Hiếu PC (hay Hieupc) tên thật là Ngô Minh Hiếu. Anh từng được biết đến với tư cách một hacker, khi đứng sau một trong những hệ thống bán danh tính người dùng lớn nhất từng tồn tại.
Trang web Superget[.]info do cựu hacker này tạo ra đã bán thông tin cá nhân của hơn 200 triệu người Mỹ. Tên tuổi Hieupc được biết đến như một trong những hacker gây tổn thất tài chính cho nhiều người Mỹ nhất từ trước đến nay.
Sau quãng thời gian chuộc lại lỗi lầm tại Mỹ, giờ đây Hieupc đã trở về nước, làm lại cuộc đời và trở thành một chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam (NCSC).
Kể từ đó đến nay, Ngô Minh Hiếu thường xuyên tham gia vào các dự án cộng đồng nhằm cảnh báo và giúp mọi người nâng cao ý thức về vấn đề an ninh mạng dưới vai trò một hacker mũ trắng.
Chia sẻ với VietNamNet, anh cho biết, trong năm nay đã tìm ra 2 bug (lỗi) của Apple. Đó đều là những bug có liên quan đến dịch vụ online của Táo khuyết. Cả 2 lần gửi báo cáo của anh được Apple ghi nhận và một trong số đó đã dẫn đến quyết định vinh danh này.
Trong danh sách của Apple, Hiếu PC được giới thiệu là thành viên của CyKiller. Lý giải về cái tên này, anh cho biết CyKiller là tên gọi cũ của dự án CyPeace (tên tiếng Việt là hoà bình không gian mạng) mà anh đóng vai trò sáng lập.
Mục tiêu của CyKiller trước kia và CyPeace hiện tại là giúp các cá nhân và doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của họ khỏi những trang web giả mạo, bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác, làm ảnh hưởng tới uy tín danh dự.
“Dự án CyPeace sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm hiểu nguồn gốc, kiểm tra độ an toàn của các trang web, ứng dụng, dưới sự phân tích của các chuyên gia”, Ngô Minh Hiếu nói.
Bên cạnh Hiếu PC, trong nhóm CyPeace còn có sự xuất hiện của Phạm Tiến Mạnh (nickname Bé Mây) - một chuyên gia an toàn thông tin mới vừa được Apple vinh danh hồi tháng 3/2022.
Theo Ngô Minh Hiếu, để đảm bảo an toàn thông tin, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư thêm về bảo mật cũng như hạ tầng. Trong đó, cần chú trọng nâng cấp hệ thống, phần mềm và phần cứng đang sử dụng để tránh những lỗ hổng đã được công bố trước đó bởi nhà cung cấp.
Một vấn đề mà các doanh nghiệp cần lưu ý là nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho nhân viên để tránh các trường hợp bị tấn công từ yếu tố con người.
“Doanh nghiệp nên dành một phần nguồn lực để đầu tư vào các chuyên gia an ninh mạng. Nếu không đủ điều kiện, họ có thể tự tạo lập ra một chương trình khen thưởng bounty riêng, phù hợp với tiêu chí doanh nghiệp nhằm thu hút các hacker mũ trắng tham gia tìm kiếm lỗi. Đây cũng là cách các công ty công nghệ lớn vẫn làm để tận dụng nguồn lực chất xám từ các hacker mũ trắng nhằm vá lỗi cho sản phẩm của mình”, anh chia sẻ.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hacker Ngô Minh Hiếu (Hieupc) vừa được Apple vinh danhTrong năm học 2016 - 2017, công ty AMD Group dự kiến cấp 50suất học bổng cho sinh viên các ngành Kinh tế Tài chính - Kinh doanh, Kinh tế Kỹthuật, Luật, Môi trường, Kỹ thuật - Công nghệ, Truyền thông và Ngôn ngữ.
Mỗi suất học bổng trị giá 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, sinhviên có thêm quyền lợi thực tập tại công ty, tạo điều kiện làm việc bán thờigian, tham gia các hoạt động và sự kiện, hội thảo,v.v...
Sinh viên sẽ phải viết thư xin cấp học bổng dưới dạng bài luận.Ngoài ra còn có thư giới thiệu, đơn đăng ký. Bên cạnh tiêu chuẩn về kết quả họctập chuyên môn, trình độ tiếng Anh sẽ là một tiêu chí bắt buộc.
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký bắt đầu từ ngày 15/3 đến hết ngày31/7. Các hướng dẫn chi tiết về quy trình nộp hồ sơ và tiêu chí xét duyệt đượcđăng tải tại địa chỉ http://amdgroup.vn/
Số lượng học bổng các năm học tiếp theo dự kiến sẽ tăng thêm.
Tại buổi học đầu tiên, các chuyên gia của Tổ Công tác 1034 cùng đại diện hai sàn thương mại điện tử Postmart (Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Vỏ Sò (Voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel) đã giúp các học viên nắm bắt những thông tin hữu ích về cách thức xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử, cũng như những điều cần lưu ý khi tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Tiếp đến, các Đoàn viên, thanh niên ở Kiên Giang đã được chuyên gia về OCOP chia sẻ thông tin liên quan đến định vị thương hiệu OCOP, số hóa và chuyển đổi số.
Đây là những nội dung thiết thực, gắn với quá trình phát triển kinh tế số, đưa các sản phẩm tiếp cận với thị trường hiện đại, giúp phát triển nền kinh tế của địa phương.
Thông qua chương trình tập huấn, các học viên đã được trải nghiệm nhiều kỹ năng kinh doanh số, đồng thời trang bị thêm thông tin, kiến thức mới về xu hướng phát triển của thị trường, để từ đó có những thay đổi trong nhận thức và hành động, mạnh dạn trong áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Bình Minh
" alt=""/>Đoàn viên, thanh niên Kiên Giang học cách làm kinh tế số