David Kong ngồi không yên trên chuyến tàu tới Trùng Khánh. Trong một chuyến công tác gần đây,ằmtrongdanhsáchđentriệungườiTQsốngkhổhơnđitùtin tuc trong ngay ông mất đúng 30 giờ trên tàu hỏa mới tới nơi. Kong chắc chắn rất muốn đi máy bay mất 3 giờ, hoặc đi tàu cao tốc cũng chỉ mất 12 giờ nhưng không thể. Ông là 1 trong 13 triệu người Trung Quốc bị liệt vào “danh sách đen” vì điểm tín nhiệm xã hội thấp.
Cảnh chật chội trên một toa tàu thường ở Trung Quốc. Chỉ có những người không có tiền, hoặc không được mua vé tàu cao tốc mới chọn đi tàu thường. Ảnh: AP.
Tên của Kong đã được lưu trong cơ sở dữ liệu, có thể truy cập công khai trên trang web của Tòa án tối cao Trung Quốc. Những người như Kong sẽ không được sử dụng các dịch vụ “cao cấp”, như mua vé máy bay hay tàu cao tốc. Ông bị điểm tín nhiệm thấp do không trả nợ đúng hạn.
Cuộc sống của những người được liệt vào danh sách đen, còn được gọi là “lão lai” giống như ở ngoài rìa xã hội. Ngoài phương tiện di chuyển, họ còn không thể thuê nhà dưới tên của mình, bị người thân và đối tác từ mặt, lảng tránh. Tại một số tỉnh, công ty viễn thông còn có nhạc chuông dành riêng cho những người này, để người gọi khi nghe nhạc biết ngay mình đang nói chuyện với một “lão lai”.
“Sống như thế này còn tệ hơn vào tù, ít ra vào tù tôi còn biết lúc nào mình được ra. Vào danh sách lão lai đồng nghĩa tôi sẽ không bao giờ được buông tha trừ khi trả hết nợ. Tên của tôi sẽ luôn luôn nằm trong danh sách đó”, Kong trả lời trên SCMP.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng rộng rãi tại Trung Quốc cho thanh toán, cung cấp dịch vụ và cả nhận biết người có điểm tín nhiệm xã hội thấp.
Có rất nhiều dấu hiệu khiến cho một “lão lai” bị khinh thường. Đối tác của Kong từng biết được điều này khi ra đón ông ở bến tàu. Ở Trung Quốc, chỉ những người không có tiền mới chọn đi tàu thường thay vì tàu cao tốc.
Để xóa nợ, Kong cần phải làm ăn tốt, nhưng làm ăn khi nằm trong danh sách đen lại không hề dễ dàng. Nhiều đối tác và khách hàng bỏ đi khi biết ông nằm trong danh sách đen. Kong hiện giờ chỉ đủ sống với chi phí khoảng 500 tệ, tức hơn 1 triệu/tháng khi thuê nhà ở ngoại ô Bắc Kinh.
Những chủ nợ của ông thì không hề có chút thông cảm nào. Họ cho rằng ông cần làm mọi cách để trả hết nợ. Nếu có tiền mua vé máy bay, tốt nhất ông nên trả nợ cho họ.
Tháng 1/2019, WeChat bổ sung tính năng cảnh báo người dùng khi có “lão lai” ở xung quanh. Ảnh: China Daily.
Theo số liệu chính thức từ Trung Quốc, những người có điểm tín nhiệm thấp đã bị từ chối di chuyển 17,5 triệu lần trên các chuyến bay, và 5,5 triệu lần trên tàu cao tốc từ đầu năm 2018.
Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội bắt đầu được giới thiệu năm 2013. Tới năm 2014, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra kế hoạch ứng dụng điểm xã hội hoàn thiện vào năm 2020 nhằm buộc mọi người dân phải tuân thủ các quy tắc xã hội. Nói cách khác, làm điều sai trái thì phải chịu phạt, còn làm điều tốt đẹp sẽ được hưởng lợi.
Năm 2015, sau khi nhà xuất bản của ông đóng cửa, Kong phá sản và không thể trả khoản nợ 1,6 triệu tệ (khoảng 5,5 tỷ đồng). Những chủ nợ của ông cho rằng ngay từ đầu Kong đã có dấu hiệu lừa đảo, giả chứng từ sổ sách và vẽ thêm nhiều chi phí không có thực. Kong thì cho rằng mình vẫn luôn làm ăn minh bạch.
Điều mỉa mai là Kong vẫn ủng hộ một hệ thống đánh giá xã hội, dù ông cho rằng nên tính đến các yếu tố khác ngoài kinh tế hay tài chính. Ông đánh giá cáo các hoạt động như làm tình nguyện hoặc hiến máu.
“Chừng nào chưa trả xong nợ, tôi vẫn còn được coi là mối nguy cho xã hội. Tôi vẫn sẽ chịu đựng và chấp nhận tất cả. Một ngày nào đó, khi tôi trả hết nợ, tôi chỉ mong mọi người sẽ nhìn vào tôi và nói ‘ông ta cũng không tệ’”, Kong chia sẻ.