Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thuý Nga |
Phóng viên: Với những hành lang pháp lý mới thiết lập này, trong trường đại học ai sẽ là người có quyền cao nhất?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Luật và Nghị định này chú trọng đến vai trò của Hội đồng trường (HĐT). Khác với trước, HĐT bây giờ là phải thực quyền.
Do vậy, không chỉ có Bộ GD-ĐT, mà chính cơ quan chủ quản các đơn vị này phải thay đổi nhận thức. Các nhà trường, hiệu trưởng bây giờ phải nhìn nhận khác đi.
Chủ tịch HĐT và HĐT có vai trò quyết định các quyết sách lớn chứ không phải là nơi thông qua cho hiệu trưởng. Có thể nói, đây là một cuộc cách mạng trong nhận thức, cần phải quyết tâm để thực hiện thiết chế này.
Khi lựa chọn thành viên và cơ cấu của HĐT, ngoài thành phần đương nhiên thì thành phần mở rộng hết sức quan trọng. Chủ tịch HĐT phải thực sự có đủ năng lực, đủ trách nhiệm. Trước kia vị trí này có thể kiêm nhiệm, nhưng bây giờ là chuyên trách.
Theo tinh thần của Nghị quyết 19 TƯ, Chủ tịch, Bí thư đảng ủy sẽ kiêm Chủ tịch HĐT. Như vậy, người cao nhất trong các trường công lập là Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐT.
Thiết chế này đã có sự chỉ đạo của Đảng. Đây là một điểm nhấn. Trước kia thì thường là hiệu trưởng kiêm chủ tịch.
Clip: Kim Hiền - Đức Yên
Để có thực quyền, phải xây dựng được quy chế tổ chức hoạt động của HĐT cho chất lượng; tiếp theo là nâng cao năng lực quản trị cho HĐT.
Đây là thách thức rất lớn. Các nhà trường, các hiệu trưởng có dám bước qua, khi quyền quyết định những vấn đề lớn của nhà trường không phải là hiệu trưởng hay ban giám hiệu nữa hay không.
Phóng viên: Với những hành lang pháp lý mới này, tinh thần tự chủ đại học được “mở” đến mức độ nào thưa ông?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi đã từng phát biểu "Tự chủ không phải chỉ với cơ sở giáo dục đại học mà phải ngấm đến từng bộ phận, từng giảng viên”.
Phải tự chủ sâu đến từng đơn vị trong khoa, đến từng viên chức, nhất là các giáo sư. Các nhà khoa học phải được tự chủ cao. Tự chủ không thể dừng lại ở một vài lãnh đạo bên trên, còn ở dưới không được tự chủ.
Theo quan sát cũng như thực tế chúng tôi đang rà soát và chỉ đạo, ở đâu có dân chủ, công khai, minh bạch thì ở đấy sẽ rất tốt. Mọi thứ đều được tập thể bàn luận và công khai, kể cả những bất cập hạn chế, đặc biệt là sai phạm.
Chỉ khi nhìn thẳng vào hạn chế, những bất cập, sai phạm, đau cũng phải cắt thì mới có thể có một cơ sở đại học lành mạnh.
Phóng viên: Luật cũng như Nghị định đã mở quyền tự chủ cao cho các trường. Tuy nhiên, làm thế nào để đơn vị quản lý giám sát chất lượng của các trường trong điều kiện tự chủ, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định 99 quy định chi tiết, hướng dẫn luật này đều mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học rất cao nhưng phải rất gắn trách nhiệm với giải trình. Trách nhiệm giải trình ở đây, trước hết là phải thực hiện các Chuẩn, như chuẩn giáo viên, các quy định về chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo (chuẩn chương trình). Trong chuẩn chương trình có chuẩn đầu ra tối thiểu, đạt ở mức cao và phải đạt kiểm định ở mức cụ tể và các điều kiện đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo. Các chuẩn này phải được công khai minh bạch qua các cơ sở dữ liệu. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để các trường đại học, các đại học phải tuân thủ.
Thứ hai, Bộ GD-ĐT đang tăng cường kiểm định và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chuẩn chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng, để công khai cho xã hội. Đặc biệt, phụ huynh và học sinh được biết trường nào chất lượng thật, năng lực đến đâu và trường nào chất lượng không đảm bảo. trên cơ sở đó mọi người sẽ lựa chọn chính xác.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học phải xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng, công khai để giám sát. Ví dụ về văn bằng, tới đây, sinh viên theo học các dạng khác nhau, các trường phải công khai cơ sở dữ liệu. Chúng tôi đang hướng dẫn các trường đại học xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và chuẩn kết nối, tăng cường minh bạch. Điều này thể hiện rõ trách nhiệm giải trình cao.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT cũng đang ra soát, xây dựng tất cả các văn bản, đặc biệt 4 quy chế đào tạo theo tinh thần của Luật 34 như: Quy chế tuyển sinh, tinh thần tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình; Quy chế quản lý đại học; Quy chế thạc sĩ; Quy chế tiến sĩ.
4 quy chế đào tạo này sẽ được rà soát, tích hợp những điều hợp lý, mạnh dạn bãi bỏ những quy định có tính hành chính để tạo ra hệ thống hành lang pháp lý mạch lạc, bớt những quy định hành chính.
Từ 2021 giáo dục đại học sẽ có đột phá... |
Thực hiện tự chủ đúng kế hoạch đề ra nhưng phải bền vững, chắc chắn, hạn chế tối đa xáo trộn, đổ vỡ. “Tôi tin, năm 2020 là năm bản lề chúng ta thực hiện Luật 34, Nghị định 99, để giai đoạn 2021-2025 giáo dục đại học của chúng ta có những đột phá” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
|
Nhóm phóng viên giáo dục (Ghi)
" alt=""/>“Hội đồng trường không phải nơi thông qua cho hiệu trưởng”
NSƯT Kim Tử Long là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, được rất nhiều khán giả yêu mến.
Ba đời vợ, 5 người con
Thành công trong nghệ thuật song Kim Tử Long lại khá lận đận trong chuyện tình cảm. Chính điều này khiến được mệnh danh là "ngôi sao cải lương đào hoa". Anh từng trải qua 2 lần đổ vỡ trước khi có được cuộc sống hạnh phúc bên nghệ sĩ Trinh Trinh.
NSƯT Kim Tử Long lên xe hoa với người vợ đầu tiên và có với nhau một người con chung tên Hoàng Kim Phụng (Maika). Sau khi có con, nghệ sĩ Kim Tử Long bị cuốn vào công việc, anh thường xuyên có những chuyến lưu diễn. Theo tiết lộ của nam nghệ sĩ, vì cả hai không có nhiều thời gian cho nhau nên dần dà xảy những mâu thuẫn trong hôn nhân. Chính vì thế, họ đã đi đến quyết định ly hôn sau 4 năm chung sống.
Hậu ly hôn, người vợ đầu của NSƯT Kim Tử Long chuyển sang định cư nước ngoài, con gái ở lại theo đuổi nghệ thuật giống cha. Vào năm 2017, người vợ đầu của nam nghệ sĩ về nước để dự đám cưới của con gái Maika. Dù ly hôn nhưng cho đến hiện tại, họ vẫn giữ mối quan hệ bạn bè.
Khi đã trưởng thành hơn trong tình yêu, Kim Tử Long gặp gỡ người vợ thứ hai - diễn viên Cẩm Tú, em gái danh thủ Hồng Sơn. Cả hai yêu nhau 4 năm rồi mới tổ chức đám cưới vào năm 1998. Họ có chung 2 người con gái trước khi ly hôn.
Sau 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ, Kim Tử Long kết hôn với nghệ sĩ Trinh Trinh, cháu ruột của NSND Thanh Tòng. Dù ít hơn chồng 11 tuổi nhưng Trinh Trinh lại rất chín chắn và có sự bao dung. Ngoài 3 con với 2 vợ cũ, anh có thêm 2 con với bà xã Trinh Trinh.
Dù có chuyện đời tư không êm đẹp nhưng Kim Tử Long cũng không ngần ngại nhắc về những lần đổ vỡ của mình khi tham gia các chương trình gameshow.
Trong chương trình Nàng dâu thời nay, anh từng chia sẻ: "Tôi cũng từng trải qua 3 đời vợ nhưng khi chia tay chúng tôi vẫn giữ được sự văn minh, lịch sự với nhau để con cái thuận hòa. Đó cũng chính là cái văn hóa căn bản và tối thiểu cần được duy trì sau hôn nhân”.
Cuộc sống viên mãn ở tuổi 57
Ở độ tuổi gần 60, NSƯT Kim Tử Long có cuộc sống bình yên bên vợ con. Kim Tử Long từng chia sẻ bà xã hiện tại là người rất hiền, nhân văn và hiểu chuyện. Anh thấy vợ mình không quá xinh, nhưng quan trọng là cô ấy biết cách cư xử. Nam nghệ sĩ cũng không giấu được niềm tự hào khi vợ con anh luôn yêu thương nhau, gia đình hòa thuận. Bản thân anh cũng luôn coi các con như người bạn, để các con có thể tâm sự, chia sẻ với anh những khó khăn cũng như niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Trong hơn 10 năm sống chung, anh và vợ chưa từng xảy ra cự cãi to tiếng. Nam nghệ sĩ thừa nhận vợ luôn nhún nhường mình nhưng anh khẳng định bản thân cũng không vì thế áp đặt hay gia trưởng trong gia đình. Mọi điều trong cuộc sống anh đều trao đổi với vợ để cùng tìm ra hướng giải quyết. Trinh Trinh cũng là người luôn ủng hộ và phụ giúp chồng trong các công việc nghệ thuật lẫn kinh doanh.
Đến nay tên tuổi của Kim Tử Long vẫn được nhiều khán giả ái mộ khi còn duy trì được niềm đam mê với nghệ thuật. Tuổi 57, Kim Tử Long có phần trẻ trung, phong độ so với tuổi. Anh cũng được đánh giá có phong độ bền bỉ với nghề khi luôn không ngừng sáng tạo, ra mắt các dự án âm nhạc cá nhân. Kim Tử Long cũng là nghệ sĩ cải lương quen mặt khán giả truyền hình khi anh góp mặt vào rất nhiều gameshow thời gian qua.
Hiện tại, Kim Tử Long cùng vợ con sống trong căn biệt thự tại TP.HCM. Anh có niềm đam mê lớn với xe hơi. Nam nghệ sĩ thú nhận, anh từng thay đến 30 chiếc xe và hiện tại đang sử dụng một chiếc thuộc thương hiệu xe sang.
Ngoài công việc biểu diễn nghệ thuật, Kim Tử Long còn rất mát tay trong việc kinh doanh. Nhờ kinh doanh bất động sản vào khoảng những năm 2000, anh có trong tay cả nghìn cây vàng. Hiện tại, nam nghệ sĩ sở hữu một nhà hàng, một spa và một quán cafe.
Dù cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng Kim Tử Long không có thói quen tiêu xài hoang phí. Nam nghệ sĩ tâm sự: "Tôi biết có nhiều nghệ sĩ chỉ sống hôm nay, không biết ngày mai; hôm nay chơi xả láng, mai hát kiếm tiền tiếp... Có nhiều nghệ sĩ tên tuổi nhưng rồi khi bệnh tật thì không còn gì cả.
Tôi ý thức được điều này nên không bao giờ có sự tiêu xài hoang phí mà chi tiêu đúng mực. Tôi cũng không có thói quen ăn chơi, nhậu nhẹt, không la cà quán xá. Cuộc đời tôi chỉ tốn tiền cho xe hơi, ngoài ra tôi không tốn tiền cho cái gì cả. Có 10 đồng thì tôi cố gắng xài 2 đồng, còn sẽ giữ lại lo cho gia đình".
Theo VTC
" alt=""/>Kim Tử Long: 3 đời vợ, 5 con và cuộc sống giàu sang ở tuổi 57Nhà ngoại giao hàng đầu Bắc Kinh, Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương cũng tham dự cuộc họp.
Trước đó, Quỹ Bill & Melinda Gates và chính quyền thành phố Bắc Kinh đồng ý quyên góp 50 triệu USD mỗi bên để chống lại các bệnh truyền nhiễm như sốt rét. Số tiền này sẽ được chuyển đến Viện khám phá Dược phẩm Y tế toàn cầu. Đây là tổ chức phi lợi nhuận được Quỹ Gates, Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa thành lập năm 2016, tập trung phát triển các loại thuốc mới điều trị những bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét, giúp đỡ những người nghèo nhất thế giới.
Trong bài phát biểu ngày 15/6 tại viện, Gates chúc mừng Trung Quốc vì đã đánh lùi bệnh sốt rét. Ông cũng khen ngợi các nhà khoa học nước này vì đã chiến đấu chống lại bệnh tật trên toàn cầu. Cùng ngày, tỷ phú còn gặp gỡ Thị trưởng Bắc Kinh Ân Dũng. Ông Ân ghi nhận viện đã đạt đột phá trong vài năm gần đây và cam kết tiếp tục hỗ trợ.
Trên Twitter, Gates bày tỏ sự vui mừng khi được thăm các đối tác cùng làm việc trong những nỗ lực phát triển y tế thế giới.
Đồng sáng lập Microsoft là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài nổi bật được chào đón tại Trung Quốc. Microsoft cũng nằm trong số ít các gã khổng lồ công nghệ phương Tây duy trì hiện diện ở đây, trong khi các hãng như Google, Facebook đều bị cấm. Hãng vận hành một trung tâm nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Gates có quan hệ tốt với người đứng đầu Trung Quốc. Đầu năm 2000, đích thân ông Tập đã gửi thư cảm ơn ông vì gửi tài trợ khẩn cấp cho đất nước trong cuộc chiến chống Covid-19.
Chuyến đi của Gates nối dài các chuyến thăm của lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế đến Trung Quốc thời gian gần đây. Tháng trước, CEO Tesla, JPMorgan, Starbucks đã bay đến nước này và gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp. Trước đó, quan chức Apple, Samsung, Aramco, Volkswagen cũng sang thăm.
(Theo Bloomberg, CNN, Reuters)