Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Chia điểm trong cơn mưa bàn thắng?


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nam Định vs TP.HCM, 18h00 ngày 13/4: Băng băng về đích -
Pháo thủ thành London được quyền mua đứt Rugani vào hè năm sau với giá 40 triệu bảng nếu trung vệ 25 tuổi này thể hiện tốt ở môi trường mới. Arsenal rạo rực đón 'hàng tuyển' từ ItaliaArsenal đạt thỏa thuận cá nhân với Rugani Nguồn tin từ Italia xác nhận, Arsenal đánh bại Wolves trong cuộc đua giành chữ ký Daniele Rugani khi các bên đạt được thỏa thuận cá nhân.
Đội bóng nước Anh muốn muợn hai mùa giải kèm theo điều khoản mua lại. Rugani sẽ là sự thay thế hoàn hảo cho Koscielny, người vừa gia nhập Bordeaux với mức phí 4,6 triệu bảng.
Những ngày cuối phiên chợ hè 2019, HLV Unai Emery gấp rút tìm kiếm thêm trung vệ chất lượng để bổ sung chất thép cho hàng phòng ngự.
Ngoài Rugani, Arsenal còn nhắm đếm vài cái tên khác như Samuel Umtiti (Barca) hay Dayot Upamecano (RB Leipzig).
RB Leipzig đã bác bỏ lời đề nghị 55 triệu bảng mà The Gunners hỏi mua tài năng 19 tuổi người Pháp Upamecano. Đội bóng nước Đức cũng yêu cầu Arsenal phải gán thêm Emile Smith Rowe vào bản hợp đồng.
Trường hợp tuyển mộ Rugani dễ dàng hơn bởi cầu thủ này không còn nằm trong kế hoạch HLV Sarri, sau sự xuất hiện của hai tân binh Matthijs de Ligt và Demiral.
Bên cạnh việc tuyển thêm Rugani, Arsenal còn đang xúc tiến chiêu mộ hậu vệ cánh trái Kieran Tierney (Celtic) và mượn Philippe Coutinho từ Barcelona.
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
* Đăng Khôi
"> -
Cụ thể trong môn Ngữ văn, chương trình mỗi cấp học có một số tác phẩm văn học cố định cần dạy và học. Trong năm học, giáo viên sẽ giảng lần lượt các tác phẩm ấy theo phân phối chương trình và nhiệm vụ của học sinh là đọc trước đoạn trích trong sách giáo khoa, trả lời trước các câu hỏi trong phần Hướng dẫn chuẩn bị bài. Rất nhiều em lên mạng tìm văn mẫu, "copy- paste", hoàn thành bài soạn khi thậm chí chưa đọc tác phẩm. Đề xuất thay đổi tư duy ra đề Ngữ văn theo kiểu “trả bài”Khi lên lớp, thầy giảng, trò ghi, giờ kiểm tra bài cũ, thầy sẽ hỏi những điều thầy đã giảng, trò đã ghi, đã học thuộc, trả lời càng đúng và đủ thì điểm càng cao – bản chất của bài kiểm tra, dù hình thức viết hay vấn đáp đều là học trò “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô” – đó chính là nguyên nhân của nạn học tủ, học vẹt.
Sự “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô” cũng diễn ra trong các đề thi giữa kỳ, cuối kỳ, thi cấp quốc gia… Lâu nay, trước mỗi kỳ thi quốc gia, thầy trò cả nước lại chờ đợi đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT để nhất tề ôn luyện theo một cấu trúc, kiểu dạng khuôn mẫu của đề minh họa. Cho nên, mỗi tác phẩm văn học được lật ngược xuôi, xoay phải trái cho khớp với mẫu đề. Thầy nói tới nhàm, còn trò nghe tới chán, tới mức đọc một bài thơ, nói về một nhân vật, nhiều em chỉ thấy hiện lên mô hình đề với các khuôn mẫu, những sơ đồ tư duy đã thuộc lòng, không còn thấy hồn vía nhân vật hay lắng nghe được cái xao xác từ một câu thơ.
Mỗi tác phẩm sau một năm ôn luyện của các thầy cô không còn là cái đẹp run rẩy, sống động với thầy và trò mà nhiều khi giống như những tiêu bản đã bị giải phẫu nhàu nhĩ trong phòng thí nghiệm.
Ảnh minh họa. Tình trạng ôn luyện theo mẫu cũng không ngoại lệ với bài đọc hiểu và nghị luận xã hội.
Ví dụ câu hỏi nhận biết trong phần đọc hiểu thường sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt, Làm văn với một vài dạng trở đi trở lại như phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thể thơ…, hoặc nhận biết một chi tiết nội dung nào đó trong đoạn trích.
Ví dụ câu 2, phần đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020: “Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?”, và để trả lời câu hỏi này, thí sinh chỉ cần tìm đúng câu văn đáp ứng đúng yêu cầu câu hỏi đã có sẵn trong ngữ liệu đọc hiểu, chép lại, là xong - một kiểu câu hỏi chỉ phù hợp với học trò cấp tiểu học.
Thi Tốt nghiệp môn Văn: Chép lại đề là ăn điểm
Câu nghị luận xã hội từ yêu cầu viết bài văn khoảng 600 từ, bàn luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng xã hội, tới năm 2017, thay bằng yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ, bàn luận về một khía cạnh nhỏ của vấn đề, hiện tượng. Và từ đó, bài viết của thí sinh, khi thì sai yêu cầu về nội dung do tâm lý “thừa hơn thiếu” (nhiều khi do lời khuyên và quan niệm của chính giáo viên), biến đoạn văn thành bài văn thu nhỏ với sự triển khai đầy đủ các khía cạnh vấn đề; khi thì bức bối, nhàm chán trong ranh giới một bình diện nội dung quá chật chội. Sự hiểu sai nội dung một đoạn văn, biến đoạn văn thành bài văn thu nhỏ có thể tìm dẫn chứng ngay trong rất nhiều bài mẫu, thậm chí các “Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp THPT” mỗi năm ngập tràn các báo.
Có thể khẳng định, chính cách dạy, cách thi, cách ra đề và chấm thi cùng "nền công nghiệp luyện thi" kinh hoàng như hiện nay đã hủy hoại thê thảm chất văn chương của văn chương, biến học trò thành những cái máy được lập trình theo 3 công đoạn: ghi chép – học thuộc – trả bài!
Học như thế, thi như thế, học trò không chán văn mới là sự kỳ lạ!
Tôi cứ mơ ước một ngày nào đó, học sinh phổ thông sẽ được học các tác phẩm kinh điển của Việt Nam và thế giới trong chương trình chính khóa của sách giáo khoa; được giới thiệu danh mục tác phẩm của các tác giả, các thời đại tương ứng với từng cấp học, lớp học trong cuốn phụ lục Ngữ văn để tự tìm đọc theo yêu cầu, nhu cầu và năng lực.
Tôi hay nghĩ đến mô hình tích hợp từ ngàn năm nay của các cụ đồ nho – chỉ một văn bản, thầy dạy trò học đọc, viết, học văn, sử, địa, học đạo đức, triết lí… Và thực tế bao năm nay, với mỗi tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa, tôi cũng đã “âm thầm” tích hợp dạy học trò đọc hiểu, dạy các kiến thức về Tiếng Việt và làm văn, luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ…
Ví dụ tôi dạy các phương thức trần thuật, ngôi trần thuật trong các trích đoạn văn xuôi tự sự như Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ, Chiếc thuyền ngoài xa…; dạy văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp… qua nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội…; dạy kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình khi dạy các tác phẩm thơ trong chương trình…
Theo đó, thầy cô sẽ coi các trích đoạn tác phẩm được tuyển chọn trong sách giáo khoa là ngữ liệu để dạy học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng phân tích, cảm thụ, hướng dẫn các em sử dụng những kỹ năng đã được cung cấp, tự khám phá những giá trị đẹp đẽ về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, tự bước vào thế giới cao cả, đẹp đẽ của những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, những kỹ năng và phẩm chất qua đó được tạo lập, bồi dưỡng, phát triển.
Khi các tác phẩm được học trong chương trình sách giáo khoa lại tuyệt đối không xuất hiện trong đề thi, chúng ta sẽ xóa bỏ được tận gốc vấn nạn văn mẫu; giúp học sinh không bị áp lực thi cử, không còn là cái máy chép và học thuộc lòng, các em sẽ hứng thú hơn rất nhiều khi đến với một tác phẩm văn chương chỉ thuần túy vì cái hay cái đẹp của văn chương; các em sẽ hào hứng bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ về mỗi tác phẩm như cách các em "reviews" một bộ phim, cuốn sách…
Đề thi cũng nên thay đổi cơ bản về cấu trúc. Tôi đã từng thử nghiệm với một đối tượng hẹp kiểu đề chỉ có hai câu: Đọc hiểu và Nghị luận xã hội.
- Với bài Đọc hiểu, tôi chủ yếu sử dụng các văn bản nghệ thuật, những bài thơ trữ tình, những tác phẩm văn xuôi … ngoài sách giáo khoa làm ngữ liệu đọc hiểu. Vì đó chính là những văn bản các em sẽ gặp nhiều nhất trong cuộc sống sau này, chứ không phải các văn bản chính luận như lâu nay vốn được các thầy cô ưu tiên lựa chọn. Để trả lời các câu hỏi đọc hiểu, học sinh cần vận dụng tất cả những kỹ năng đã được cung cấp, được luyện và đã sử dụng thành thạo trong cả năm học khi tiếp cận với các tác phẩm văn học của chương trình sách giáo khoa. Trong số các câu hỏi đọc hiểu, có thể dành một câu viết đoạn văn để học sinh thể hiện kỹ năng cảm thụ văn chương và nhất là kỹ năng diễn đạt với đối tượng là một chi tiết tự sự hay một câu thơ nào đó.
- Bài luận về các vấn đề hoặc các hiện tượng xã hội phải là bài văn hoàn chỉnh chứ không phải đoạn văn cắt khúc như hiện nay. Chỉ trong bài văn hoàn chỉnh như thế, học sinh mới có cơ hội thể hiện rõ nhất nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh, quan niệm sống cùng những trải nghiệm và khả năng tư duy chặt chẽ, lập luận sâu sắc sáng tạo… của mình.
Với chương trình sách giáo khoa, sách phụ lục, với cách dạy, cách học và cách kiểm tra đánh giá như vậy, sẽ không còn khái niệm “trả bài”, mỗi bài thi sẽ là sự kiểm tra đánh giá những kỹ năng các em tự thu nhận được sau những hướng dẫn của thầy cô, khả năng sử dụng các kỹ năng ấy để khám phá kiến thức, cũng thấy được những phẩm chất các em tự bồi đắp cho mình, dần dần sau từng tác phẩm văn chương.
TS. Trịnh Thu Tuyết
Nguyên giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội (Bài viết thể hiện ý kiến của tác giả).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần chấm dứt việc học theo Văn mẫu
Với giáo dục Trung học, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.
"> -
Bố mẹ ngờ nghệch cùng 3 con chen chúc trong căn nhà dột nátĐôi vợ chồng ngờ nghệch cùng 3 đứa con sống trong căn nhà cũ nát. (Ảnh: Hải Sâm) Nhìn về phía con gái và con rể, ông Nguyễn Văn Hiển, bố đẻ chị Thu cho biết, anh Thủy không được nhanh nhẹn như người ta, còn chị Thu vốn bị bệnh thần kinh.
"Học chưa hết cấp 1 thì nó (chị Thu - PV) phải nghỉ học, ở nhà cùng chúng tôi. Năm 18 tuổi, nó phát bệnh nặng, cứ vừa chạy vừa hét, thậm chí còn đánh người. Suốt 5 năm sau đó, vợ chồng tôi đưa con đi chạy chữa nhiều nơi, bệnh tình có đỡ hơn nhưng cần dùng thuốc duy trì", ông Hiển ngậm ngùi nhớ lại.
Năm 2000, chị Thu kết duyên cùng anh Thủy, anh cũng chậm chạp nên sau khi lấy nhau, bố đẻ anh Thủy cho hai người một căn nhà gỗ khoảng 40m2, dựng trên góc vườn ông Hiển cắt cho.
Sau 20 năm sinh sống, căn nhà đã dột nát, xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Hải Sâm) Không có công việc ổn định nên ai thuê gì anh Thủy cũng làm, khi thì phụ xây, lúc lại trồng hoặc bóc vỏ keo tràm, tiền công không đủ đong gạo. Còn chị Thu mỗi khi tỉnh táo cũng biết vào rừng tìm rau, măng ăn qua ngày.
“Có ngày trời đẹp tôi cũng kiếm được gần 200 ngàn, còn mưa thì ở nhà, cả tháng không kiếm được đồng nào nên phải mua nợ gạo để ăn, lúc nào có tiền thì trả sau”, anh Thủy cho biết.
Năm 2001, anh chị có con gái đầu lòng, khi sinh được vài ngày thì chị Thu lên cơn, chạy khắp nơi khiến cả nhà phải huy động người đi tìm. Những lần sinh sau đó cũng thế, gần đây nhất là vào năm 2020, lúc sinh cháu Phan Thị Hồng Chức được 7 ngày, chị lại phát bệnh, không cho con bú, cũng không thể bồng bế được con.
Những đứa trẻ còn đỏ hỏn phải cậy nhờ bà ngoại Phùng Thị Vinh chăm sóc, còn chị Thu được bố đưa đi Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai điều trị, đến khi bệnh tình thuyên giảm mới về.
Không đứa trẻ nào được bú mẹ mà đều do một tay bà ngoại nuôi nấng. (Ảnh: Hải Sâm) “Mẹ nó như vậy nên chẳng đứa nào được bú mẹ, thương cháu quá tôi bế đi xin sữa khắp nơi. Nhà tôi vốn không có lương hưu, hai đứa con trai đi làm trong miền Nam liên tục thất nghiệp. Chúng tôi đành cố trồng ít lúa ngô, lạc để đổi lấy gạo, chứ không con cháu không biết lấy gì ăn", bà Vinh sụt sùi.
Căn nhà gỗ 3 gian, mỗi gian chỉ vỏn vẹn 4 bước chân người lớn dựng cách đây hơn 20 năm đã không còn che nổi mưa nắng cho gia đình khốn khổ. Xung quanh nhà được che chắn bằng những tấm ván đã mục nát, rong rêu. Mái ngói được Đoàn thanh niên sửa chữa cách đây ít lâu đã hỏng, dột tứ bề.
Trong nhà chẳng có đồ đạc đáng giá ngoài hai chiếc giường cùng những món vật dụng cũ nát. Mùa đông, gió lùa qua khe gỗ lạnh cóng, lũ trẻ nhem nhuốc ngồi thu mình giữa đống chăn màn, lộ ra đôi chân tái đi vì rét khiến người lớn không khỏi đau lòng.
Gió lùa lạnh cóng, mưa dột ướt tứ bề là tình cảnh gia đình chị Thu thường xuyên đối mặt. (Ảnh: Hải Sâm) “Cháu Chi (SN 2001), con gái đầu của vợ chồng nó ham học và học được lắm, chúng tôi phải động viên cháu lên nhà ông bà ngoại để học, mong cháu phấn đấu thoát khỏi cảnh nghèo”, bà Vinh nói thêm.
Hiện vợ chồng chị Thu còn nợ ngân hàng 10 triệu đồng, số tiền này trước đây dùng để mua trâu về nuôi, được một thời gian trâu bệnh chết nên phải bán, giờ tiền gốc còn nguyên, hàng tháng trả lãi 65.000 đồng cho ngân hàng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Kim Hóa cho biết: “Gia đình anh Thủy là hộ nghèo của xã. Mặc dù chính quyền, bà con quan tâm nhưng hiện nay nhà cửa anh Thủy bị xuống cấp nặng. Rất mong các mạnh thường quân quan tâm để anh chị được sửa sang lại nhà cửa, các con có điều kiện ăn học tốt nhất".
">Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Phan Thanh Thủy/Chị Nguyễn Thị Thu, thôn Kim Trung, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. SĐT anh Thuỷ 0818467659
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.019 (gia đình chị Thu)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.