Soi kèo góc Celtic vs Young Boys, 3h00 ngày 23/1
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Port FC, 18h00 ngày 20/1: Cửa dưới ‘ghi điểm’ -
Gần 90% sinh viên phải học thêm tiếng Anh ở ngoài trường đại họcChỉ gần 11% sinh viên hoàn toàn học tiếng Anh theo chương trình của nhà trường, số còn lại tìm phương thức học bổ sung như đến trung tâm Tiếng Anh, học qua internet… bởi lo ngại không đáp ứng được yêu cầu đầu ra của trường cũng như nhà tuyển dụng.
Việt Nam giữ hạng trung bình trên bảng xếp hạng các quốc gia về kỹ năng tiếng Anh
Nam sinh Học viện An ninh giành giải Nhất Olympic tiếng Anh toàn quốc
Giáo viên gắn mác 'Tây' tràn ngập trung tâm tiếng Anh châu Á
Hà Anh Tuấn “thức tỉnh” học tiếng Anh từ câu nói của bác xích lô
Đây là kết quả cuộc khảo sát do nhóm nghiên cứu đến từ Viện Thông tin Kinh tế và Phát triển thực hiện trên 600 sinh viên (cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ tư) tại 3 trường là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.
Theo đó, khi đánh giá năng lực ngoại ngữ bản thân tại thời điểm khảo sát, 57,5% sinh viên cho biết đã đạt trình độ B1, tương đương đạt chuẩn tốt nghiệp đại học hệ thông thường. Chỉ có 5,8% ở mức B2, nghĩa là có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc. Có đến 17% sinh viên vẫn ở trình độ A1 và 19,2% ở trình độ A2; nghĩa là vẫn ở mức dưới hoặc bằng trình độ tốt nghiệp PTTH sau 1-3 năm đại học.
Biểu đồ đánh giá trình độ năng lực tiếng Anh của sinh viên trong khảo sát Khảo sát trên cũng cho thấy, 89% sinh viên tìm đến các phương thức học tiếng Anh bổ sung khác ngoài chương trình của nhà trường. Trong đó, 42,4% có học thêm tại các trung tâm tiếng Anh hoặc lớp học thêm do các thầy cô tự tổ chức; 34,3% học bổ sung qua internet, tivi/đài.
“Với sự sẵn có hiện nay của internet, việc tiếp cận các chương trình tiếng Anh trực tuyến có phí hoặc miễn phí trở nên rất dễ dàng ở khắp mọi nơi. Nếu tính theo năm thì 94,7% sinh viên năm 4 chọn các phương thức học tiếng Anh khác nhau bên ngoài chương trình của nhà trường. Con số này phần nào nói lên rằng chương trình đào tạo tiếng Anh trong nhà trường chưa đáp ứng được mong đợi của các em, đặc biệt là các em năm cuối chuẩn bị tốt nghiệ” - TS Lê Phương Hòa, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.
Giải thích lý do phải học thêm tiếng Anh ở bên ngoài, 30,1% sinh viên khẳng định nếu chỉ học theo chương trình trong trường thì không thể đáp ứng yêu cầu đầu ra của nhà trường, 41,6% cho biết cần đạt trình độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu xin việc.
Các sinh viên cũng cho biết chuẩn tiếng Anh của nhà trường với nhà tuyển dụng có sự khác nhau: Cần 3,3 năm để đáp ứng chuẩn của nhà tuyển dụng, trong khi chuẩn của nhà trường chỉ cần 2,9 năm.
Chỉ 48,3% sinh viên cho rằng việc dạy của nhà trường hiện nay đáp ứng được theo chuẩn đầu ra mà nhà trường quy định. Theo các tác giả nghiên cứu, điều này cho thấy các trường tuy đã đưa ra chuẩn đầu ra cho sinh viên nhưng việc đổi với dạy học lại không đồng bộ, đẩy việc đáp ứng yêu cầu học sang cho sinh viên “tự bơi”.
Mặt khác, khoảng trống giữa yêu cầu tiếng Anh của nhà tuyển dụng và chuẩn đầu ra của nhà trường vẫn còn chênh khá xa. Chỉ 38,3% số sinh viên được khảo sát cho rằng chuẩn của nhà trường có thể đáp ứng chuẩn của các đơn vị tuyển dụng và những đòi hỏi của công việc trên thực tế.
Thực tế đánh giá từ nhiều bên cũng cho thấy dù sinh viên có qua được các chuẩn cơ bản của nhà trường hiện nay nhưng kỹ năng sử dụng thành thành tiếng Anh trong công việc rất thấp.
Phương Mai
Việt Nam giữ hạng trung bình trên bảng xếp hạng các quốc gia về kỹ năng tiếng Anh
Theo bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu do Tổ chức giáo dục Education First (EF) vừa công bố tại Thụy Sĩ, Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia.
"> -
Hà Giang linh hoạt truyền thông bệnh tan máu bẩm sinh cho người dân tộc miền núiCán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia cho học sinh vùng dân tộc miền núi tại 5 tỉnh dịch tễ. Buổi truyền thông tại huyện Đồng Văn dành cho đối tượng là cán bộ xã, trưởng, phó thôn, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên thôn, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học và người dân các thôn gần UBND xã. Cán bộ khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh đã giới thiệu, cung cấp kiến thức về nguyên nhân và cơ chế gây di truyền bệnh, cách phòng bệnh để không sinh ra những đứa con mắc bệnh; tư vấn khám sàng lọc phát hiện và điều trị bệnh...
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Hà Giang cũng tổ chức truyền thông về bệnh Thalassemia cho người dân xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn. Điểm đặc biệt là buổi truyền thông được tổ chức một phần tại phiên chợ trung tâm xã với hơn 300 người dân tham gia, sau đó, giáo viên, trưởng thôn, y tế thôn, nam nữ thanh niên chưa kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các thôn được mời đến hội trường UBND xã để nghe tư vấn về bệnh di truyền này.
Tại Hà Giang, hiện bệnh nhân Thalassemia được điều trị ở 2 bệnh viện là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang. Khoa Huyết học lâm sàng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện quản lý khoảng 300 bệnh nhân Thalassemia thể phụ thuộc truyền máu, hàng tháng bệnh nhân được truyền máu và điều trị thải sắt định kỳ.
Từ tháng 10/2022 phòng khám Huyết học thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập, từ đó phòng khám thực hiện các hoạt động chuyên môm như: tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn cho những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu làm xét nghiệm sàng lọc Thalassemia...
Chỉ tiêu chuyên môn hàng năm đến năm 2025- 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia
- Có ít nhất 10% cán bộ y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, người có ảnh hưởng đến cộng đồng (giáo viên, cán bộ tư pháp xã, cộng tác viên dân số, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản...) được nâng cao nhận thức về bệnh Thalassemia tại 5 tỉnh dịch tễ.-
- Tập trung can thiệp trên nhóm nam nữ trước kết hôn (có thể chọn học sinh cấp 3 trường dân tộc nội trú), phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện huyện và tỉnh.
Trích hướng dẫn thực hiện Nội dung 2: Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc Dự án 7, do Bộ Y tế ban hành.
"> -
Thầy cô gọi học sinh là ‘mày’: Xưng hô trong nhà trường sao cho đúng mực?Đứng trên bục giảng, thầy giáo chỉ tay vào mặt học sinh xưng “mày – tao” và mắng té tát (Ảnh cắt từ clip) Trước những vụ việc như vậy, phụ huynh lo lắng cách xưng hô không phù hợp và thiếu chuẩn mực của nhiều giáo viên có thể làm mất đi sự tôn trọng trong môi trường giáo dục và tạo thói quen giao tiếp không đúng mực cho học sinh.
“Tôi nghĩ rằng giáo viên cần phải là tấm gương về văn hóa và đạo đức cho học sinh noi theo. Bởi lẽ, mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn dạy dỗ đạo đức và văn hóa ứng xử. Khi giáo viên có những hành vi thiếu chuẩn mực, học trò rất dễ bắt chước, đặc biệt là trẻ nhỏ ở bậc mầm non và tiểu học.
Thầy cô hàng ngày vẫn dạy các em phải ngoan, lễ phép nhưng chính mình lại xưng hô thiếu chuẩn mực thì khác nào nói một đằng, làm một nẻo”, chị Nguyễn Thanh Mai, phụ huynh học sinh lớp 3 ở Hà Nội, nói.
Chị Mai cũng mong muốn các nhà trường và giáo viên cần nghiêm túc xem xét và cải thiện cách giao tiếp với học sinh để tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và tích cực.
Đồng quan điểm, anh Hoàng Trường Giang, phụ huynh học sinh ở Thái Bình, cũng cho rằng việc giáo viên xưng hô không phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cách giao tiếp của học sinh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. “Các con dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi của người lớn. Nếu thường xuyên thấy giáo viên sử dụng các từ ngữ không chuẩn mực, trẻ có thể học theo và cũng hình thành thói quen giao tiếp thiếu chuẩn mực. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cách trẻ giao tiếp với bạn bè, thầy cô mà còn tạo ra một môi trường học tập không lành mạnh”, anh Giang nói.
Giáo viên sử dụng các từ ngữ không chuẩn mực, học sinh có thể học theo và cũng hình thành thói quen giao tiếp thiếu chuẩn mực. (Ảnh minh họa) Theo các chuyên gia, xưng hô giữa thầy và trò trong nhà trường không chỉ là hoạt động giao tiếp đơn thuần mà còn mang tính giáo dục rất cao. Bởi vậy, nếu thầy cô không thận trọng trong cách xưng hô sẽ để lại hệ lụy khó lường.
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nhìn nhận cách xưng hô thiếu chuẩn mực, hành vi mắng chửi học sinh trong lớp là vi phạm chuẩn mực nhà giáo, không thể chấp nhận, nhưng nó thường là kết quả của một loạt áp lực về cả cuộc sống cá nhân lẫn chuyên môn của người đứng lớp.
“Giáo viên càng chỉ trích học trò, sự giận dữ càng lớn, càng cảm thấy mình không được tôn trọng, bất lực và không được ghi nhận. Những cảm xúc tiêu cực này càng nói sẽ càng lớn lên khiến hành động và lời nói của giáo viên càng trở nên cay nghiệt, mất kiểm soát, vi phạm chuẩn mực”.
Vì thế ông Nam cho rằng, nhà giáo dục phải sử dụng tấm gương nhân cách của mình để dạy học trò. Những hành vi vi phạm chuẩn mực không được phép diễn ra trên ‘thánh đường’ giáo dục.
Ngoài ra, ông Nam cũng cho rằng cần có một bộ quy chế xưng hô trong nhà trường, giúp việc xưng hô vừa theo chuẩn mực văn hóa mà vẫn tạo nên một bầu không khí thoải mái, hạnh phúc và thân thiện giữa thầy và trò.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, để duy trì văn hóa giáo dục tốt đẹp, cần có sự quan tâm và phối hợp từ tất cả các bên liên quan để đảm bảo môi trường học tập là nơi học sinh và thầy cô đều được tôn trọng. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra một môi trường học đường tích cực và lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
Sinh viên đuổi giảng viên ra khỏi lớp cảnh báo về văn hoá ứng xử học đườngViệc sinh viên đánh bạn trên lớp, đuổi cô ra khỏi lớp hay xem phim đồi trụy khi sống trong môi trường giáo dục phần nào thể hiện văn hoá ứng xử của sinh viên hiện nay.">