您的当前位置:首页 > Thế giới > Cặp đôi nên duyên từ cuộc sống bụi đời, giờ là ông bà chủ giàu có 正文

Cặp đôi nên duyên từ cuộc sống bụi đời, giờ là ông bà chủ giàu có

时间:2025-01-17 21:51:08 来源:网络整理 编辑:Thế giới

核心提示

'Vợ chồng tôi không chỉ gắn bó với nhau bằng tình yêu mà còn có chung tuổi thơ chật vật,ặpđôinênduyêbảng xếp hạng giải vô địch ýbảng xếp hạng giải vô địch ý、、

'Vợ chồng tôi không chỉ gắn bó với nhau bằng tình yêu mà còn có chung tuổi thơ chật vật,ặpđôinênduyêntừcuộcsốngbụiđờigiờlàôngbàchủgiàucóbảng xếp hạng giải vô địch ý đi bán báo rong trên đường phố Hà Nội cách đây 30 năm’, chị Lê Thị Thanh (SN 1976, quê Vĩnh Phúc) - chủ tiệm bánh ngọt chia sẻ.

{ keywords}
Vợ chồng chị Thanh trước cửa tiệm bánh mình sở hữu.

Chuyện tình nơi đất khách

Ngược dòng hồi ức, chị Thanh chia sẻ, những năm 90 của thế kỷ trước, vì hoàn cảnh gia đình nghèo túng, mồ côi bố, hơn 10 tuổi, chị theo người quen xuống Hà Nội mưu sinh.

Ở nới đất khách, quê người, chị xin làm đủ thứ việc, miễn sao người ta cho chị miếng cơm, chút đồng bạc lẻ. Một lần, chị nghe bạn bè rủ nhau về Tổ bán báo xa mẹ của vợ chồng bác Vũ Tiến và Vũ Thị Ngọc Oanh ở số nhà 13 Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để đi bán báo, vừa có tiền, vừa có cơm ăn.

Chị Thanh theo bạn, đến xin vợ chồng bác Tiến - Oanh gia nhập đội quân bán báo. Tổ bán báo xa mẹ có biết bao phận người đến rồi đi nhưng chị may mắn gặp được mối duyên lớn của cuộc đời mình.

Người đó là anh Nguyễn Minh Phú (SN 1973 - quê Hà Nam), cũng là thành viên của Tổ bán báo xa mẹ. Hai mảnh đời chung cảnh ngộ gặp nhau, họ đơn thuần giúp đỡ nhau như người bạn tốt. Sau đó, họ nảy sinh tình cảm.

{ keywords}
Chị Thanh (bên phải) đang làm bánh trung thu.

Năm 1994, chị Thanh và anh Phú về quê tổ chức đám cưới. Con gái đầu lòng tròn 3 tháng, vợ chồng chị lại đưa con về Hà Nội, tiếp tục nhờ ông Tiến, bà Oanh cưu mang.

Chị Thanh mở quán nước chè trước cửa nhà ông Tiến còn anh Phú ra sân bay Nội Bài bán báo. Sau một thời gian, hai vợ chồng kiếm được chút vốn nhỏ, ra ngoài thuê nhà, chính thức bắt đầu cuộc sống tự lập.

‘Anh Phú hay tâm sự với tôi: Mình nhờ bác Tiến một thời gian dài, cũng đến lúc phải tự đi bằng đôi chân mình, cả cuộc đời không thể ỉ lại vào người khác mãi được’, chị Thanh kể.

{ keywords}
Mẹ con chị Thanh ở Tổ bán báo xa mẹ.

Cặp vợ chồng nghèo và kế hoạch đổi đời táo bạo

Rời Tổ bán báo xa mẹ, hàng ngày, vợ chồng chị tiếp tục công việc bán báo. Cuộc sống vẫn giống nhiều năm về trước, chỉ khác là, trên mỗi nẻo đường, chị có thêm ‘đồng nghiệp’ nhỏ, được bồng bế trên tay cùng xấp báo giấy.

Hai mẹ con rong ruổi khắp nơi, từ sáng sớm đến tối mịt. Đôi lần, nhìn những đứa trẻ khác, đi chơi cùng bố mẹ, lòng chị lại trùng xuống, nghĩ thương con.

{ keywords}
Con gái chị Thanh theo mẹ đi bán báo.

Về phần chồng chị Thanh, nhờ khéo giao tiếp, anh lấy báo tại các nhà in rồi đi giao lại cho ‘hệ thống’ của mình. Tuy lãi không nhiều nhưng nhờ số lượng báo tiêu thụ lớn nên có lợi nhuận. 

‘Hà Nội thập niên 90, người bán hàng rong rất đông. Mỗi ngày, tôi giao được hơn 10 vạn tờ báo. Ngày nắng cũng như mưa, cứ 4 giờ sáng tôi rời khỏi nhà, rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng, chở chồng báo cao hơn cả đầu người đến tay người bán lẻ', anh Phú kể.

Bên cạnh việc bán báo, anh Phú xoay đủ nghề, từ buôn nhãn, vải lên cửa khẩu, buôn đồ gia dụng Trung Quốc, tranh treo tường về dưới xuôi, máy xoa bóp, quần áo… Tuy vậy, thu nhập của họ vẫn bấp bênh.

‘Tôi thấy người ta buôn hoa quả thắng đậm. Tôi cũng gom vốn đi buôn nhãn, buôn vải trên Bắc Giang. Vậy mà nhãn đúng năm được mùa, hàng bị ép giá xuống thấp, tôi phải ăn ngủ vạ vật trên cửa khẩu hàng tuần, đến khi tìm mối bán được giá thì số nhãn trên xe bị thối hỏng hết.

Cuối cùng chuyến đi buôn thất thu, tôi về xuôi với hai bàn tay trắng. Vợ chồng cười như mếu, động viên nhau vượt qua cơn bĩ cực’, anh Phú bồi hồi chia sẻ.

Năm 1997, vợ chồng anh Phú sinh con gái thứ 2, kinh tế eo hẹp khi nhà có thêm miệng ăn. ‘Anh Phú nói với tôi, nghề bán báo giúp chúng tôi khởi nghiệp nhưng không thể cả đời sống vào công việc này được. Một lần, ngồi cùng mấy người bạn làm nghề bánh, anh nảy ra ý tưởng, cho tôi đi học làm bánh, biết đâu có cơ hội đổi đời’, người phụ nữ sinh năm 1976 nhớ lại.

{ keywords}
Bà Vũ Thị Ngọc Oanh đến chúc mừng vợ chồng chị Thanh khai trương cửa hàng mới.

Qua người quen giới thiệu, chị Thanh xin được vào trường dạy nghề. Kết thúc khóa học, cũng là lúc một khách sạn cao cấp ở Hà Nội cần tuyển người, chị Thanh may mắn nằm trong số thợ có tay nghề, trúng tuyển đợt đầu tiên.

Sau vài năm, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm, năm 2008, vợ chồng chị Thanh quyết định làm một việc táo bạo. Đó là chị xin nghỉ việc ở khách sạn dù nơi này cho chị thu nhập khá cao rồi vay mượn khắp nơi, mở tiệm bánh đầu tiên trên phố Mã Mây (khu phố cổ).

Vợ làm bánh, chồng phụ trách quản lý, tiếp thị kiêm giao hàng… Từ thắng lợi này, anh chị tiếp tục vay mượn, mở cửa hàng thứ 2 ở Đội Cấn, thuê thêm người làm. Ai ngờ, lần này gặp thất bại, hai vợ chồng ôm khoản lỗ lên đến 300 triệu đồng.

‘Nợ nần chồng chất, tôi nản quá, ôm mặt khóc. Chồng bạc cả tóc. Sau nhiều đêm không ngủ, hai vợ chồng lại gắng gượng làm việc trả nợ’, chị Thanh ngậm ngùi kể lại.

Theo thời gian, những khó khăn lui dần. Tay nghề làm bánh ngày một cao, cộng với duyên kinh doanh, hai vợ chồng chị Thanh nhận được nhiều mối hàng lớn. Mỗi ngày có hơn 20 nhà hàng, khách sạn đặt chị làm bánh.

Ngoài cửa hàng chính trên đường Thanh Niên, hiện vợ chồng chị mở thêm 2 tiệm bánh ngọt, nằm tại các con phố sầm uất ở Hà Nội.

Bên cạnh sản xuất bánh ngọt, chị Thanh tiếp nhận dạy học nghề cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Mở các lớp trải nghiệm làm bánh trung thu cho du khách, nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam ra quốc tế. 

Gặp ‘chú đầu trọc’ mê phát cơm, cháo cho người nghèo

Gặp ‘chú đầu trọc’ mê phát cơm, cháo cho người nghèo

 6 năm liên tục, anh Huỳnh Quang Khương (43 tuổi) cùng nhóm thiện nguyện phát cháo, cơm miễn phí cho bệnh nhân nặng, giúp đỡ trò nghèo, người cao tuổi ở Quảng Ngãi.