Cienco 5 phản pháo
Trong văn bản gửi Bộ GTVT, Cienco 5 khẳng định là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến dự án BT và các dự án liên quan, bất kỳ giao dịch nào được thực hiện không thông qua Cienco 5 đều vô hiệu. Trước đó, Cienco 5 đã tổ chức họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) và thông qua nghị quyết ĐHCĐ về giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thay đổi vốn điều lệ Cienco 5 Land và dự án đường trục phía Nam Hà Nội. Với lý do lo ngại thất thoát vốn nhà nước trong quá trình chuyển nhượng vốn điều lệ tại Cienco 5 Land, Cienco 5 đã hủy bỏ toàn bộ các nội dung ủy quyền mà hội đồng quản trị (HĐQT) Cienco 5 đã ủy quyền cho Cienco 5 Land liên quan tới dự án đường trục phía Nam Hà Nội và các dự án hoàn vốn như khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị Mỹ Hưng.
Một góc khu đô thị Thanh Hà đang xây dựng dở dang. |
Đồng thời, Cienco 5 gửi văn bản đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo tổng công ty, doanh nghiệp dự án rà soát lại toàn bộ tình hình triển khai thực hiện dự án BT và các dự án hoàn vốn, rà soát quá trình hoạt động của doanh nghiệp dự án, quá trình thay đổi và chuyển nhượng vốn điều lệ tại Cienco 5 Land. Cienco 5 cũng đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cienco 5 Land dừng tất cả các vấn đề liên quan tới việc chuyển nhượng dự án, chuyển chủ đầu tư/nhà đầu tư đối với dự án BT và các dự án hoàn vốn, dừng việc thay đổi chuyển nhượng vốn điều lệ tại doanh nghiệp dự án.
Đáng lưu ý hơn, Cienco 5 đã gửi Văn bản 646/TCT5 - HĐQT đến Cienco 5 Land về việc chấm dứt ủy quyền nhà đầu tư cho doanh nghiệp dự án kể từ ngày 25-4-2016. Trong văn bản này, Cienco 5 nhấn mạnh, tất cả các nội dung ủy quyền trước đây của Cienco 5 cho Cienco 5 Land liên quan đến dự án đường trục phía Nam Hà Nội và các dự án hoàn vốn khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào đều không còn hiệu lực và giá trị pháp lý. Cienco 5 là chủ thể duy nhất có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến dự án BT và các dự án khác. Tất cả các vấn đề liên quan đến việc triển khai dự án BT và dự án hoàn vốn phải được sự chấp thuận của Cienco 5. Bất kỳ giao dịch nào được thực hiện không thông qua Cienco 5 đều được xem là vô hiệu. Mọi thay đổi liên quan đến vấn đề quản lý, điều hành, vốn doanh nghiệp dự án đều phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Cienco 5.
Rạn nứt lợi ích giữa mẹ và con
Mối quan hệ giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land được bắt đầu từ năm 2007, Cienco 5 tham gia thành lập Cienco 5 Land theo hình thức công ty cổ phần. Khi đó, Cienco 5 nắm giữ 49% cổ phần (tương ứng 24,5 tỷ đồng) tại Cienco 5 Land. Mục đích thành lập Cienco 5 Land là để thực hiện dự án BT đường trục phía Nam Hà Nội. Tuy nhiên, đến năm 2015 tỷ lệ vốn của Cienco 5 Land đã tăng lên 600 tỷ đồng và tỷ lệ cổ phần Cienco 5 nắm giữ giảm xuống còn 3,3%. Việc không nắm cổ phần chi phối khiến Cienco 5 không kiểm soát được hoạt động chuyển nhượng cổ phần tại Cienco 5 Land. Đây là nguyên nhân dẫn đến những bất đồng giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land thời gian qua.
Dường như lợi ích của Cienco 5 trong thương vụ mua bán doanh nghiệp dự án trên chưa được thỏa mãn. Bởi dù không kiểm soát về vốn, nhưng với vai trò là nhà đầu tư Cienco 5 vẫn có quyền và nghĩa vụ tại doanh nghiệp dự án. Theo hợp đồng BT 02/HĐBT và Phụ lục hợp đồng đã ký kết giữa Cienco 5 với Sở GTVT Hà Tây cũ và Sở GTVT Hà Nội sau này, doanh nghiệp dự án có nghĩa vụ thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng, hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư và phải liên đới cùng với nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước Bên A và pháp luật về các công việc do doanh nghiệp dự án thực hiện. Trong mọi trường hợp, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm trước Bên A và pháp luật về công việc do Bên B nói chung và doanh nghiệp dự án nói riêng thực hiện hợp đồng này.
Điều này đồng nghĩa, với tư cách là nhà đầu tư ký kết hợp đồng, Cienco 5 có quyền chấm dứt hoạt động Cienco 5 Land và các dự án hoàn vốn theo quy định. Nếu trường hợp này xảy ra, thương vụ mua bán doanh nghiệp dự án của Tập đoàn Mường Thanh sẽ phát sinh nhiều rắc rối, muốn sở hữu Khu đô thị Thanh Hà tập đoàn này buộc phải ngồi lại đàm phán một lần nữa với Cienco 5.
Đô thị Thanh Hà nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, gồm 2 khu Thanh Hà A, Thanh Hà B, quy mô diện tích 388ha. Theo quy hoạch, khu đô thị được xây dựng theo chuẩn đô thị sinh thái với tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng. Nhưng theo người đại diện Tập đoàn Mường Thanh, sau khi mua lại dự án Đô thị Thanh Hà, sẽ triển khai xây dựng sản phẩm nhà giá rẻ ở tất cả các phân khúc chung cư, biệt thự, nhà liền kề. Những năm qua, Tập đoàn Mường Thanh từng rất thành công khi phát triển phân khúc nhà giá rẻ tại Hà Nội. |
Theo Báo Sài Gòn đầu tư
Ván cờ mới của đại gia Mường Thanh" alt=""/>Mua KĐT Thanh Hà: Mường Thanh phải đàm phán lại
Thời gian qua, tình trạng nhiều phương tiện ô tô cố tình đi vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc và vành đai trên cao liên tục được đề cập, gây bức xúc cho người dân. Lực lượng chức năng như CSGT cũng thường xuyên xử phạt nhưng tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Cần khẳng định rằng, làn dừng khẩn cấp không cho phép các loại xe đi vào. Điểm c, khoản 1, điều 26 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 quy định rất rõ: “Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường”.
Tài xế điều khiển xe ô tô đi vào làn đường nói trên có thể bị xử phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được chỉnh sửa, bổ sung bởi Nghị định 123/2022/NĐ-CP) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.
Cụ thể, theo khoản 5, Điều 5 Nghị định này, hành vi "điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc" bị phạt tiền ở mức 4-6 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng.
Hoàng Hiệp(Video: Vũ Quý Đông)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cố tình đi vào làn dừng khẩn cấp, lái xe bị tước bằng như chơiChỉ vì tiện và muốn nhanh hơn người khác, lái xe ô tô có thể bị phạt đến 6 triệu và tước GPLX đến 3 tháng vì đi vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc hoặc đường vành đai trên cao." alt=""/>Đường thoáng nhưng Mercedes G63 vẫn lao vù vù vào làn khẩn cấp trên vành đai 3Hiện nay trên địa bàn toàn huyện tồn tại 57 lò gạch, trong đó 50 lò úp vung áp dụng công nghệ xử lý khói thải, 6 lò vòng và 1 lò đứng. Các lò trên hoạt động không có giấy phép xây dựng, giấy phép hoạt động, hầu hết không đảm bảo vệ sinh môi trường. 4 lò phát sinh từ năm 2015 gồm 2 lò đã đi vào hoạt động và 2 lò xây mới (hiện đã đình chỉ).
Những lò gạch không phép tồn tại trên địa bàn huyện Sóc Sơn |
Liên quan đến vấn đề này, đối với các lò gạch đã được thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn phối hợp với xã có công trình vi phạm kiểm tra thiết lập hồ sơ. Tuy nhiên chưa giải quyết xử lý triệt để đến nay vẫn còn tồn tại. Đặc biệt là 4 lò gạch mới phát sinh năm 2015 đến nay, Sở Xây dựng đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND các xã kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, yêu cầu các cơ quan liên quan cắt điện, nước đình chỉ hoạt động của các lò gạch vi phạm, khẩn trương thiết lập hồ sơ yêu cầu chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm. Nếu không thực hiện đề nghị UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế đảm bảo an toàn, an ninh trật tự theo đúng quy định đối với các lò gạch trên. Tổ chức thực hiện hoàn thành trong tháng 3/2016.
Đối với các lò gạch tồn tại trên địa bàn huyện đề nghị huyện khẩn trương thực hiện các giải pháp để chấm dứt hoạt động theo lộ trình tại văn bản số 4101/UBND-QHXDGT (ngày 7/3/2013) và Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND (ngày 12/4/2013) của UBND Thành phố.
Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND huyện tiếp tục kiểm tra, rà soát về số lượng lò gạch hiện có trên địa bàn. Làm rõ về việc quản lý đất đai, nghĩa vụ tài chính, thuế, phí môi trường đối với các lò gạch trên địa bàn huyện.
Trước đó, ngày 14/3, một tờ báo điện tử có đăng bài phản ánh "Thâm nhập lò gạch "thổ phỉ": Thanh tra xây dựng đòi 250 triệu đồng "bảo kê". Theo nội dung thông tin bài báo đăng tải, khi phóng viên trực tiếp gặp ông Minh - cán bộ Thanh tra xây dựng (Sở Xây dựng) TP Hà Nội, để hỏi về việc xây lò gạch trái phép cần những điều kiện gì, họ điềm nhiên ra giá “bảo kê” xây dựng với số tiền 250 triệu đồng.
Ngày 14/3, Sở Xây dựng Hà Nội tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Đinh Hoàng Minh - chuyên viên thuộc bộ phận Thanh tra chuyên ngành số 2 thanh tra sở. Cùng ngày, ông Võ Nguyên Phong – Phó Giám đố Sở Xây dựng cũng có văn bản yêu cầu đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ vụ việc và kiên quyết xử lý cán bộ nếu có vi phạm.
Trong một diễn biến khác, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cũng đã có văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo kiểm tra các nội dung báo chí nêu và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm theo quy định, báo cáo thành phố trước ngày 20/3/2016.
Hồng Khanh
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ nghi vấn ra giá 'bảo kê' lò gạch" alt=""/>Nghi vấn ‘bảo kê lò gạch’: Cưỡng chế phá dỡ toàn bộ lò gạch vi phạm