当前位置:首页 > Thế giới

Nhiều doanh nghiệp còn lơ là việc bảo vệ tài sản thương hiệu trên môi trường mạng

Nhận thức bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp trên mạng còn chưa đầy đủ

Trước sự bùng nổ của du lịch trực tuyến trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0,ềudoanhnghiệpcònlơlàviệcbảovệtàisảnthươnghiệutrênmôitrườngmạkèo tây ban nha việc ứng dụng các công nghệ cao nhằm mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo các xu hướng công nghệ mới mà quên mất rằng, việc tăng sức cạnh tranh trên thị trường mục tiêu có thể xuất phát đơn giản từ việc xây dựng và bảo hộ tên miền thương hiệu trên môi trường mạng.

Ông Trần Minh Tân – Giám đốc VNNIC chia sẻ về tình hình sử dụng tên miền quốc gia trong kinh doanh du lịch trực tuyến tại phiên thảo luận "Bùng nổ của du lịch trực tuyến".

Trong chia sẻ tại phiên thảo luận “Bùng nổ của du lịch trực tuyến” trong khuôn khổ sự kiện Ngày du lịch trực tuyến 2019 chủ đề “Xu hướng tất yếu của Du lịch trực tuyến” vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, bên cạnh các số liệu về tốc độ phát triển, chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, ông Trần Minh Tân – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã đưa ra con số đáng báo động về tình hình sử dụng tên miền quốc gia trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam.

Cụ thể, số liệu của VNNIC cho thấy, trên tổng số 481.428 tên miền quốc gia “.VN” đã đăng ký sử dụng, chỉ có 760 tên miền được sử dụng trong ngành du lịch trong khi hơn 40.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong ngành nghề này. Con số phần nào phản ảnh sự “chủ quan” trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu du lịch của các doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến.

Theo ông Tân, tuy con số 760 tên miền quốc gia “.VN” được sử dụng trong ngành du lịch (được rà soát theo các cụm từ liên quan đến ngành du lịch) chưa thể phản ánh hết về xu hướng và hiện trạng hoạt động của du lịch trực tuyến tại Việt Nam nhưng cũng phần nào cho thấy việc nhận thức về xây dựng và bảo hộ thương hiệu Việt còn chưa đầy đủ. Bên cạnh email, website được coi là một trong những phương tiện phản ánh sát thực nhất về việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh thương mại.

Dù mạng xã hội, cụ thể là Facebook tại Việt Nam, luôn dẫn đầu là kênh doanh nghiệp tin dùng nhiều nhất để hỗ trợ quảng cáo (theo số liệu từ Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có dùng mạng xã hội để quảng cáo lên tới 49%) nhưng chỉ có website mới là kênh đo kiểm tỉ lệ chuyển đổi, phân tích hành vi online hữu hiệu cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, website gắn liền tên miền quốc gia “.VN” không chỉ giúp khẳng định uy tín của doanh nghiệp mà còn là phần hạ tầng quan trọng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đảm bảo an toàn, tin cậy cho cả doanh nghiệp và người sử dụng.

“Do việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia “.VN” phải đảm bảo công khai, minh bạch, danh tính chủ sở hữu website gắn với tên miền “.VN” được xác nhận và có sự bảo hộ của Nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp, tạo sự an tâm nơi khách hàng. Qua đó, nguồn thông tin được cung cấp từ các website này cũng đảm bảo hơn so với các nguồn thông tin được cung cấp trên các trang mạng xã hội”, đại diện VNNIC nêu.

分享到:

相关推荐