Lúc mới sinh, Chau Sóc Thon chỉ nặng 2,7kg và thường xuyên bị ốm đau, phải nhập viện điều trị. Năm 4 tuổi, Chau Sóc Thon bị bệnh rất nặng, được cha mẹ đưa vào bệnh viện.
Bác sĩ nói Chau Sóc Thon khó qua khỏi nên trả về để gia đình lo hậu sự. Khi ông nội đến ôm Chau Sóc Thon lần cuối thì thấy cháu trai tỉnh lại.
Đến năm 18 tuổi, khi sư Chau Sóc Thon đang theo học Trường THPT Nguyễn Trung Trực (ở tỉnh An Giang), thì đột ngột đau bụng dữ dội, phải mổ ruột thừa.
“Bệnh tình tôi trở nặng nên được chuyển từ bệnh viện ở Tri Tôn xuống bệnh viện ở Long Xuyên (An Giang). Khi vào cấp cứu, nhịp tim tôi yếu dần, bác sĩ nói với cha mẹ tôi chuẩn bị ký giấy tờ đưa tôi về lo hậu sự. Sau đó, nhịp tim của tôi bất ngờ hoạt động lại…
Khi tôi “chết đi sống lại lần hai”, cha mẹ khóc rất nhiều và họ nguyện cho tôi vào chùa tu. Năm 20 tuổi, cha mẹ gửi tôi vào chùa Tà Pạ cho đến nay”, sư Chau Sóc Thon .
Bà Néang Nhung (mẹ sư Thon) nói, từ nhỏ con trai đã bị đau ốm triền miên. Gia đình phải bán đất, vay mượn tiền để đưa đi trị bệnh.
“Từ nhỏ đến năm 18 tuổi, Thon đã trải qua hai lần chết đi sống lại. Có lẽ vì uống thuốc quá nhiều nên cơ thể của Chau Sóc Thon không phát triển như người thường”, bà Néang Nhung nói.
Hòa thượng Chau Sưng, Trụ trì chùa Tà Pạ khẳng định, chuyện sư Chau Sóc Thon “chết đi sống lại” là thật và rất nhiều người biết chuyện này.
“Từ nhỏ, sư Chau Sóc Thon đã theo cha lên chùa phụ quét dọn, bưng bát khất thực. Năm 20 tuổi, sư Chau Sóc Thon vào chùa tu tập cho đến nay. Từ đó, đến nay, sức khỏe của sư Chau Sóc Thon khỏe mạnh, không còn “chết đi sống lại” như hai lần trước", Hòa thượng Chau Sưng nói.
Còn về việc đã 31 tuổi nhưng có thân hình tí hon, sư Chau Sóc Thon nói mình từng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và kết quả bình thường.
“Trong gia đình, cha mẹ và anh chị em đều cao, to, chỉ mình tôi nhỏ xíu như thế này. Nhiều năm qua, chiều cao, cân nặng của tôi không thay đổi”, sư Chau Sóc Thon nói.
Ở chùa Tà Pạ, mùa hè đến, sư Châu Sóc Thon lại dạy chữ Khmer cho các trẻ em người dân tộc trong vùng. Cứ đều đều, mỗi buổi trưa lớp học lại vang lên tiếng đọc chữ của sư và các em.
“Tôi dạy chữ Khmer cho các em được 4 năm rồi. Lớp học này được mở ra từ ý tưởng của sư cả. Sư cả muốn các em biết chữ Việt và chữ Khmer. Dù tôi có thân hình nhỏ nhắn nhưng các em vẫn rất tôn trọng”, sư Chau Sóc Thon nói.
“Nhiều người lần đầu gặp tưởng tôi là chú tiểu khoảng 10 tuổi. Khi tôi nói đã hơn 30 tuổi họ không tin. Khi tôi đưa căn cước công dân ra họ mới bất ngờ...”, sư Chau Sóc Thon cười chia sẻ.
T.Chí
" alt=""/>Vị sư ở An Giang ‘chết đi sống lại’, 31 tuổi chỉ cao 1m45, nặng 28kgCuốn sách giúp độc giả khám phá cách người Việt dùng đồ ăn và rượu để thiết lập quyền lực và vị thế xã hội trong thế kỷ 19.
Cuốn sách thảo luận cách chủ nghĩa thực dân thay đổi mùi vị nước mắm và rượu nếp/rượu gạo của người Việt và chỉ ra sự can thiệp của nhà nước đã biến những sản phẩm đó trở thành các biểu tượng hữu hình của nền ẩm thực Việt Nam.
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến cách mà con người phản ứng với những thay đổi họ phải đối mặt trong cuộc sống hằng ngày dưới chế độ thực dân, ở miền quê và thành thị.
Đồ ăn thức uống của Pháp không phải ảnh hưởng nước ngoài đầu tiên đến ẩm thực Việt Nam, cũng không phải cuối cùng, song thời đại chiếm đóng của họ lại chứng tỏ là một tác động của những xung đột văn hóa, chính trị.
Ở Việt Nam, trong thế kỷ 19, từ khởi nghĩa Tây Sơn đến thập niên 1920, các cá nhân thỏa hiệp với những thay đổi, từ gia đình, hàng xóm láng giềng và chính phủ, về các lựa chọn cách ẩm thực của họ. Những gì người ta ăn không chỉ phản ánh họ là ai mà còn là họ muốn trở thành ai.
Khoái khẩu và khát vọng ở Việt Nam bắt đầu với sự mở rộng quyền kiểm soát Việt Nam từ Nam ra Bắc, những nỗ lực đầu tiên tạo ra một nền văn hóa Việt Nam chung, cũng như kháng cự lại chủ nghĩa đế quốc văn hóa và cách ẩm thực đó.
Song trong suốt thế kỷ 19 đầy biến động của Việt Nam, người dân đã thể hiện rằng bản thân họ cũng có chiến lược và khẩu vị không ngừng biến đổi, khác biệt so với của nhà nước. Dù những khẩu vị và khát vọng của họ thường không được giới trí thức quan tâm đến, nhiều người dân Việt Nam vẫn bị thu hút bởi những đồ ăn và thức uống mới, ưa thích thức vặt khác lạ hay tổ chức các bữa đại tiệc đa văn hóa công phu như một hình thức tiêu dùng phô trương.
Trong khi nhiều người Pháp tại các thuộc địa tìm cách tự cách ly trước các trải nghiệm cách ẩm thực mới, người dân địa phương sẵn sàng cởi mở trải nghiệm hơn nhiều. Những mùi vị mới khiến mọi người nhìn nhận lại các sở thích và vị thế của mình trong thế giới hiện đại đang thay đổi.
Sống dưới chủ nghĩa thực dân, một số trong đó đã học được các bài học lớn hơn nhiều - rằng những ưa thích chính trị của họ cũng quan trọng không kém những ưa thích đồ ăn thức uống. Mỗi ngày, các trải nghiệm cách ẩm thực mới tại Việt Nam lại thúc đẩy người dân nhìn ra xa hơn các món hàng bán trong chợ, để cố gắng nếm thử cả thế giới rộng lớn ngoài kia.
Những ngư dân địa phương phải sử dụng một chiếc cần cẩu mới đưa được con cá lên khỏi mặt nước. Đoạn video ghi tại hiện trường cho thấy cần cẩu chậm rãi kéo con cá đuối khổng lồ lên mặt nước, rồi đặt lên ô tô trước sự chứng kiến của rất nhiều người.
Không giống như các loài cá đuối khác, cá đuối manta không có gai độc ở đuôi để phòng thủ. Chúng có thể nặng 1.600kg, tuổi thọ lên đến 50 năm và thường được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới. Kẻ thù tự nhiên của chúng là cá voi sát thủ và cá mập lớn.
Trước đó, năm 2015, ngư dân ở Peru bắt được một con cá đuối dài 11m, nặng 1,1 tấn. Ngư dân phải dùng cần trục để đưa cá đuối vào bờ. Con cá bị thương nặng do va chạm với chân vịt của tàu.