Năm 2009, anh xây dựng gia đình riêng. Sống với nhau suốt 10 năm, có với nhau 3 mặt con nhưng cuộc sống hôn nhân bất đồng, nhiều mâu thuẫn, 2 vợ chồng quyết định ly thân. Anh Lâm nhận nuôi 2 con lớn là bé Nguyễn Tùng Anh (12 tuổi) và bé Nguyễn Thùy Dương (10 tuổi), con nhỏ 4 tuổi theo mẹ.
Một mình “gà trống nuôi con”, anh đi làm nghề sửa chữa máy giặt nhằm kiếm chút tiền cho các con ăn học. Trong lúc mọi thứ còn quá nhiều khó khăn, anh phát hiện mắc bệnh ung thư não.
Hai năm tiếp theo là quãng thời gian kinh hoàng đối với người cha khốn khổ. Vừa vật lộn chiến đấu với bệnh tật, anh lại canh cánh nỗi lo các con ở nhà cùng bà nội già yếu đã gần 80 tuổi. Trước hoàn cảnh đáng thương của anh, bạn đọc đã ủng hộ số tiền 54.577.500 đồng.
“Ngoài số tiền mà báo VietNamNet trao ngày hôm nay, trước đó anh trai tôi cũng được nhiều mạnh thường quân động viên. Số tiền này chúng tôi sẽ giành để nuôi các cháu ăn học. Đó cũng là tâm nguyện của anh Lâm trước lúc qua đời. Thay mặt gia đình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến mọi người chung tay giúp đỡ trong khó khăn, hoạn nạn”, anh Nguyễn Văn Duẩn, em trai anh Lâm chia sẻ.
Phạm Bắc
" alt=""/>Anh Nguyễn Văn Lâm bị ung thư não đã qua đờiTại cơ quan điều tra, Đinh Văn Tiến và Trương Tuấn Anh đã khai nhận hành vi buôn bán người của mình.
Theo đó, hàng ngày Đinh Văn Tiến lên mạng xã hội facebook tìm các bé trong độ tuổi từ 14-16 để kết bạn, làm quen.
Lợi dụng tâm lý “nhẹ dạ, cả tin” muốn được tự lập sớm của các bé gái, Tiến rủ các nạn nhân lên Phú Thọ làm ở quán cắt tóc, bán trà sữa với lời hứa công việc nhẹ nhàng, lương cao.
Sau khi các bé gái đồng ý, Tiến sẽ dẫn các bé gái giao lại cho Tuấn Anh. Mỗi trường hợp giao dịch thành công, Tiến được trả công từ 2-3 triệu đồng.
Nhận “hàng” từ Tiến, Tuấn Anh cho các bé gái đi spa làm đẹp, tân trang bằng những bộ quần áo mới, mua điện thoại. Từ đó, các bé gái ngày càng tin tưởng Tuấn Anh mà không ngờ bản thân mình sắp bị bán vào “động quỷ”.
Để chắc chắn khống chế được các nạn nhân, sau các buổi làm đẹp, mua sắm, Tuấn Anh đã ép nạn nhân phải viết giấy vay nợ, từ đó, buộc phải ở lại làm nhân viên phục vụ quán karaoke, massage ở Phú Thọ để trả nợ.
Trước đó, Công an huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nhận được trình báo của một hộ dân về việc con gái 14 tuổi mất tích. Quá trình điều tra, Công an huyện Hải Hậu phối hợp với Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện bé gái 14 tuổi nói trên có liên quan đến một đường dây buôn bán người dưới 16 tuổi.
Cầm đầu đường dây này là Đinh Văn Tiến và Trương Anh Tuấn.
“Đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ xác định 6 bé gái là nạn nhân của đường dây buôn bán người do Tiến và Tuấn cầm đầu.
Cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục củng cố, thu thập thêm tài liệu để xác định vai trò của 2 người phụ nữ này trong vụ án. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh với 2 người phụ nữ để mở rộng điều tra vụ việc”, vị lãnh đạo phòng PC02 cho biết thêm.
Công an huyện Hải Hậu vừa phá đường dây có dấu hiệu buôn bán người, giải cứu nhiều thiếu nữ.
" alt=""/>Đường dây buôn bán người: Âm mưu khi đưa bé gái vào spa của 'tú ông'Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, đề xuất phương án điều hành room tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
“Bộ Xây dựng cũng đề nghị NHNN hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay, giải ngân nhanh chóng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ” - Thứ trưởng cho biết.
Bên cạnh những giải pháp đồng bộ từ các cơ quan, Bộ, ngành địa phương, Thứ trưởng nhấn mạnh: Về lâu dài việc triển khai dự án phải triển khai theo đúng quy định vay dự án nào phải thực hiện dự án đó tránh đầu tư dàn trải, không đúng dự án tạo sự mất cân bằng như trong thời gian qua.
Theo báo cáo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tính toán trong 10 tháng đầu năm 2022, cơ cấu nguồn vốn bất động sản có 71% là tín dụng ngân hàng, trong khi đó cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 2%, vốn tự có khoảng 10%, trái phiếu doanh nghiệp 10%, vốn FDI 7%.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nếu phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, thị trường địa ốc sẽ không phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được dòng tiền ổn định để duy trì hoạt động đầu tư và triển khai dự án. Những khó khăn về dòng vốn cho thị trường bất động sản trong 2 quý cuối năm 2022 là minh chứng rõ nhất.
Nếu phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, thị trường địa ốc sẽ không phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được dòng tiền ổn định. (Nguồn: Viện ĐTNC BIDV)
Theo vị chuyên gia này, cấu trúc vốn các doanh nghiệp bất động sản cần phải thay đổi. Hệ thống vốn vay ngân hàng chỉ nên chiếm 50%, thay vào đó là đa dạng hoá các kênh huy động vốn, đẩy mạnh phát triển vốn từ kênh trái phiếu, cổ phiếu, dòng vốn FDI...
Ưu tiên dự án đủ pháp lý, giá cả phù hợp
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, bất động sản là câu chuyện dòng tiền rất lớn, quyện rất chặt với thị trường tài chính, hệ thống tài chính ngân hàng. Do đó, cần thúc đẩy cả thị trường tài chính và bất động sản. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo kinh doanh nhưng tránh đổ vỡ, những điểm nghẽn, những khó khăn bản thân chúng tạo ra, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Theo ông Thành, trước mắt cần tạo ra môi trường chính trị ổn định để tạo dựng lại lòng tin khi thị trường bị đổ vỡ, đóng băng. Thứ hai là minh bạch các vấn đề pháp lý liên quan đến tài chính và tiền tệ. Nếu xử lý được hai vấn đề trên thì mối quan hệ giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp bất động sản mới có thể về trạng thái dòng tiền dịch chuyển bình thường.
Cũng theo vị chuyên gia này, đầu tiên cần phải đảm bảo rằng các điều kiện để dòng tiền có thể tiếp sức, “bơm máu” cho các dự án bất động sản không quá ngặt nghèo.
Thứ hai, để các doanh nghiệp bất động sản thực hiện dự án tiếp tục phát hành trái phiếu, có thể là đảo nợ, có thể là triển khai dự án cho dòng tiền được tiếp tục. Thứ ba là chính sách cần tập trung để giải quyết, phát triển quan hệ cung cầu dựa trên nhu cầu thật.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đánh giá, với các cơ chế, chính sách, giải pháp quan trọng đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong năm 2021-2022, việc thành lập Tổ công tác cũng như những chính sách được ban hành trong thời gian tới sẽ giúp các doanh nghiệp, địa phương xử lý được các tồn tại, khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản thời gian qua. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, xây dựng nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.