộc đờn ca và cho xe rước ổng đến nhà chơi thâu đêm suốt sáng…'.
Một trăm năm vẫn tỏa sáng
Rằm tháng 8 (AL) năm 1919, ông Cao Văn Lầu đã chính thức công bố bản Dạ cổ hoài lang. Tính đến nay bài hát đã tồn tại chẵn 100 năm. Bài này được trình diễn trên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho. Rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương.
Một trích đoạn Dạ cổ hoài lang. |
Trải qua 100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn còn làm cho bao con tim xao xuyến. Cả những người tha hương khi nghe bản nhạc này trên đất khách cũng không thể cầm lòng.
Trong buổi tọa đàm với các nhà báo diễn ra vào chiều ngày 19/11, bà Cao Xuân Thu Vân, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cho biết, trải qua 100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn sống trong lòng cuộc đời. Bản nhạc vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử.
Giá trị độc đáo của bản Dạ cổ hoài lang là bản nhạc tạo nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ vun đắp để bản Dạ cổ hoài lang đã dần lột xác từ nhịp đôi tăng dần đến nay là nhịp 64. Cho đến khi các danh ca, danh cầm xác định điểm thăng hoa của bài vọng cổ là nhịp 32, một điểm đến vừa đủ để bản vọng cổ tỏa sáng và phát huy hết công suất vừa đủ để các tác giả cổ nhạc gửi gắm lòng mình vào 6 câu vọng cổ.
Mộ phần ông bà Cao Văn Lầu trong khu tưởng niệm. |
Bà Lâm Thị Sang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bày tỏ: 'Nhận thức rõ vai trò, giá trị của bản Dạ cổ hoài lang đối với đời sống xã hội, những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc như sưu tầm các bài gốc của bản Dạ cổ hoài lang. Đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, các cuộc thi.... để truyền lửa cho các thế hệ trẻ và người mộ điệu qua đó tôn vinh, quảng bá bản Dạ cổ hoài lang đến du khách trong nước và quốc tế'.
Tự lái máy bay đi thăm đồng ruộng, chi nửa kg vàng chỉ để mời người đẹp một ly rượu, thuê hẳn phòng đặc biệt ở Paris để ăn chơi vô độ là những câu chuyện gắn với vị công tử ăn chơi khét tiếng trời Nam.
">Phố đường tàu Phùng Hưng (Hà Nội, Việt Nam):Những chuyến tàu hỏa chạy qua khu dân cư chật hẹp là hình ảnh quen thuộc về con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội. Điều thân thuộc mà người dân khu phố này gắn bó bao năm qua trở thành nét độc đáo khi xuất hiện trên các trang báo nước ngoài. Tờ Daily Mail từng đăng tải loạt ảnh tàu chạy qua Phùng Hưng kèm theo những nhận xét "độc đáo", "ấn tượng"... về khu phố đường tàu này. Ảnh:mixsociety_,brychtap.
Trang Nat Geo Travel từng gợi ý du khách nên thưởng thức cà phê trứng khi ghé phố đường tàu cổ xưa ở Hà Nội. Khu phố nhỏ này trải dài khoảng 2 km từ đường Điện Biên Phủ đến phố Phùng Hưng. Mặc dù là điểm check-in thu hút nhiều du khách, phố đường tàu Phùng Hưng được cho là tuyến đường sắt nguy hiểm trên thế giới. Ảnh:rosiee.ng_,alyshiaturchyn. |
Chợ đường sắt Maeklong (Samut Songkhram, Thái Lan): Khu chợ này nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 60 km, là điểm đến nổi tiếng xứ chùa vàng. Điểm đặc biệt của chợ trời này là nằm sát ga tàu Maeklong, trải dài khoảng 100 m. Chợ họp từ 6-18h hàng ngày, khi tàu chuẩn bị đi qua, các chủ sạp hàng nhanh chóng hạ bạt, thu dọn đồ vào trong tránh đường cho tàu chạy. Chính điều này đã thu hút du khách từ khắp nơi đến khám phá khu chợ. Ảnh:spleenstyle thailand,atpkunzs. |
Mặc dù bị đánh giá là tuyến đường sắt nguy hiểm, các chuyến tàu chạy qua chợ Maeklong chỉ có vận tốc khoảng 30 km/h, chậm hơn tàu chạy qua phố Phùng Hưng. Một nét độc đáo nữa của khu chợ này là màu sắc sặc sỡ của những sạp hàng và màu của những đoàn tàu chạy qua, tạo nên background đẹp lạ cho các tín đồ "sống ảo". Ảnh:missdianaxia,talesofexplorers. |
Làng cổ Thập Phần (Đài Loan, Trung Quốc): Nổi lên từ bộ phim "Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi", làng cổ Thập Phần hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính. Một trong những góc check-in làm nên biểu tượng của địa điểm này là tuyến đường sắt chạy từ Thụy Phương (Tân Bắc, Trung Quốc) đến Bình Khê (Tân Bắc, Trung Quốc). Ảnh:junabellls. |
Đây là nơi làm nên cảnh quay lãng mạn trong phim Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi, ghi lại khoảnh khắc Kha Cảnh Đằng và Thẩm Giai Nghi cùng nhau đứng giữa đường ray để thả đèn trời ước nguyện. Hiện, 2 bên đường ray được người dân tận dụng làm nơi bán đồ lưu niệm, đồ ăn... Ngoài thả đèn trời ở đường ray, du khách có thể khám phá nét kiến trúc xưa cũ ở làng cổ Thập Phần, dạo quanh thị trấn ngắm thiên nhiên rừng núi... Ảnh:mariarahajeng, Quỳnh Phạm. |
Bất chấp quy định nghiêm ngặt tại quốc gia này, một nữ du khách Brazil khi tới Triều Tiên du lịch suýt bị bắt vì chụp ảnh khỏa thân và lấy trộm mũ của một binh sỹ.
">Chẳng mấy chốc, thế hệ đầu 9x sắp sửa chạm mốc 30 xuân, giật mình hoảng hốt “mình đã già như thế rồi sao?”
Hằng ngày lướt mạng xã hội, bạn thấy ngập tràn từ khoá “thanh xuân” từ bè bạn với không ít tiếc nuối.
Nhiều người biện minh cho bản thân rằng thanh xuân của mình dồn hết vào sự nghiệp để mua nhà lầu xe hơi, để tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống mai này. Và không ít người tiếc nuối khi bạn bè quanh mình dù đang xây dựng sự nghiệp vẫn đi ngược về xuôi, từ Nam ra Bắc, check-in khắp chốn trời Tây! Để tới tuổi xế chiều, khi mà bạn có rất nhiều tiền, nhưng lại không đủ sức để leo đèo vượt suối nữa.
Cũng có nhiều người tiếc nuối những ngày tháng ở bên cạnh người thân yêu của mình. Khi vấn đề cơm áo gạo tiền cứ khiến chúng ta bị cuốn vào những ngày tháng nhàm chán mà quên dành thời gian để quan tâm đến gia đình và bạn bè thân thiết, khiến những ngày tháng bên cạnh người thân cũng ngắn dần đi như thanh xuân.
Hành trình của tuổi trẻ và chia sẻ yêu thương
“Thanh xuân như một tách trà, không đi du lịch, hết thời thanh xuân.” Thanh xuân với nhiều bạn trẻ giờ đây là những chuỗi ngày rong ruổi khám phá, là những chuyến đi đầy phấn khởi tới những vùng đất mới. Khi ấy “tách trà thanh xuân” sẽ thoảng hương lúa chín vàng của ruộng bậc thang miền Tây Bắc, ướp chút mặn mòi của biển miền Trung, thêm hơi mát lạnh phả ra từ động Phong Nha, cùng vị chua ngọt hấp dẫn của trái cây đồng bằng sông Cửu Long…Và còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta cùng chia sẻ “tách trà thanh xuân” này cùng với người thân thương của mình.
10, 20 hay 30 năm sau, “chén trà thanh xuân” ấy vẫn sẽ đượm hương đậm vị. Khi ấy, gia đình cùng nhau tự hào kể lại cho thế hệ con cháu rằng mình đã từng đi đến nơi này chỗ nọ thời còn trẻ. Câu chuyện ấy tuôn tràn với những kỉ niệm thời thanh niên hoành tráng, cùng những bức ảnh “để đời”, những miêu tả sinh động về cảnh đẹp, món ngon, về văn hoá địa phương độc đáo khiến bọn trẻ trầm trồ thán phục. Hay đơn giản bạn có thể cùng bạn bè hay những người thân yêu nhắc nhớ nhau những khoảnh khắc thú vị về những chuyến đi ngày cũ…
Tuổi trẻ của mỗi người chỉ trải qua một lần trong đời. Không ai có thể níu kéo được những ngày tháng thanh xuân ấy, mà chỉ có thể sống sâu, sống đầy, góp nhặt trải nghiệm để cuộc đời tròn ý nghĩa. Vậy đừng ngại thay đổi, đừng chần chừ, lưỡng lự khi quyết định làm một chuyến đi đáng giá.
Du lịch chưa bao giờ đơn giản đến thế
Trong thời đại công nghệ 4.0 này, khi đã thật sự muốn, chuyện đi du lịch chẳng còn là chuyện khó khăn nữa. Điều “cần” nhất đó là đam mê, nếu đã đam mê xê dịch bất tận thì cứ xách ba lô lên và đi thôi. Nếu bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi của mình nhưng vẫn lo lắng những vấn đề như: Chẳng biết bắt đầu từ đâu, không có nhiều thời gian để đặt dịch vụ du lịch, hay lo lắng về chi phí có đắt đỏ hay không?... có thể thử tìm tới hệ sinh thái du lịch của BestPrice Travel, những đau đầu về việc phải đặt mỗi nơi một dịch vụ sẽ không còn nữa.
Đây cũng chính là “đặc sản” của doanh nghiệp này, khi kết hợp với nhiều đối tác có uy tín để hỗ trợ trọn gói cho khách hàng mô hình “One-stop-shop” từ những tour du lịch trọn gói đến đặt phòng khách sạn, vé máy bay riêng lẻ. Việc duy nhất khách hàng cần làm là trải nghiệm trọn vẹn bất cứ phong cách du lịch nào mình mong muốn mà không cần mất quá nhiều thời gian để liên hệ nhiều công ty cung cấp dịch vụ khác nhau.
Đến với BestPrice Travel, du khách có thể yên tâm với sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tư vấn. Mọi thắc mắc về điểm đi-đến, những băn khoăn về việc đi đâu và chơi gì cũng sẽ được tư vấn nhiệt tình từ nhân viên của BestPrice.
Với thông điệp “Sống trải nghiệm, trao yêu thương”, BestPrice Travel luôn mong muốn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất dành cho khách hàng. Trong 10 năm qua, BestPrice Travel vẫn không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của mình, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
Chỉ vài phút truy cập website www.bestprice.vn hoặc gọi điện thoại qua hotline 19006505, BestPrice Travel sẵn sàng hỗ trợ bạn lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.
(Nguồn: BestPrice Travel)
">