Đi bộ mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Shutterstock).
Những lợi ích về mặt thể chất của việc đi bộ
Theo TS Bryant, nhiều hệ thống trong cơ thể có thể được hưởng lợi từ việc đi bộ. Đi bộ có thể giúp:
- Cải thiện sức khỏe và chức năng tim mạch.
- Tăng khả năng hiếu khí, sử dụng oxy để trao đổi chất nhằm tạo năng lượng khi chạy.
- Cải thiện huyết áp.
- Kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất.
- Duy trì cân nặng.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.
- Duy trì khả năng vận động.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải trong 150 đến 300 phút một tuần. Vì vậy, 30 phút đi bộ nhanh trong 5 ngày một tuần sẽ giúp bạn đạt đến mức thấp nhất trong phạm vi đó.
Nếu bạn đi bộ để kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân, có lẽ bạn sẽ muốn đi bộ lâu hơn. TS Bryant khuyên bạn nên đi bộ từ 45 đến 60 phút hầu hết các ngày. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đi cùng lúc. Đi bộ 30 phút vào buổi sáng và đi bộ 20 phút sau bữa tối cũng được.
Nếu bạn đã xây dựng thói quen đi bộ và muốn thử thách bản thân hơn, hãy thử mặc áo vest có trọng lượng hoặc đi bộ lên đồi.
Nghiên cứu cho thấy, tốc độ đi bộ trung bình 3-4,8km/giờ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 15% so với người đi bộ nhàn nhã 3km/giờ hoặc khoảng 60 bước mỗi phút bất kể khoảng cách đi được.
Chọn tốc độ đi bộ khá nhanh 5-6,5 km/giờ hoặc 80-120 bước mỗi phút sẽ giúp giảm 24% nguy cơ tiểu đường. Đi bộ nhanh với tốc độ 6,5km/giờ hoặc nhanh hơn (hơn 120 bước mỗi phút) có nguy cơ thấp hơn 39%.
Ngoài ra, những người đi bộ nhanh có tuổi thọ cao hơn tới 20 năm so với những người đi bộ chậm. Việc đi bộ nhanh hơn có liên quan đến việc làm chậm quá trình lão hóa sinh học.
Lợi ích về mặt tinh thần của việc đi bộ
Đi bộ có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm lý và tinh thần, đặc biệt là nếu bạn đi bộ ngoài trời.
"Đi bộ ngoài trời, hòa mình vào thiên nhiên cho phép bạn giải tỏa căng thẳng, hiểu những gì đang diễn ra và tăng khả năng tập trung", Tiến sĩ - Bác sĩ Mark A. Slabaugh, chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình y học thể thao tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore, Maryland (Mỹ) nói.
Theo ông, điều này giúp bạn có thể gần như thiền định, kết nối với suy nghĩ của mình, hiểu được điều gì là quan trọng và thư giãn.
TS Bryant cũng là người thích đi bộ ngoài trời. "Có rất nhiều lợi ích tuyệt vời khi có thể có sự xao nhãng tích cực, thay đổi cảnh quan và tận hưởng ánh sáng mặt trời và không khí trong lành", ông nói.
Đi cùng một thành viên gia đình hoặc bạn bè sẽ giúp bạn giao lưu, điều này cũng tốt cho sức khỏe tinh thần. Đi bộ cũng có thể giúp bạn thanh lọc tâm trí và tăng cường khả năng sáng tạo.
Cách biến việc đi bộ thành thói quen
Khi bạn bắt đầu đi bộ thường xuyên, có lẽ bạn sẽ thấy mình thích nó đến mức bạn sẽ tăng dần. Sau đây là một số cách dễ dàng để bắt đầu và duy trì:
- Bắt đầu từ những việc nhỏ
Lúc đầu, bạn có thể chỉ đi bộ một đoạn ngắn quanh khu nhà, sau đó tăng dần. Nếu bạn đi bộ trong năm phút, bạn có thể tăng lên 10 phút. Xu hướng đi lên tốt đó giúp bạn theo nhiều cách khác nhau.
- Hãy ghi nhớ những lợi ích không liên quan đến cân nặng
Bạn hãy dành thời gian để đánh giá cao những thay đổi tích cực đến từ việc cam kết thực hiện thói quen đi bộ, dù là nhỏ. Bạn sẽ có động lực hơn, có sức khỏe tinh thần tốt hơn, đưa ra quyết định về thực phẩm tốt hơn và đưa ra những lựa chọn tích cực duy trì thói quen đi bộ của mình.
- Giữ cho nó thú vị
Bạn có thể thay đổi lộ trình và khám phá những khu vực mới, mời một người bạn đi cùng hoặc tìm một podcast hoặc danh sách phát nhạc để đắm chìm vào đó. Kết hợp các chuyến đi bộ của bạn bằng cách thêm các khoảng thời gian hoặc các động tác cho phần thân trên cũng có thể giúp chuyến đi trở nên thú vị và hấp dẫn.
Và khi trời quá nóng hoặc mưa để đi bộ ngoài trời, bạn hãy thử đi bộ trong nhà.
Bạn có thể thử các bài tập đi bộ sau:
- Bài tập đi bộ và tập luyện với dây kháng lực trong 30 ngày.
- Bài tập đi bộ trong nhà cho những ngày mưa.
- Bài tập chạy bộ ngắt quãng trong 20 phút.
- Bài tập tim mạch trong nhà trong 10 phút.
Khối u sưng phồng vùng cổ khiến H. luôn phải xõa tóc dài che đi khối u (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Ngay khi phát hiện khối u, dù còn rất nhỏ, H. đã được mẹ đưa đi khám ở nhiều cơ sở y tế chuyên khoa nhi và ung bướu, với mong muốn có thể cắt bỏ sớm. Tuy nhiên, lần nào hai mẹ con cũng thất vọng quay về vì bác sĩ nói không mổ được do khối u nằm ở vị trí nguy hiểm.
Cô gái luôn phải để tóc dài, trời nóng mấy cũng không chịu buộc tóc vì muốn che đi khối u phồng to bên cổ. 2 năm gần đây, u phát triển to nhanh khiến cổ cô bị sưng phồng, khó cử động vùng cổ, đôi khi đau vùng cổ gáy như điện giật.
TS.BS Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, H. mắc bệnh đa u xơ thần kinh, đây là một căn bệnh khá hiếm gặp nhưng trường hợp của bệnh nhân hoàn toàn có thể phẫu thuật và nên thực hiện phẫu thuật.
Vị trí u sát với các dây thần kinh trọng yếu nên bệnh nhân phải đối mặt với những tai biến có thể gặp như liệt dây thần kinh, tê bì, rối loạn cảm giác, ảnh hưởng não bộ...
Theo TS Nghĩa, dù cô gái mang khối u lành nhưng kích thước lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, hơn nữa vẫn có thể ác tính hóa, vì vậy, tốt nhất nên phẫu thuật sớm nhất.
"Tuy nhiên, đây là một ca phẫu thuật khó do u có kích thước lên tới 8cm, xuất phát từ tủy sống, nằm ngay dưới nền sọ, kẹt giữa xương sọ và xương cột sống, gần động tĩnh mạch cảnh nuôi nửa đầu bên trái, khối cơ cổ.
Vị trí u sát với các dây thần kinh trọng yếu nên bệnh nhân phải đối mặt với những tai biến có thể gặp như liệt dây thần kinh, tê bì, rối loạn cảm giác, ảnh hưởng não bộ. Không chỉ vậy, điều khiến ekip phẫu thuật lo ngại nhất là nguy cơ chảy máu ồ ạt do tổ chức mủn nát, khó cầm, đe dọa tính mạng bệnh nhân", TS Nghĩa thông tin.
Sau khi giải thích cả lợi ích, nguy cơ, gia đình H. và bản thân cô vẫn mong muốn được phẫu thuật để không còn phải chịu những cơn đau, sự tự ti khi có khối u sưng phồng ngay cổ.
Ekip phẫu thuật thực hiện ca mổ rất thận trọng, chú ý từng milimet đường mổ. Các bác sĩ đã lấy trọn vẹn khối u, bệnh nhân mất ít máu nên hồi phục nhanh chóng, vết mổ liền nhanh.
Sau mổ, bệnh nhân không rối loạn cảm giác vùng đầu cổ, vận động không bị ảnh hưởng, đặc biệt đã có một chiếc cổ bình thường như bao người khác.
" alt=""/>Thiếu nữ Hà Nội ám ảnh khối u hiểm sưng phồng ở cổ suốt 7 nămEm bé được đưa ra ngoài bụng mẹ với 1 vòng dây rốn quấn cổ, 5 vòng dây rốn quấn chặt chân, tay và thân.
Sản phụ Đ.H.L, 33 tuổi, mang thai 35 tuần 4 ngày nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF). Qua các lần thăm khám trước đó, thai kỳ của chị được đánh giá là bình thường, có thể theo dõi sinh thường.
Chị cho biết, đêm ngày 15/9, thai nhi ít đạp, nhưng không nghĩ nhiều bởi cho rằng đêm nên em bé ngủ. Tuy nhiên, như thông thường, ban đêm chị dậy đi vệ sinh thì sẽ thấy bé đạp, nhưng lần này thì không. Tới sáng 16/9, 6h30 vợ chồng chị mở nhạc cho bé nghe, nhưng không thấy thai nhi đạp hay phản ứng. Vợ chồng chị quyết định đợi thêm đến 8h30, với bản năng của người mẹ, đồng thời nhớ lại lời các bác sĩ TCI căn dặn về các dấu hiệu bất thường, chị đã quyết định đến viện khám.
Kết quả thăm khám ban đầu khiến gia đình và các bác sĩ không khỏi giật mình. Siêu âm cho thấy, hình ảnh 1 thai ngôi đầu trong buồng tử cung, nhau ối bình thường, P: 2585 gram, tim thai: 155 lần/phút, lưỡng đỉnh: 94 mm. Dây rốn quấn cổ 1 vòng; tăng PSV và giảm trở kháng động mạch não giữa. MCA - PSV khoảng 92,8. PIMCA 0,73; đo monitor cho thấy: tim thai dao động kém, cơn co tử cung âm tính.
Chẩn đoán: thai 35 tuần 4 ngày, IVF, thai suy, mẹ đái tháo đường thai kỳ. Tình hình được đánh giá là nguy cấp, đòi hỏi phải có hành động thiết thực lập tức.
Cuộc đua với thời gian, khẩn cấp cứu thai nhi bị suy
Trước tình hình nguy cấp, các bác sĩ tại Thu Cúc TCI lập tức mổ lấy thai khẩn cấp, cứu hai mẹ con sản phụ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Phụ sản của bệnh viện, người trực tiếp chỉ đạo ca mổ, nhấn mạnh: "Chỉ cần sản phụ đến chậm thêm một chút nữa, thai nhi có thể đã không qua khỏi do suy thai nặng. Lẽ ra, sản phụ nên tới thăm khám ngay từ đêm 15/9 khi bé có dấu hiệu ít đạp".
Ca mổ được tiến hành lập tức với sự tham gia của các bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm bao gồm: bác sĩ Nguyễn Văn Hà, bác sĩ Phạm Thu Trang (Trưởng đơn nguyện Đẻ) và TS.BS Lê Tiến Dũng cùng ê-kíp hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Phó giám đốc kiêm Trưởng Khoa Phụ sản của Bệnh viện Thu Cúc TCI cùng ê-kíp trong một ca mổ.
Ca mổ được thực hiện nhanh chóng, sau ít phút căng thẳng, tiếng khóc chào đời của bé trai đã xé tan bầu không khí nặng nề trong phòng mổ. Một bé trai kháu khỉnh, nặng 2,5 kg được đưa ra khỏi "xiềng xích" an toàn.
Tuy nhiên, nguy hiểm vẫn chưa dừng lại. Qua thăm khám ban đầu, các bác sĩ nhận định: trẻ non tháng, có dấu hiệu suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh sớm. Lập tức, bé được chuyển tới phòng sơ sinh để được chăm sóc đặc biệt. Trong khi đó, sức khỏe của người mẹ được đánh giá là ổn định sau ca mổ.
Bé trai được điều trị tích cực với liệu trình truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ hô hấp. Kết quả đã không phụ lòng mong đợi của gia đình và đội ngũ y bác sĩ. Sau 4 ngày lưu viện, sức khỏe của bé đã phục hồi tốt. Cả hai mẹ con sản phụ được xuất viện.
Chia sẻ về hành trình vượt cạn của mình, chị H.L cho biết: "Thoát khỏi sinh tử trong gang tấc, ngay lúc này khi bế con trên tay an toàn, tim tôi vẫn đập nhanh, đầy sợ hãi. Cảm ơn các bác sĩ rất nhiều vì đã giúp 2 mẹ con bình an".
Bác sĩ Nguyễn Văn Hà nhấn mạnh: "Trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn gần sinh, các mẹ cần lưu ý đến mọi dấu hiệu bất thường. Việc thai nhi đạp ít hơn, trong nhiều trường hợp có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng như trong trường hợp chị H.L. Các mẹ bầu cần theo dõi sát sao các cử động của thai nhi; không chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào; khi có nghi ngờ, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay".
" alt=""/>Cứu sống thai nhi bị suy thai do 5 vòng dây rốn quấn chặt