Vừa qua, trên các diễn đàn mạng giải trí của giới trẻ Việt đã đồng loạt lan tỏa các hình ảnh của nữ du học sinh Vũ Quỳnh Anh (SN 1997), hiện học trường Camden Catholic, New Jersey, Mỹ. Trang Facebook cá nhân và tài khoản Instagram của Quỳnh Anh ngay sau đó hút hơn hàng chục nghìn người theo dõi.
Mới đây, Quỳnh Anh vào top 5 của cuộc thi ảnh Miss Viet Nam - New York do hội sinh viên Việt tại New York tổ chức nhằm chào đón Tết Ất Mùi 2015.
Gương mặt của Quỳnh Anh cũng được dân mạng nhận xét có nhiều nét tương đồng với hot girl Mie Nguyễn. Về điều này, 9X bày tỏ: "Được mọi người nhận xét giống với chị Mie Nguyễn mình rất vui. Rất mong bản thân sẽ được tài giỏi và thành công như chị ấy". Điều thú vị hơn khi Quỳnh Anh và Mie Nguyễn hiện cũng là chị em thân thiết với nhau tại Mỹ.
Quỳnh Anh cho biết, cô từng đỗ vào trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, để trau dồi vốn tiếng Anh nên 9X đã chọn học tại một trường quốc tế. Cuối năm 2013, Quỳnh Anh chính thức qua Mỹ du học.
9X thu hút mọi ánh nhìn bởi nụ cười tươi tắn. Cô có sở thích chụp ảnh, nấu ăn, du lịch và tham gia các hoạt động xã hội. Các hình ảnh của Quỳnh Anh chia sẻ trên trang cá nhân nhận được hàng nghìn lượt like (thích).
Năm nay là lần thứ 2 Quỳnh Anh phải đón Tết xa nhà. "Trong khi Việt Nam đón Tết thì bên Mỹ vẫn phải đi học bình thường. Để vơi bớt nỗi nhớ nhà, mình và các bạn du học sinh tổ chức tiệc ăn uống, gói bánh chưng, chả giò... để đón tất niên", Quỳnh Anh chia sẻ.
Khi được dân mạng Việt chú ý, cuộc sống của Quỳnh Anh không có nhiều sự thay đổi. Theo cô, sống xa nhà thì thêm bạn thêm vui.
Học tập xa nhà cũng là cách Quỳnh Anh sống tự lập và giúp bản thân cô chín chắn hơn. "Hồi còn ở Việt Nam mình được bên cạnh gia đình, bạn bè. Nhưng khi sang Mỹ học thì tất cả mọi thứ đều phải tự lập. Nhiều lúc nhớ nhà không ai bên cạnh tâm sự, nhưng điều đó khiến mình có nhiều kinh nghiệm sống, bản thân trưởng thành rất nhiều", du học sinh 9X tâm sự.
(Theo Zing)
" alt=""/>Du học sinh bất ngờ nổi tiếng vì vẻ đẹp mộcMột số nhà sản xuất linh kiện thậm chí còn nhận được đơn hàng nhiều hơn 90 triệu máy nhưng cho biết, Apple thường đặt số lượng lớn vào ban đầu và sau đó điều chỉnh khi sản phẩm chính thức bán ra.
Dù đơn hàng tích cực, Apple đang đối mặt với nhiều thách thức từ các đối thủ tại Trung Quốc, thị trường đóng góp khoảng 17% tổng doanh thu trong quý I. Màn trở lại ấn tượng của Huawei đã loại “ông lớn” Mỹ ra khỏi top 5 thương hiệu smartphone bán chạy nhất đại lục trong quý II.
Nhìn chung, các nhà cung ứng của Apple tỏ ra thận trọng và dự đoán các lô hàng iPhone không có biến động lớn so với năm 2023.
Huawei cũng có những khó khăn của riêng mình. Từ tháng 5, công ty Trung Quốc tiếp tục gặp khó trong việc tiếp cận chip di động từ Qualcomm.
Jeff Pu, Giám đốc hãng chứng khoán Haitong, dự đoán Apple sẽ bán khoảng 88 triệu iPhone năm nay nhưng không tin đây là khởi đầu của “siêu chu kỳ”.
Apple Intelligence dù hứa hẹn nhưng không đột phá trong năm 2024. Theo chuyên gia, năm 2025 sẽ quan trọng hơn vì hệ sinh thái AI rộng lớn đã “chín” hơn.
(Theo Nikkei)
Số liệu thống kê mới được Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, trong tháng 12/2022, hệ thống kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận có 1.769 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
“Số lượng điểm yếu, lỗ hổng nêu trên là rất lớn, do đó Cục An toàn thông tin đã chỉ đạo NCSC triển khai đánh giá, xác định các lỗ hổng nguy hiểm, có ảnh hưởng trên diện rộng và hướng dẫn các bộ, ngành khắc phục”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.
Đặc biệt, theo Cục An toàn thông tin, có một số lỗ hổng bảo mật đã và đang được các nhóm tấn công lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích - APT. Đơn vị này cũng điểm ra một số lỗ hổng vẫn còn tồn tại trên nhiều máy, chưa được xử lý như: lỗ hổng “CVE-2019-0708” ảnh hưởng hơn 4.300 máy, “CVE-2018-20250” ảnh hưởng gần 2.000 máy, hay “CVE-2017-8543” ảnh hưởng hơn 1.400 máy.
Bên cạnh các điểm yếu, lỗ hổng ghi nhận, hệ thống kỹ thuật của NCSC còn phân tích và phát hiện nhiều máy tính của cơ quan nhà nước có kết nối đến địa chỉ IP/Domain nghi ngờ độc hại do các phần mềm phòng chống mã độc đã ghi nhận.
Để đảm bảo an toàn hệ thống, Cục An toàn thông tin đã đề nghị các đơn vị chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin tại cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện rà soát xác định và tiến hành vá các lỗi trên hệ thống.
Trong chia sẻ tại hội thảo “An toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2022” hồi giữa tháng 12/2022, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, mặc dù nhận được cảnh báo về tấn công mạng hay cảnh báo về điểm yếu, lỗ hổng từ các cơ quan chức năng, song thời gian qua vẫn còn nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm xử lý để giảm thiểu rủi ro.
Trao đổi với VietNamNet về tình trạng hàng tháng các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật được ghi nhận tồn tại trong hệ thống của cơ quan, tổ chức nhà nước đều rất cao, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty NCS phân tích, thực tế hiện nay đa số máy tính tại các cơ quan nhà nước sử dụng hệ điều hành Windows. Trong đó, có nhiều máy tính không bản quyền hoặc quá cũ như Windows XP, Windows 7, dẫn tới không được cập nhật đầy đủ bản vá một cách tự động.
Để khắc phục tình trạng trên, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn cho rằng, các cơ quan, tổ chức cần mở chiến dịch rà quét, cập nhật bản vá cho các máy tính. Nếu không cập nhật được tự động có thể tải thủ công các bản vá từ website của nhà sản xuất
“Trong hệ thống mạng, nếu một máy tính có chứa lỗ hổng, hacker có thể xâm nhập máy tính này, từ đó nằm vùng, thu thập thông tin rồi tiếp tục tấn công sang các máy tính khác trong mạng. Đây là một hình thức tấn công APT rất phổ biến tại Việt Nam trong thời gian vừa qua”, ông Vũ Ngọc Sơn thông tin thêm.
" alt=""/>Gần 1.800 điểm yếu, lỗ hổng bảo mật tồn tại trong hệ thống của cơ quan nhà nước