Để “Make in Vietnam” thành công, điều kiện đủ là thị trường Việt cần yêu sản phẩm nội địa

时间:2025-01-19 03:15:09来源:NEWS 作者:Ngoại Hạng Anh

Bộ TT&TT tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra hồi trung tuần tháng 5/2019 đã nêu rõ định hướng,ĐểMakeinVietnamthànhcôngđiềukiệnđủlàthịtrườngViệtcầnyêusảnphẩmnộiđịbang xep hạng la liga cách tiếp cận mới: doanh nghiệp công nghệ Việt Nam dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu, giải quyết các bài toán toàn cầu. Trong tiến trình này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ làm chủ và “Make in Vietnam” toàn bộ quá trình sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm, dịch vụ, làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ để không chỉ sử dụng mà còn đóng góp công nghệ mới cho thế giới.

Ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ DTT.

Dù ủng hộ định hướng, cách tiếp cận mới của Bộ TT&TT, tuy nhiên ở góc độ của đơn vị đã có hơn 6 năm tập trung làm sản phẩm, chuyên gia Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ DTT cũng chỉ rõ, thách thức, khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp chọn hướng làm sản phẩm chính là làm sao để chọn được khe hở thị trường và nhân sự chủ chốt làm công nghệ. Theo ông, thiếu hai yếu tố này thì sản phẩm khó thành công, khó ra mắt và dễ chết yểu.

Lấy dẫn chứng từ chính hoạt động của Công ty mình, ông Trung cho hay, nếu DTT không đầu tư vào giáo dục STEM trong 10 năm vừa qua thì cũng khó làm ra STEMUP – sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp phụ huynh học STEM cùng con, và cũng nhờ DTT có đội ngũ chủ chốt đam mê công nghệ, đam mê nội dung STEM mới có thể làm được. Ngay cả khi làm ra sản phẩm rồi cũng vẫn mới chỉ là bắt đầu nên lại phải tìm ra cách để phát triển.

“Nói chung, làm sản phẩm là thách thức trùm thách thức. Tuy nhiên sau một tuần ra mắt STEMUP, chúng tôi cũng nhận được nhiều sự cổ vũ nên anh em lại chấp nhận thách thức, nhịn đói làm tiếp. Đôi khi thách thức lớn nhất là phải liều, liều hơn cả startup ( vì mình biết nhiều hơn startup), hay nói cách khác là thách thức là phải vượt qua chính mình”, ông Trung chia sẻ.

Trong trao đổi với ICTnews, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) từng cho biết, thực tế đã có những doanh nghiệp phần mềm từng theo đuổi làm sản phẩm nhưng sau khi thất bại, sản phẩm làm ra nhưng không có nhiều người dùng nên lại phải quay trở lại chọn hướng làm gia công phần mềm để có kinh phí duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nhiều doanh nghiệp làm outsourcing cũng đang phải phát triển song song, lấy tiền thu được từ làm gia công để nghiên cứu sản phẩm của riêng doanh nghiệp mình.

Bình luận về câu chuyện thực tế của các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam kể trên, chuyên gia Nguyễn Thế Trung nêu quan điểm: “Đây cũng là điều bình thường, làm sản phẩm không đủ sống thì phải quay lại nguồn sống mà mình đã từng biết là gia công. Tuy nhiên, tôi tin là các doanh nghiệp này sẽ luôn nung nấu và sẽ quay lại làm sản phẩm ngay khi điều kiện cho phép, cần khuyến khích họ thay vì chê bai.

Tôi phục anh Quảng BPhone lắm, tôi phục các đồng nghiệp khác làm sản phẩm lắm, và tôi tin họ sẽ thành công với sản phẩm trong tương lai. Việc duy trì gia công và làm sản phẩm là một giải pháp hợp lý, chỉ khổ người đứng đầu phải luôn sống trong 2 môi trường khác nhau, thậm chí ngược nhau”.

Chuyên gia Nguyễn Thế Trung chia sẻ: "Tôi phục anh Quảng BPhone lắm, tôi phục các đồng nghiệp khác làm sản phẩm lắm, và tôi tin họ sẽ thành công với sản phẩm trong tương lai" (Trong ảnh: gian hàng của Bkav tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019).

相关内容
推荐内容