游客发表
发帖时间:2025-01-25 01:38:31
Sàn TMĐT Temu rục rịch vào thị trường Việt Nam từ cuối tháng 9. Ảnh: Xuân Sang. |
Từ đầu tháng 11,ịbuộcdừngkhichưađăngkýTemuvẫnchokháchđặthàngthanhtoálich aam mỗi khi truy cập vào website hay ứng dụng của Temu trên di động, người dùng đều nhận được thông báo nền tảng này đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để đăng ký việc cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam.
Thông báo trên được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương, áp dụng cho các chủ sàn chưa hoàn tất nghĩa vụ đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định, các sàn TMĐT xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương.
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 9/11, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết Bộ đã yêu cầu chủ sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới khẩn trương đăng ký hoạt động trong tháng 11.
Trong quá trình hoàn tất thủ tục, các sàn này phải dừng mọi hoạt động dịch vụ, thương mại, quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn yêu cầu không thông quan đối với tờ khai hàng hóa từ các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam.
Dù bị yêu cầu tạm dừng hoạt động đến khi hoàn tất đăng ký thủ tục nhưng Temu vẫn cho phép người dùng mua hàng, thanh toán. |
Tổng cục Hải quan cũng đề nghị hải quan các địa phương tập trung thu thập thông tin, phân tích, xác định các trường hợp có dấu hiệu chia tách hàng hóa thành nhiều gói kiện nhỏ hoặc khai sai giá trị để phù hợp với trị giá hàng được miễn thuế hoặc kiểm tra chuyên ngành.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy các thao tác đặt hàng và thanh toán trên Temu hiện nay vẫn được người dùng thực hiện bình thường. Khi xác nhận đặt hàng, người dùng vẫn bị trừ tiền qua thẻ tín dụng.
Nền tảng TMĐT xuyên biên giới này cũng duy trì cam kết hoàn thành giao hàng trong vòng 4-6 ngày và sẵn sàng tặng người dùng 25.000 đồng vào tài khoản mua hàng trong trường hợp trễ hẹn hay hoàn tiền nếu trong 15 ngày không cập nhật tiến độ đơn hàng.
Ông Hải Long (46 tuổi, trú tại quận 1, TP.HCM) cho biết một số đơn hàng đặt từ ngày 4/11 trên Temu đã được sàn này giao đúng hạn sau 5-7 ngày. Song vẫn còn một số đơn hàng chưa được sàn này giao dù đã quá 5 ngày so với thời hạn cam kết. Tuy nhiên, lý do sàn đưa ra để giải thích cho sự chậm trễ này là “bão và các điều kiện thời tiết khác”.
Để làm rõ việc đảm bảo hoạt động giao hàng về Việt Nam cũng như quyền lợi của người mua sau khi bị trừ tiền, Tri Thức - Znewsđã liên hệ với sàn TMĐT này nhưng chưa nhận được phản hồi.
Không chỉ Temu, các nền tảng TMĐT xuyên biên giới khác như Shein, 1688 cũng đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký theo quy định. Tuy vậy, hoạt động mua sắm trên các nền tảng này vẫn diễn ra bình thường.
Anh Hoàng Hà (27 tuổi, trú tại quận 2, TP.HCM) cho biết đơn hàng trên 1688 được anh đặt vào ngày 7/11 và chỉ sau 5 ngày đã về đến tay. Đáng chú ý, đơn hàng này có tốc độ thông quan rất nhanh, tất cả hoàn tất trong chưa đầy 1 ngày làm việc.
“Đơn hàng của tôi được công ty giao vận Best Express phụ trách. Ba đơn hàng được gộp trong 1 hộp và được giao từ huyện Đông Anh (Hà Nội) vào TP.HCM”, anh chia sẻ.
Không chỉ tiếp tục hoạt động như thông thường, Temu mới đây cũng tung ra chính sách mới khi nâng giá trị đơn hàng tối thiểu lên 887.000 đồng và giới hạn đơn hàng ở mức 1 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa nếu muốn mua hàng trên Temu, người dùng sẽ phải chi tiêu trong khoảng 887.000 đồng đến 1 triệu đồng/đơn.
Temu yêu cầu người dùng đặt mua với đơn hàng tối thiểu 887.000 đồng và tối đa 1 triệu đồng. Ảnh: NVCC. |
Nếu giá trị đơn hàng vượt quá 1 triệu đồng, sàn sẽ yêu cầu người dùng chia tách thành 2 đơn hàng khác nhau với cùng điều kiện trên.
Theo lý giải từ Temu, quy định này giúp sàn có thể tiếp tục cung cấp nhiều mặt hàng với giá thấp hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm mặt hàng để đáp ứng giá trị tối thiểu cũng giúp ngăn chặn tình trạng rác thải đóng gói quá mức.
Ông Đăng Khoa (52 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết việc chi tiêu tối thiểu 887.000 đồng cho một đơn hàng trên sàn TMĐT là quá lớn.
“Nếu muốn mua hàng trên Temu, tôi sẽ phải rủ thêm người thân hay bạn bè hoặc chờ đợi đến khi nào cần mua thêm gì đó. Chính sách này rất phiền phức”, người dùng này phàn nàn.
Trước đó, khi mới vào Việt Nam, nền tảng này không hề đặt ra bất cứ điều kiện nào về giá trị đơn hàng. Chỉ yêu cầu mua tối thiểu 120.000 đồng để được nhận ưu đãi miễn phí giao hàng.
Đến đầu tháng 11, chính sách đơn hàng tối thiểu được Temu áp dụng. Tuy nhiên, giá trị ban đầu là 632.000 đồng.
Theo quyết định của Chính phủ từ năm 2010, đơn hàng giá dưới 1 triệu đồng bán qua các sàn TMĐT xuyên biên giới vận chuyển về Việt Nam sẽ được miễn thuế.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông (VNPT) cho biết tại thời điểm tháng 3/2023, hàng ngày đang có khoảng 4-5 triệu đơn hàng giá trị dưới 1 triệu đồng được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các sàn TMĐT.
Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại sẽ thất thu thuế lớn nếu miễn thuế VAT với các đơn hàng giá trị dưới 1 triệu đồng này.
Giải trình trước Quốc hội, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ sẽ xem xét bãi bỏ quyết định về việc miễn thuế đối với các đơn hàng giá dưới 1 triệu đồng nhập khẩu qua các sàn TMĐT này.