Soi kèo phạt góc Đức vs Hungary, 1h45 ngày 8/9

Thế giới 2025-04-26 12:10:37 1844
èophạtgócĐứcvsHungaryhngàxem trực tiếp bóng đá hôm nay   Chiểu Sương - 07/09/2024 02:43  Kèo phạt góc
本文地址:http://user.tour-time.com/html/80e599047.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4

Doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng bán chung cư cao cấp 200 triệu đồng/m2Ninh AnNinh An

(Dân trí) - Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Ramond Holdings là 10 tỷ đồng. Đơn vị này được biết đến là chủ đầu tư của dự án Hanoi Signature.

Mới đây, dự án Hanoi Signature (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) công bố giá bán căn hộ thấp nhất 97 triệu đồng/m2, cao nhất 219 triệu đồng/m2. Dự án này vốn có tên ban đầu là D'.Palais de Louis do Tập đoàn Tân Hoàng Minh khởi công xây dựng cuối năm 2009. Dự án này được giới thiệu có quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp.

Công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp, Ý cổ điển với diện tích mặt bằng căn hộ 120,9-260,8m2 và 2 căn hộ áp mái (penthouse) rộng hơn 1.000m2.

Dự án này được khởi công xây dựng vào cuối năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013. Năm 2011, mức giá mở bán là khoảng 145 triệu đồng/m2. Do không thể bàn giao nhà đúng cam kết vào năm 2015, tháng 12/2014, Tân Hoàng Minh quyết định trả tiền (gồm cả lãi) cho những người muốn thanh lý. 

Năm 2016, dự án được mở bán lại với mức giá rao dưới 100 triệu đồng/m2. Tuy nhiên đến nay, các căn hộ vẫn chưa được bàn giao cho khách hàng.

Tháng 4 vừa qua, dự án sau đó được chuyển sang cho chủ đầu tư mới là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Ramond Holdings. Công ty này được thành lập vào ngày 4/12/2023 với tên gọi ban đầu là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Newlands. Ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Vốn điều lệ lúc mới thành lập là 10 tỷ đồng và được giữ nguyên đến hiện tại. Công ty có trụ sở tại 24 Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Địa chỉ này trùng với trụ sở của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Vốn góp thành lập công ty đến từ 3 cá nhân. Bà Nguyễn Anh Sa góp 3,5 tỷ đồng (tương đương 35% vốn điều lệ), ông Đỗ Hoàng Minh góp 3,5 tỷ đồng (tương đương 35%) và bà Phạm Thị Lan Phương góp 3 tỷ đồng (tương đương 30%). Bà Sa và ông Minh là con của ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng bán chung cư cao cấp 200 triệu đồng/m2 - 1

Cơ cấu cổ đông góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Ramond Holdings (Ảnh chụp màn hình).

Tại thời điểm thành lập, bà Phạm Thị Lan Phương (sinh năm 1979) đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật công ty này.

Ngày 20/3 vừa qua, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Ramond Holdings. Trong bản đăng ký kinh doanh mới nhất, vị trí đại diện pháp luật được bổ sung thêm 2 người.

Ông Đỗ Hoàng Minh (sinh năm 1988) giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Trần Văn Thế (sinh năm 1982) giữ vị trí Phó tổng giám đốc. Bà Lan Phương vẫn đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.

Trên website, doanh nghiệp tự giới thiệu hoạt động trong triển khai các khu đô thị phức hợp, bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản thương mại, bất động sản thành phố công nghiệp.

Tuy nhiên, nói với phóng viên Dân trí, phía Tân Hoàng Minh cho biết đơn vị này vẫn là chủ đầu tư dự án, còn Ramond Holdings là đơn vị phát triển kinh doanh. 

">

Doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng bán chung cư cao cấp 200 triệu đồng/m2

Ngoài lỗ 1,5 tỷ đồng, chủ khách sạn Palace Saigon còn bị phạt 2 tỷ mỗi ngàyNinh AnNinh An

(Dân trí) - Sở hữu loạt khách sạn có vị trí đắc địa tại TPHCM nhưng Bông Sen Corp đang gánh gần 5.500 tỷ đồng nợ trái phiếu, hoạt động kinh doanh lỗ 280 tỷ đồng trong nửa đầu năm.

Công ty cổ phần Bông Sen (Bông Sen Corp) vừa công bố báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi bán niên năm 2023. Điểm đáng chú ý là mức lãi phạt lên tới hơn 500 tỷ đồng.

Cụ thể, tổng giá trị trái phiếu đối với lô trái phiếu BSECH2126003 là 4.800 tỷ đồng, số dư lãi vay đến ngày 30/6 là 150,5 tỷ đồng, số lãi phạt từ ngày 15/10/2022 đến ngày 30/6 là 517,9 tỷ đồng.

Chi tiết hơn, công ty này cần trả 4.800 tỷ đồng gốc trái phiếu, 127 tỷ đồng lãi coupon kỳ 4 và 23,5 tỷ đồng lãi coupon kỳ năm. 2 khoản coupon này được tính trên mức lãi suất 10,5%.

Ngoài ra công ty bị phạt 501,2 tỷ đồng của 4.800 tỷ đồng gốc trái phiếu chưa thanh toán, 14,2 tỷ đồng lãi chậm trả của coupon kỳ 4 và 2,4 tỷ đồng lãi chậm trả của coupon kỳ 5 chưa hoàn thành. Lãi suất phạt được áp dụng ở mức 15,75%.

Tính đến cuối kỳ, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp này là 5.468,4 tỷ đồng. Như vậy, trung bình mỗi ngày nửa đầu năm Bông Sen Corp chịu mức lãi phạt tới 2 tỷ đồng.

Ngoài lỗ 1,5 tỷ đồng, chủ khách sạn Palace Saigon còn bị phạt 2 tỷ mỗi ngày - 1

Số dư nợ trái phiếu của Bông Sen Corp tính đến ngày 30/6 (Nguồn: HNX).

Bên cạnh áp lực trả nợ trái phiếu lớn, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này trong nửa đầu năm tương đối ảm đạm. 

Nửa đầu năm, công ty ghi nhận ghi nhận lỗ sau thuế 280 tỷ đồng, tiếp nối đà thua lỗ 82 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tính trung bình, mỗi ngày trong năm 2023, doanh nghiệp lỗ 1,55 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của công ty là 6.973 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Ngoài lỗ 1,5 tỷ đồng, chủ khách sạn Palace Saigon còn bị phạt 2 tỷ mỗi ngày - 2

Số liệu kinh doanh của Bông Sen Corp nửa đầu năm (Nguồn: HNX).

Công ty này duy trì đòn bẩy tài chính ở mức thấp. Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu cuối quý II là 0,94 lần, cùng kỳ năm ngoái là 0,79 lần. Như vậy, nợ phải trả tại ngày 30/6 tương ứng là khoảng 6.555 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm ngoái.

Dựa vào số liệu tính toán được quy mô tổng tài sản của Bông Sen Corp hồi giữa năm ở mức 13.528 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,9% so với ngày 30/6/2022.

Hồi cuối tháng 8, Bông Sen Corp tổ chức họp đại hội cổ đông bất thường trong đó thông qua việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành.

Tài sản thế chấp gồm 30% phần vốn góp của bà Trần Thị Phơ tại Công ty TNHH BĐS Trí Đức bảo đảm cho khoản vay cấp tín dụng, Giấy chứng nhận sở hữu 63,4 triệu cổ phần công ty Deaha thuộc sở hữu của Công ty Hợp thành 1 ngày 22/11/2017.

Ngoài ra còn có hồ sơ thế chấp các tài sản gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khách sạn Palace (55-56 Nguyễn Huệ, TPHCM), khách sạn Bông Sen 2 (61-63 Hai Bà Trưng, TPHCM), lô đất tại 5 Nguyên Thiệp, 24/24 Đông Du, 93-95-97 Đồng Khởi (TPHCM).

Nghị quyết cho biết trong trường hợp xử lý tài sản đảm bảo không đủ chi trả nghĩa vụ trái phiếu, Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Bông Sen thông qua việc xử lý các tài sản khác để tất toán toàn bộ nghĩa vụ trái phiếu.

Theo thông tin tự giới thiệu, Bông Sen Corp là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ tháng 1/2005, vốn điều lệ ban đầu là 130 tỷ đồng. Đến năm 2014, vốn điều lệ được nâng lên 816 tỷ đồng.

Công ty này hiện sở hữu và quản lý hàng loạt các khách sạn, nhà hàng có vị trí đắc địa tại TPHCM như khách sạn Palace Saigon, khách sạn Bông Sen Saigon, khách sạn Bông Sen Annex, nhà hàng Vietnam House, Lemongrass, Calibre, Bier Garden, Buffet Gánh Bông Sen, chuỗi bánh ngọt Brodard.

Năm 2015, Bông Sen Corp từng công bố kế hoạch đầu tư tới 3.650 tỷ đồng để mua lại 51% vốn tổ hợp thương mại Daeha (bao gồm khách sạn Daewoo) tại Hà Nội.

">

Ngoài lỗ 1,5 tỷ đồng, chủ khách sạn Palace Saigon còn bị phạt 2 tỷ mỗi ngày

Pháp bật đèn xanh để Ukraine bắn vũ khí viện trợ vào sâu lãnh thổ NgaĐức HoàngĐức Hoàng

(Dân trí) - Paris dường như phát đi tín hiệu cho phép Ukraine dùng tên lửa do Pháp sản xuất tấn công sâu vào Nga.

Pháp bật đèn xanh để Ukraine bắn vũ khí viện trợ vào sâu lãnh thổ Nga - 1

Tên lửa SCALP (Ảnh: MBDA).

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot cho biết Ukraine có thể sử dụng tên lửa của Pháp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, nhưng chưa xác nhận liệu các cuộc tấn công như vậy đã diễn ra hay chưa.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC, ông Barrot cho biết Paris "không đặt ra và thể hiện các lằn ranh đỏ" về sự ủng hộ của mình đối với Kiev, và rằng các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga có thể được Ukraine thực hiện "theo logic nhằm tự vệ".

Pháp đã cung cấp cho Ukraine một số lượng không xác định tên lửa hành trình SCALP-EG, loại vũ khí mà Kiev đã sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Crimea và 4 khu vực mà Nga sáp nhập từ năm 2022.

SCALP-EG của Pháp và Storm Shadow của Anh là dòng tên lửa hành trình phóng từ trên không do 2 nước hợp tác sản xuất, có tầm bắn tối đa 550km.

Bình luận của ông Barrot được đưa ra một ngày sau khi quân đội Ukraine xác nhận rằng tên lửa Storm Shadow đã được sử dụng lần đầu tiên trong một cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraine đã phát động một cuộc đột kích xuyên biên giới vào tháng 8.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ 2 tên lửa của Anh.

Cuối tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được cho là đã đồng ý để Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất trong các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Hồi tháng 5, Tổng thống Pháp Emmanual Macron cho biết ông sẽ cân nhắc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa SCALP-EG để tấn công mục tiêu sâu bên trong nước Nga.

Đầu tuần này, ông Barrot nói với các phóng viên rằng ông Macron vẫn cởi mở với ý tưởng này.

Nga đã đáp trả các cuộc tấn công ATACMS và Storm Shadow tuần trước bằng cách tấn công một cơ sở công nghiệp quân sự tại Ukraine bằng một tên lửa đạn đạo mới.

Tên lửa siêu vượt âm có thể mang đầu đạn hạt nhân có tên gọi Oreshnik. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẽ sản xuất hàng loạt dòng tên lửa này trong những tháng tới.

Theo RT">

Pháp bật đèn xanh để Ukraine bắn vũ khí viện trợ vào sâu lãnh thổ Nga

Kèo vàng bóng đá Atletico Madrid vs Vallecano, 02h30 ngày 25/4: Khó thắng cách biệt

Iran công bố động thái hạt nhân mớiMinh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Iran tuyên bố đã kích hoạt các máy ly tâm tiên tiến mới để đáp trả việc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua nghị quyết chỉ trích nước này.

Iran công bố động thái hạt nhân mới - 1

Chủ tịch quốc hội Iran Mohammad Bagher Ghalibaf (Ảnh: Reuters).

Theo thông báo hôm 24/11 của Chủ tịch quốc hội Iran Mohammad Bagher Ghalibaf, Tehran đã khánh thành các máy ly tâm tiên tiến mới để làm giàu hạt nhân.

Iran hiện thực hóa cam kết mở rộng chương trình hạt nhân để đáp lại việc IAEA thông qua một nghị quyết chỉ trích nước này.

Tuần trước, IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran thiếu minh bạch trong các hoạt động hạt nhân. Nghị quyết được thông qua với 19 phiếu ủng hộ.

Trong tuyên bố chung trước đó, Anh, Pháp và Đức nói rằng, chương trình hạt nhân của Iran đặt ra mối đe dọa đối với an ninh quốc tế. Washington cũng chỉ trích các hoạt động hạt nhân của Iran "gây rắc rối sâu sắc".

Theo ông Ghalibaf, nghị quyết phản ánh "cách tiếp cận mang tính hủy diệt và phi thực tế về mặt chính trị" của phương Tây đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Ông cáo buộc các nước như Mỹ sử dụng hoạt động hạt nhân của Iran làm cái cớ cho "những hành động bất hợp pháp" của chính họ và rằng động thái mà những nước này dẫn đầu đã gây nguy hiểm cho uy tín và tính độc lập của IAEA.

"Sự thiếu trung thực và ác ý của họ đã phá vỡ bầu không khí mang tính xây dựng mà chúng tôi đang xây dựng nhằm tăng cường hợp tác giữa Iran và IAEA. Những quyết định mang tính chính trị và không mang tính xây dựng buộc nhiều quốc gia phải thực hiện biện pháp bên ngoài giao thức của IAEA để bảo vệ an ninh quốc gia", Chủ tịch quốc hội Iran nhấn mạnh.

Ông kêu gọi các nước thành viên IAEA phản đối ảnh hưởng của phương Tây đối với cơ quan này và nhắc lại rằng hợp tác hạt nhân quốc tế nên được tiến hành trong khuôn khổ phi chính trị.

Phương Tây từ lâu đã tuyên bố các hoạt động làm giàu uranium của Iran là một nỗ lực bí mật nhằm phát triển vũ khí nguyên tử, bất chấp việc Tehran khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình.

Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới đặt ra các giới hạn đối với chương trình này để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran. Tuy nhiên, thỏa thuận đã sụp đổ sau khi Mỹ rút lui vào năm 2018. Iran kể từ đó đã tăng cường khả năng làm giàu uranium, và theo Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi, Iran hiện gần đạt đến ngưỡng cần thiết để trang bị vũ khí hạt nhân.

Theo RT">

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Chìm sâu trong khủng hoảng, bất động sản nghỉ dưỡng bao giờ "tan băng"?Việt VũViệt Vũ

(Dân trí) - Giới chuyên gia nhận định, khó đoán được thời điểm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hồi phục. Trong trường hợp xấu nhất, phân khúc này phải cần tới 2 năm để có đà tăng trưởng trở lại.

Một năm "khủng hoảng" của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng

Trước năm 2019, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhất là loại hình condotel ven biển đã trở thành "mỏ vàng" hái ra tiền của nhiều "ông lớn" trong ngành.

Tuy nhiên, sau sự đổ vỡ của Cocobay Đà Nẵng vào năm 2019 đã đánh dấu sự khởi đầu trong giai đoạn thoái trào của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Sang năm 2020, đại dịch Covid-19 tiếp tục khiến lĩnh vực này tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng.

Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới bất động sản, năm 2019, tổng nguồn cung của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đạt trên 18.400 sản phẩm (giảm khoảng 8% so với năm trước đó), tỷ lệ hấp thụ thành công đạt khoảng 36%, còn lại 64% là sản phẩm bị tồn kho, không thể giao dịch.

Còn theo thống kê của Công ty Bất động sản DKRA Việt Nam trong quý II/2020, thị trường chỉ đón nhận 4 dự án mở bán, cung ứng 128 căn biệt thự biển, tăng gấp 8 lần so với quý trước nhưng chỉ bằng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tỉ lệ tiêu thụ rất khiêm tốn chỉ đạt 10% nguồn cung mới (khoảng 13 căn), chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng condotel (căn hộ nghỉ dưỡng) chỉ 2 dự án mới được mở bán, cung cấp ra thị trường 158 căn, tăng 93% so với quý 1 năm 2020 (82 căn) nhưng chỉ bằng 4% so với cùng kỳ năm 2019 (khoảng 3.824 căn). Tỉ lệ tiêu thụ đạt khoảng 20% nguồn cung mới, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng, hiện tại đang là thời điểm thanh lọc thị trường sau vài năm phát triển "nóng", các dự án condotel hay biệt thự nghỉ dưỡng được hoạch định cẩn trọng với cơ cấu quản lý, mô hình đầu tư và định vị phù hợp sẽ vẫn có khả năng khẳng định ưu thế của mình trong thời gian tới.

Chìm sâu trong khủng hoảng, bất động sản nghỉ dưỡng bao giờ tan băng? - 1

Từng là "mỏ vàng" hái ra tiền nhưng bất động sản nghỉ dưỡng gần như đóng băng trước ảnh hưởng của đại dịch. Ảnh minh họa

Chuyên gia của Savills dự báo, thị trường nghỉ dưỡng của Việt Nam có thể phải chờ đến hết năm 2020 mới có thể đạt được kết quả như năm 2019.

Trong đó, việc phát triển vaccine và những thành tích đáng kể trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã đem đến hy vọng mới cho Việt Nam trong quá trình khôi phục thị trường nghỉ dưỡng.

"Triển vọng phục hồi sẽ tập trung vào quý III và quý IV năm sau, khi các hạn chế đi lại có thể được nới lỏng và các khách du lịch từ các vùng lân cận khôi phục hoạt động du lịch", ông Mauro Gasparotti nói.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội để tái cấu trúc lại doanh nghiệp, chuẩn bị tốt hơn cho việc đầu tư các dự án mới, đa dạng hơn, chất lượng hơn để phục vụ tốt hơn khi dịch bệnh qua đi. Ví dụ như việc phát triển các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng gắn liền với kinh tế ban đêm.

Chìm sâu trong khủng hoảng, bất động sản nghỉ dưỡng bao giờ tan băng? - 2

Chuyên gia của Savills dự báo, thị trường nghỉ dưỡng của Việt Nam có thể phải chờ đến hết năm 2020 mới có thể đạt được kết quả như năm 2019. Ảnh minh họa

Chính phủ nên sớm hoàn thiện pháp lý cho condotel

Đánh giá về tiềm năng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, về lâu dài, đây vẫn là phân khúc tiềm năng, vì 3 lý do:

Một là, các bộ ngành và chính quyền địa phương đang thay đổi, điều tiết để cung cầu hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn.

Hai là, ngành du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đóng góp khoảng 9,2% GDP và có thể lên đến 12 - 14% GDP vào 2025 như chiến lược phát triển du lịch mà Thủ tướng đã ban hành hồi đầu năm.

Ba là, trong và sau dịch bệnh, xu hướng second-home ngày càng trở nên phổ biến hơn. Như vậy, đầu tư kênh này đòi hỏi trường vốn và mức độ kiên trì.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam thừa nhận, hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn đang còn tâm lý lo ngại khi rót tiền vào bất động sản du lịch nói chung, và condotel nói riêng bởi các pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện.

Tuy nhiên, ông Hà đánh giá, để kích thích thị trường hồi phục và hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển, Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan nên hoàn thiện pháp lý cho condotel.

"Nhìn nhận khách quan, bản thân mô hình condotel khá tốt, huy động được vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để có thể xây dựng các khu đô thị nghỉ dưỡng lớn để thu hút khách. Nếu không có nguồn vốn này khó phát triển các đại đô thị.

Do đó, pháp lý về condotel cần hoàn thiện. Các chủ đầu tư cần điều chỉnh phương thức condotel để phù hợp với nguồn vốn, đáp ứng của nhà đầu tư mà không vi phạm pháp luật. Về nhà ở cho công nhân, nhà ở cho thuê cũng là một trong những kênh tiềm năng cho tương lai gần", ông Hà nói.

">

Chìm sâu trong khủng hoảng, bất động sản nghỉ dưỡng bao giờ "tan băng"?

Dubai phải đối mặt với thảm họa từ việc giàu có và xây dựng quá mức

(Dân trí) - Dubai cần phải tạm dừng tất cả việc xây dựng nhà mới trong một hoặc hai năm để ngăn chặn thảm họa kinh tế do tình trạng dư thừa nguồn cung ứng nhà ở đang trên đà gia tăng.

Dubai phải đối mặt với thảm họa từ việc giàu có và xây dựng quá mức - 1
Trung tâm Thành phố Dubai

Theo một trong những nhà xây dựng lớn nhất của nước này, Dubai cần phải tạm dừng tất cả việc xây dựng nhà mới trong một hoặc hai năm để ngăn chặn thảm họa kinh tế do tình trạng dư thừa nguồn cung ứng nhà ở đang trên đà gia tăng.

Hussain Sajwani – Chủ tịch của Damac Properties PJSC đã nói trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg: “Bây giờ chúng tôi đang khắc phục sự cố. Chúng tôi cần phải khắc phục vấn đề này và có thể phát triển từ đó, nếu không chúng ta sẽ nhìn thấy một thảm họa xảy ra.”

Chủ tịch của Damac là giám đốc điều hành đầu tiên kêu gọi hạn chế xây dựng tại một thị trường đang ở trên quỹ đạo đi xuống kể từ khi nó đạt đỉnh năm năm về trước. Bất chấp tất cả các dự đoán về sự phục hồi khi giá nhà giảm khoảng 30%, sự sụt giảm nhu cầu về nhà ở vẫn tiếp tục gia tăng.

Nhà môi giới bất động sản JLL ước tính, khoảng 30.000 ngôi nhà mới sẽ được xây dựng trong năm nay, gấp đôi nhu cầu tại thành phố vùng Vịnh này.

Dubai phải đối mặt với thảm họa từ việc giàu có và xây dựng quá mức - 2
Hussain Sajwani

Damac đã giảm đáng kể doanh số bán hàng mới trong hai năm qua và sẽ tập trung vào việc bán các tài sản vẫn đang tồn của mình, Sajwani nói. Tuy nhiên, nhà phát triển sẽ hoàn thành 4.000 căn nhà trong năm nay và thêm 6.000 vào năm 2020.

Sainwani nói: “Tất cả những gì chúng ta cần chỉ là đóng băng nguồn cung cấp, giảm nó trong một năm, 18 tháng hoặc có thể 2 năm.”

Rủi ro ngân hàng

Sajwani cảnh báo rằng việc bỏ qua tình trạng thừa cung có thể gây rắc rối cho các ngân hàng thành phố. Giá trị nhà giảm dần chắc chắn sẽ dẫn đến các khoản nợ xấu ngày càng tăng và các khoản dự phòng cao hơn so với mặc định, điều đó sẽ đánh vào lợi nhuận. Dubai gần đây đã tạo ra một ủy ban để hạn chế nguồn cung và đảm bảo rằng các nhà phát triển tư nhân hoạt động trong môi trường công bằng.

“Hiệu ứng domino thật lố bịch vì kinh tế Dubai phụ thuộc nhiều vào bất động sản”, ông nói.

Sajwani chỉ vào đối thủ cạnh tranh Emaar Properties PJSC là thủ phạm chính trong tình trạng thừa cung và cho biết công ty đưa ra các kế hoạch thanh toán khuyến khích đầu cơ.

“Phần lớn các nhà phát triển lớn khác, bao gồm Meraas Holding LLC và Nakheel PJSC, đã tạm dừng xây dựng mới hoặc cắt giảm khoảng 80%, trong khi Emaar tiếp tục bán phá giá tài sản trên thị trường”, ông nói.

Giá cổ phiếu Damac đã giảm 40% trong năm nay và công ty sẽ không trả cổ tức trong năm nay vì lợi nhuận giảm. Sajwani cho biết ông thích giữ tiền mặt trong công ty để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.

Emaar, công ty xây dựng tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai từ chối bình luận về vấn đề này.

Trang web của Emaar cho thấy một danh sách dài các dự án mới nhất của nó, bao gồm Arabian Ranches III, Dubai Creek Harbor và Emaar South. Nhà phát triển cũng đã gia nhập vào lực lượng các nhà xây dựng thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ Dubai hiện nay đang sở hữu khoảng 29% cổ phần của Emaar.

Thùy Dung

Theo Bloomberg

">

Dubai phải đối mặt với thảm họa từ việc giàu có và xây dựng quá mức

友情链接