Tổng thống Biden lên kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu hụt này như thế nào
Trong nỗ lực dịch chuyển sản xuất ra khỏi châu Á, Tổng thống Joe Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước như một phần của dự luật cạnh tranh nhiều mặt với Trung Quốc. Mặc dù dự luật này vẫn đang chờ phê duyệt. Trong khi đó, 27 quốc gia thành viên của EU chỉ đang xem xét kỹ lưỡng đề xuất gần đây của Ủy ban châu Âu trị giá 48 tỷ USD để xây dựng năng lực sản xuất chip của khối này.
Trung Quốc đã chi 150 tỷ USD đến năm 2030 để khởi động sản xuất. Đất nước này vẫn còn tụt xa phía sau, đặc biệt là khi nói đến sản xuất chip tiên tiến, nhưng họ đang bắt kịp một cách nhanh chóng.
CEO Gelsinger của Intel tin rằng công quỹ có thể giúp Intel giảm chi phí để cố gắng bắt kịp các chip tiên tiến sau khi tụt lại phía sau Taiwan Semiconductor Manufacturing hay còn gọi là TSMC và Samsung Electronics của Hàn Quốc. Điều này cũng sẽ làm cho Mỹ và châu Âu tự lực hơn.
Cho dù các con số vẫn tăng trưởng, de la Vera của SPRIN-D nói Mỹ và châu Âu có một số việc quan trọng cần làm. Có thể thấy, Nhật Bản cũng cam kết sẽ viện trợ để thúc đẩy sản xuất. Các cơ sở mới bao gồm một nhà máy trị giá 7 tỷ USD do TSMC đã lên kế hoạch kết hợp với Sony Group Corp. và Denso Corp.
Hàn Quốc cũng muốn trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Các công ty và chính phủ rót tổng cộng 450 tỷ USD vào ngành công nghiệp này tính đến năm 2030.
Các nền kinh tế đạt được quy mô có thể cạnh tranh với mô hình kinh doanh của Đài Loan cũng sẽ rất khó khăn nếu mỗi khu vực riêng đang chạy đua để xây dựng năng lực của riêng mình. TSMC chiếm hơn 50% thị trường xưởng đúc chip toàn cầu, hay kinh doanh thuần túy sản xuất chip cho các công ty khác. Khách hàng của họ bao gồm Apple là công ty phụ thuộc vào chip Đài Loan cho iPhone.
Thật vậy, sự phụ thuộc vào TSMC là mối quan tâm cốt lõi: Những biến động trên hòn đảo này có thể khiến phương Tây gặp khủng hoảng.
TSMC sẽ có một cơ sở mới ở Mỹ hoạt động tại Arizona trong 2 năm tới. Họ hiện đang cân nhắc một nhà máy tiềm năng ở Đức sau khi các nhà sản xuất ô tô châu Âu liên tục bày tỏ lo ngại về tác động từ tình trạng thiếu chip. Nhưng những người trong ngành công nghiệp Đài Loan vẫn hoài nghi về kế hoạch di dời sản xuất trở lại phương Tây.
Tổng thống Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước, một phần của dự luật cạnh tranh nhiều mặt với Trung Quốc được đảng Dân chủ Hạ viện thông qua vào tháng 2. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton sau đó đã công bố Đạo luật Chip châu Âu nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung, khả năng phục hồi và lãnh đạo về công nghệ của EU. Năm ngoái, các đại diện thương mại Mỹ và các đối tác EU đã gặp nhau tại Pittsburgh để định hình các quy tắc và tiêu chuẩn xung quanh các công nghệ quan trọng như chất bán dẫn.
Mỹ và châu Âu có thể hợp tác
Mỹ và châu Âu sẽ thảo luận về các chiến lược của họ về chất bán dẫn như một phần của Hội đồng Thương mại và Công nghệ. Nhưng vẫn còn một chặng đường dài để tìm hiểu xem có thể hay không và làm cách nào để phối hợp viện trợ của chính phủ theo những cách chiến lược nhất. Một quan chức Mỹ cho biết họ muốn tránh một cuộc chạy đua trợ cấp, mặc dù sự ngờ vực kéo dài từ những năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến EU cảnh giác.
Trong khi Mỹ đang để mắt đến Trung Quốc, EU có kế hoạch tăng thêm vào các khoản trợ cấp để có sự đảm bảo cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton cho biết Đạo luật Sản xuất Quốc phòng của Mỹ là nguồn cảm hứng cho các đề xuất về "an ninh nguồn cung".
Theo ông, các kế hoạch này không phải là chủ nghĩa bảo hộ, cũng không tìm cách làm cho châu Âu hoàn toàn tự chủ động. Thay vào đó, họ cung cấp cho EU đòn bẩy để cạnh tranh.
Bây giờ, mục tiêu chung là châu Âu sẽ sản xuất 20% chất bán dẫn của thế giới vào năm 2030. Với nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi, trong thực tế, điều đó có nghĩa là tăng gấp bốn lần sản lượng của châu Âu trong vòng 8 năm.
Lần này, EU đã sử dụng tiền công quỹ để sản xuất chip. Nhưng nhiều công ty trong khu vực đặt câu hỏi liệu khối này có nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc tạo ra thế hệ chip tiếp theo mà vẫn có thể là chip tiên tiến hay không.
CEO Sievers của NXP cho biết khối nên tập trung vào việc cung cấp trước tiên những gì ngành công nghiệp cần bây giờ. "Ngay lập tức nhảy vọt lên vị trí dẫn đầu, tôi nghĩ sẽ bỏ lỡ tiết tấu của những gì ngành công nghiệp châu Âu cần trong vài năm tới", ông nói.
Bất kể cuối cùng loại chip nào được sản xuất, những người trong ngành hy vọng Mỹ và châu Âu sẽ luôn phụ thuộc vào châu Á bởi nguyên liệu của họ.
Vào tháng 12, Chủ tịch TSMC Mark Liu đã nhấn mạnh về sự kết nối giữa Mỹ và châu Âu với nguồn cung của châu Á. Ông nói rằng một số hóa chất bán dẫn theo yêu cầu của Intel được vận chuyển đến Mỹ bởi các nhà cung cấp Đài Loan. Nói cách khác, ngay cả các sản phẩm do Mỹ sản xuất cũng dựa vào thế giới bên ngoài.
Đó là những gì làm cho các kế hoạch của Washington và Brussels trở nên không thực tế, Jan-Peter Kleinhans, một nhà nghiên cứu tại nhà tư tưởng Đức Stiftung Neue Verantwortung ở Berlin cho biết.
Ngoài ra còn có nguy cơ khác làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nếu các chính trị gia yêu cầu các công ty ưu tiên một số chip nhất định cho một số khu vực nhất định, ông Kleinhans nói. "Đột nhiên, thị trường không còn là yếu tố quyết định nữa. Đó thực sự là các công cụ chính sách của thế kỷ 20 được áp dụng cho chuỗi giá trị ở thế kỷ 21".
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp Thị)
Ngay cả khi đã chi hàng tỷ USD phát triển công nghiệp bán dẫn nội địa, Trung Quốc vẫn chưa đủ năng lực sản xuất những con chip tối tân.
" alt=""/>Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệTheo Express, quả đào thường có vào mùa hè, mang lại vô số lợi ích cho tim mạch, hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh dị ứng.
Chuyên gia dinh dưỡng Maxine Smith, Phòng khám Cleveland (Mỹ), giải thích, thành phần nhiều chất xơ của đào đem lại những lợi ích trên.
“Đào chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan ổn định lượng đường trong máu và giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát. Chất xơ không hòa tan hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón”, chuyên gia Smith nói.
Loại quả này cũng chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa quan trọng khác, mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
Hơn nữa, chất chống oxy hóa beta-carotene - tạo cho quả đào có màu vàng cam đẹp mắt - chuyển thành vitamin A khi vào cơ thể, duy trì thị lực.
Theo quy luật chung, trái cây càng chín thì càng có nhiều chất chống oxy hóa.
Hai trong số các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong quả đào - carotenoid và axit caffeic - có đặc tính chống ung thư. Chúng có thể hạn chế sự phát triển của các khối u da không phải ung thư, cũng như ngăn chuyển thành ác tính.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các polyphenol trong trái cây có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Hơn nữa, một số nghiên cứu chỉ ra các polyphenol trong quả đào có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.
Maya Vadiveloo, Phó giáo sư Khoa Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm tại Đại học Rhode Island, nói: "Khi ăn trái cây đúng mùa, bạn sẽ cảm thấy ngon hơn nhiều và có được bổ sung sự đa dạng cho chế độ ăn".
Trong đào cũng chứa kali, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và kéo dài tuổi thọ.
Các nhà nghiên cứu từng điều tra tác động của quả đào đối với ruồi giấm và tìm thấy bằng chứng về hiệu quả kéo dài tuổi thọ.
Viết trên tạp chí Free Radical Biology and Medicine, nhóm tác giả thông tin: “Quả đào giúp tăng tuổi thọ và sức khỏe một phần thông qua việc điều chỉnh chuyển hóa glucose và giảm tổn thương oxy hóa”.
Hầu hết bệnh nhân đến viện khám đều không nghĩ tình trạng ở da cảnh báo bệnh lý ung thư mà chỉ cho là viêm da hay nốt mụn, nốt ruồi thông thường.
Một bệnh nhân khác cũng nhận chẩn đoán ung thư da là bà T.T.K, 52 tuổi, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa. Bà đến khám với các tổn thương sần nâu đen ở vùng da kín như lưng, bụng, đùi.
Nữ bệnh nhân cho biết, các tổn thương này tăng dần kích thước trong 5 năm. Ngoài ra, bà không có triệu chứng nào bất thường. Trong gia đình cũng chưa có ai có biểu hiện như bà, vì thế, 5 năm qua bà chưa từng khám sức khoẻ.
Tiến hành thăm khám da, bác sĩ phát hiện tuýp da Fitzpatrick IV và các dát tăng sắc tố không đều, bờ hơi nổi cao, có chút vảy mỏng, kích thước thay đổi. Với 7 vùng tổn thương tại lưng, bụng, đùi, bác sĩ kết luận bà bị đa ung thư biểu mô tế bào đáy chưa rõ nguyên nhân.
Theo các bác sĩ, ung thư da rất dễ bị bỏ qua vì lầm tưởng các bệnh lý thông thường.
Các dấu hiệu trên da cần đi khám sớm nhất có thể
Hiện ở nước ta, có ba loại ung thư da phổ biến, gồm: Ung thư tế bào đáy (thường chiếm tới 70-75%), ung thư tế bào gai (khoảng 20%) và ung thư hắc tố. Mỗi loại ung thư lại có những biểu hiện khác nhau.
Các bác sĩ da liễu khuyến cáo, khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, người dân cần cẩn trọng và đi khám sớm nhất có thể:
- Tổn thương dạng u sần, cục, thường xuất phát trên nền tổn thương da lành, sau đó xuất hiện tổn thương nhỏ ở đường bờ viền, tạo thành hình con trạch.
- Sần dạng hạt ngọc ung thư (hơi gồ, bóng).
- Các dấu hiệu xung quanh: giãn mạch, tăng sinh mạch xung quanh, thể hiện có mạch máu nuôi tổ chức u, có loét, đóng vẩy tiết của da. Vùng đó có thể khô, tạo vẩy, ướt.
Người châu Á, hay gặp vị trí liên quan các vùng cục đầu ngón tay, ngón chân, tổn thương ở gót chân chiếm 60% ung thư sắc tố.
- Thay đổi màu sắc da: Khi xuất hiện các tổn thương thay đổi theo hướng thay đổi màu sắc, gây loét cũng cảnh báo nguy cơ ung thư.
- Nốt ruồi phát triển to lên trong thời gian ngắn, mất cân xứng.
- Tổn thương sẹo cũ, vết loét điều trị lâu ngày không đỡ…
Nốt ruồi nào có khả năng tiến triển thành ung thư cao nhất?
Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng - Bệnh viện Da liễu Trung ương, cảnh báo nguy cơ ung thư hoá từ nốt ruồi.
Theo đó, bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, có nguy cơ nhất định về khả năng gây ung thư.
Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Bên cạnh đó, nốt ruồi xuất hiện ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được xem là có nguy cơ tiến triển thành ung thư, cần loại bỏ càng sớm càng tốt.
Ngoài những thay đổi về kích thước, độ cân xứng, khi nốt ruồi thay đổi về màu sắc (đang đậm chuyển nhạt hoặc ngược lại, loang lổ), thay đổi về bề mặt (đang nhẵn nhụi lại nhô hẳn lên) hoặc thay đổi về ranh giới cũng cần nghĩ đến ung thư da.
Một số triệu chứng khác như viêm, chảy máu, loét ngứa,... từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi.
Thanh Hiền