Nhận định, soi kèo RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1: Điểm số danh dự
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1 -
Giải Nhất gọi tên 2 thí sinh nhí xuất sắc 2 đầu bếp nhí giành giải Nhất ‘Em cùng mẹ vào bếp’Buổi gala là dịp để khán giả cùng nhìn lại những khoảnh khắc gia đình trong “Em cùng mẹ vào bếp”, đồng thời tôn vinh những “đầu bếp nhí” xuất sắc, vượt qua hơn 700 thí sinh để đăng quang những ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
“Em cùng mẹ vào bếp” do báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với chương trình “Dinh dưỡng Học đường - Cùng Nestle cho trẻ vui khỏe hơn” khởi động. Cuộc thi mang đến sân chơi mới mẻ, đầy thú vị cho các em học sinh tiểu học. Qua việc trở thành trợ thủ đắc lực của mẹ trong không gian bếp, các em hiểu biết thêm về các món ăn, hình thành thói quen ăn uống khoa học, cũng như xây dựng tinh thần giúp đỡ người thân trong việc nhà.
Ông Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phát biểu tổng kết cuộc thi Tại vòng Sơ chế (diễn ra từ 25/10 - 6/12), đã có hơn 700 bài dự thi ảnh được gửi về chương trình với đa dạng món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng vùng miền. 20 thí sinh xuất sắc nhất của vòng Sơ chế đã được BGK lựa chọn để tiếp tục chinh phục vòng Trải nghiệm (diễn ra từ 7 - 14/12). Tại vòng này, các gia đình sẽ quay video quá trình thực hiện món ăn và cùng nhau chia sẻ các câu chuyện về dinh dưỡng. Không chỉ mang đến niềm vui trong tình hình đặc biệt, các bạn nhỏ còn trưởng thành hơn sau mỗi lần vào bếp cùng bố mẹ.
Vượt qua những thử thách của chương tình, 2 thí sinh Lê Minh Vũ (trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội) và em Nguyễn Hoàng Lâm (trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp 2021”.
Đại diện BTC cuộc thi chia sẻ: “Dù còn nhỏ tuổi, nhưng những gì mà các em thể hiện đã được BGK cũng như khán giả đánh giá rất cao. Phần thưởng này hoàn toàn xứng đáng với những gì mà các em đã cố gắng”.
Quán quân The Voice Kid 2021 Đăng Bách và nhóm nhảy Sao Tuổi thơ biểu diễn trong gala chương trình Lan tỏa bữa ăn dinh dưỡng
Tại buổi gala, khán giả được lắng nghe những chia sẻ đến từ ban giám khảo cũng như giao lưu với các gia đình thí sinh đạt giải cao nhất của cuộc thi.
PGS.TS.BS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi cho biết: “Tôi rất ấn tượng về giọng kể non nớt, đáng yêu, ngây thơ của các con; hình ảnh cầm dao thớt vẫn còn hơi vụng về của các con; đặc biệt là những nụ cười rạng rỡ của cha mẹ và các con khi vào bếp nấu bữa cơm gia đình. Thành công nhất của cuộc thi không chỉ là các món ăn ngon, đẹp mắt; mà còn là sự lan tỏa yêu thương, sự đồng hành trong bữa ăn lành mạnh của gia đình”.
Tọa đàm với các chuyên gia về dinh dưỡng học đường cho học sinh tiểu học Bên cạnh đó, các khách mời cũng có những chia sẻ thú vị về dinh dưỡng cho trẻ. BS. Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi nhấn mạnh: “Mỗi bữa ăn phải bảo đảm đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm các vitamin/khoáng chất. Về số lượng các bữa ăn, trẻ cần ăn tối thiểu 4 bữa mỗi ngày, trong đó có 3 bữa chính và thêm 1 - 2 bữa phụ tùy theo thể trạng của trẻ. Trong đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp khoảng 30% năng lượng cho cả ngày”.
Buổi gala còn sôi động với sự xuất hiện của ca sĩ nhí Đăng Bách - quán quân The Voice Kid 2021 cùng nhóm nhảy Sao tuổi thơ với các ca khúc như: “Chiếc bụng đói”, “Việt Nam những chuyến đi”, “Bắc kim thang”…
Trao giải cho 2 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi Các giải thưởng của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp”
- 3 giải Tập thể
Trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
Trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội
Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
- 1 giải Yêu thích: Thí sinh Tạ Vũ Minh Tuệ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
- 5 giải Khuyến khích:
Thí sinh Nguyễn Phúc Thành - trường Tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội
Thí sinh Hồ Quỳnh Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
Thí sinh Trương Cát Bảo Nhi - trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, Đắk Nông
Thí sinh Lê Bảo Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
Thí sinh Phạm Tường An - trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội
- 1 Giải Ba: Thí sinh Nguyễn Trúc Quỳnh - trường Tiểu học Đuốc Sống, TP.HCM
- 2 Giải Nhất:
Thí sinh Lê Minh Vũ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
Thí sinh Nguyễn Hoàng Lâm - trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội
Ngọc Minh
"> -
Thèm 'phở' đâu phải vì chán 'cơm'Rất nhiều lần anh cắt cuộc gọi của bạn một cách vội vã và trả lời bạn với sự thờ ơ làm bạn mơ hồ nhận ra, hoàn cảnh bạn gọi cho anh không tiện lắm. Bạn bị nhấn chìm trong sự nghi ngờ và tự hỏi: "Anh ấy đang ở cùng ai mà lại như thế? Đã hết giờ làm rồi cơ mà?". Bạn ngờ vực, bạn gần như là mất kiềm soát cảm xúc mỗi khi anh về trễ với lý do anh có tiệc, anh gặp khách hàng. Bạn lo lắng và nỗi ngờ vực càng tăng lên, nó xâm chiếm hết tâm trí bạn và đẩy lùi hình ảnh người con gái thông minh, lém lỉnh, tinh tế mà anh đã rất ngưỡng mộ khi còn yêu nhau. Anh thay đổi, anh bắt đầu tìm kiếm sự mới lạ, và đáng buồn thay, không phải ở bạn mà là ở một cô nàng ABCD nào đó. Anh về nhà và đón chờ anh là hình ảnh người vợ áo này, quần nọ, một sự kết hợp mà nếu ngay cả bạn cũng phải giật mình trước hình ảnh của mình trong gương, và những lời chất vấn nghe vào tai chỉ cảm thấy thật nhức nhối. Về nhà bắt đầu trở thành nỗi ám ảnh với anh, và thời gian ở bên ngoài cánh cửa ấy trở thành nỗi khát khao. Và như chúng ta vẫn biết, khát khao thường hay đi kèm với tội lỗi.
Bạn sẽ nói với tôi rằng, đã quần quật như thế thì thời gian đâu mà trau với chuốt? Tôi biết điều đó, nếu thế thì trước hết bạn đã quá bất công với chính mình. Một người con gái mà ngay cả chính mình cô ta cũng không yêu thương được, thì cô ấy chờ đợi ai đến thương yêu cô ấy đây? Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để xem thử liệu điều đó được phản ảnh trong ánh mắt họ như thế nào. Tại sao những bà vợ luôn được hiện diện như những mụ phù thủy trong ánh mắt người chồng, còn tình nhân mãi mãi là nàng công chúa mong manh và đỏng đảnh, và luôn "cầm trên tay sợ vỡ, ngậm trong miệng sợ tan".
Cơm của vợ và cơm của người tình thì vẫn là cơm nhưng ngồi ăn với vợ chỉ nghe được mùi dầu ăn, mắm muối, còn ngồi ăn với người tình thì lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương hoa hồng. Ăn ở nhà thì vợ cắm đầu ăn, vợ ăn xong thì lại phải lo chuẩn bị dọn rửa. Ăn với người tình thì thỉnh thoảng nàng còn gắp cho vài miếng thịt miếng cá và luôn miệng hỏi: "Anh ăn ngon miệng không?" Không phải người đàn ông thèm phở nào cũng vì họ chán cơm mà đôi khi chỉ là cảm giác thử, thử một điều mới. Nếu một người vợ có thể cho anh ta cảm giác "mới" thì chẳng việc gì anh ta phải đi tìm kiếm nó bên ngoài. Đã bao lâu rồi bạn quên chính cảm giác trau chuốt để ra ngoài cùng anh như thuở hai người còn yêu? Đã bao lâu rồi hình ảnh của bạn trong mắt anh ngoài sự luộm thuộm chỉ có những tiếng quát tháo, và những cơn chất vất vô lý, và thôi không còn "đỏng đảnh, đáng yêu" như trước?Có thể bạn sẽ nói: "Cơm dâng tận miệng, quần áo tận tay, anh ấy còn đòi phụng sự gì nữa mà vẫn chưa vừa lòng? Tham vừa thôi chứ!". Phải! Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vấn đề ở cách bạn "cho" hay không? Trách nhiệm làm cha, chăm sóc con là của anh ấy, việc nuôi dưỡng tình thương cho con không phải chỉ của mình bạn. Hãy cho phép anh ấy tham gia vào, làm một người cha trong ký ức trưởng thành của con cái bạn. Và hãy "cho" những gì anh ấy cần, không phải những gì bạn có. Vậy bạn có biết anh ấy cần gì không? Và những cái "cho" của bạn nó có "giá trị" trong mắt anh không? Một người đang thèm thuồng một tô phở mà bạn cho họ ăn 10 bữa cơm liên tục thì thật là ám ảnh, dù rằng để có những bữa cơm ấy, bạn đã trả giá khá nhiều. Hôn nhân ai cũng biết là quan trọng nhưng mấy ai đã chịu giữ gìn, và giữ gìn đúng cách.
">
Hãy thử dành một ngày trong số 365 ngày bận rộn của bạn để nhìn lại cuộc hành trình mình đã đi qua với tư cách một người ngoài cuộc, để biết câu trả lời cho câu hỏi: mình là ai? mình đã sống như thế nào? mình hạnh phúc không? mình có làm cho gia đình mình hạnh phúc không? Và hãy nghĩ xem trong một năm sắp tới mình sẽ làm gì để mình hạnh phúc hơn, để gia đình mình hạnh phúc hơn...Một cầu thủ bóng đá còn phải xem lại những thước phim quay quá trình thi đấu của họ để hoàn thiện hơn trong tương lai thì việc tự nhìn nhận lại mình sao lại không cần thiết cơ chứ!!!
Xin hãy làm điều đó, vì chính bạn... -
Chạy bộ khi mang thai: Đây là lời khuyên của chuyên gia phụ sảnKhông ít người bày tỏ băn khoăn về việc chạy bộ khi đang mang thai (Ảnh minh họa: Getty).
Theo BSCKII Ngô Thị Hương, Trung tâm Can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc chạy bộ trong thai kỳ không hoàn toàn bị cấm, nhưng cần phải được thực hiện đúng cách và có sự theo dõi sát sao của các chuyên gia y tế.
"Chạy bộ là một hình thức tập luyện giúp duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và cải thiện tâm trạng cho sản phụ. Tuy nhiên, mức độ tập luyện cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người", BS Hương chia sẻ.
Theo chuyên gia này, những lợi ích của việc vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ đã được chứng minh, bao gồm: Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, và giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các hoạt động thể chất đều an toàn cho mọi sản phụ.
BS Hương nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải hiểu rõ giới hạn của bản thân và không cố gắng vượt quá sức mình".
Những rủi ro tiềm ẩn khi chạy bộ trong thai kỳ
Một số rủi ro có thể xảy ra khi sản phụ chạy bộ bao gồm nguy cơ té ngã, tăng áp lực lên cơ và khớp, dẫn đến chấn thương hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
Đặc biệt, trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều về trọng tâm và khả năng cân bằng, làm tăng nguy cơ tai nạn.
BS Hương cảnh báo: "Chạy bộ, đặc biệt là trong những cuộc thi hay giải chạy, có thể gây ra áp lực lớn lên cơ thể sản phụ.
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không lường trước được tình trạng sức khỏe của mình, thì rất dễ dẫn đến các biến chứng không mong muốn như co thắt tử cung, sinh non, hoặc các vấn đề về tim mạch".
Chuyên gia này cũng lưu ý những trường hợp sản phụ nên hạn chế tối đa chạy bộ:
- Tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng: Trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1-12), cơ thể đang hình thành các cơ quan chính của thai nhi, việc vận động mạnh có thể gây nguy hiểm.
Trong tam cá nguyệt thứ ba (tuần 27 trở đi) là giai đoạn bụng lớn, trọng tâm cơ thể thay đổi, làm tăng nguy cơ té ngã và áp lực lên cơ và khớp.
- Sản phụ có các biến chứng thai kỳ: Sản phụ bị tiền sản giật, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, hoặc có tiền sử sinh non cần hạn chế vận động mạnh như chạy bộ vì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
- Vấn đề về sức khỏe cá nhân: Nếu sản phụ có các vấn đề về tim mạch, hô hấp, hoặc các bệnh lý khác mà bác sĩ khuyến cáo không nên vận động mạnh, cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn y tế.
Lưu ý quan trọng cho sản phụ khi muốn chạy bộ
BS Hương khuyến nghị các sản phụ nên tuân thủ những nguyên tắc sau nếu muốn duy trì việc chạy bộ trong thai kỳ:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục bất kỳ hoạt động thể chất nào, sản phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để đảm bảo rằng sức khỏe của cả mẹ và bé đều phù hợp với hoạt động đó.
- Lựa chọn giày và trang phục phù hợp: Việc lựa chọn giày chạy bộ tốt, có độ bám và hỗ trợ tốt là rất quan trọng để tránh chấn thương. Đồng thời, trang phục thoải mái, thoáng mát sẽ giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn khi vận động.
- Kiểm soát cường độ tập luyện: Hạn chế các bài tập cường độ cao hoặc chạy ở tốc độ nhanh. Các bài tập nhẹ nhàng với thời gian ngắn là lý tưởng, giúp duy trì sức khỏe mà không gây ra áp lực quá lớn.
- Chú ý đến tín hiệu cơ thể: Trong quá trình chạy bộ, nếu cảm thấy chóng mặt, đau bụng dưới, khó thở, hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay và nghỉ ngơi. Đây là cách cơ thể cảnh báo sản phụ về những nguy cơ tiềm ẩn.
- Bổ sung đủ nước và dưỡng chất: Đảm bảo cung cấp đủ nước trước, trong và sau khi chạy bộ để tránh mất nước. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho mẹ và bé.
Theo những chuyên gia chạy bộ kỳ cựu, khi tham gia vào giải chạy, vận động viên thường có xu hướng "cuốn" theo không khí huyên náo và cạnh tranh của một cuộc đua. Bên cạnh đó, giải chạy cũng có nhiều vấn đề có thể phát sinh như tình huống giao thông, va chạm, nguy cơ vấp ngã... Do vậy hầu hết các ý kiến được khảo sát đều cho lời khuyên bà bầu nên hết sức thận trọng trong việc chạy bộ, đặc biệt là việc tham gia các giải chạy.
">