Ông trùm cafe Trung Nguyên mua nhiều siêu xe để làm gì?
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lille, 01h00 ngày 26/01: Ca khúc khải hoàn -
Cuộc sống xa xỉ, du lịch sang chảnh của hot girl ngủ gậtSinh năm 2000, hot girl Nguyễn Thủy Tiên (Hưng Yên) gây chú ý khi bức ảnh cô ngủ gật giữa sân trường được chia sẻ rầm rộ lên các diễn đàn. Từ đó cô được gắn với biệt danh ‘hot girl ngủ gật’. Cô gái cũng là gương mặt được chú ý khi lọt top 12 của chương trình Vietnam Idol 2016 và lọt top 50 Kpop Star Hunt 2012 - chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc dành cho những bạn trẻ muốn trở thành ngôi sao hàng đầu.
Năm 2018, Thủy Tiên tham gia đội cổ vũ trong chương trình 'Đồng hành cùng World Cup 2018'. Khoảnh khắc cô ngủ gật trước giờ ghi hình một lần nữa 'gây bão'.
Không những xinh đẹp, giọng hát hay, cô nàng này còn sở hữu thành tích học tập đáng nể, là học sinh giỏi trong suốt 12 năm học.
Ngoài đời, Thủy Tiên có cuộc sống sang chảnh, thường xuyên check in tại các địa điểm du lịch đẳng cấp. Mỗi lần shopping hot girl 10x lựa chọn các thương hiệu đình đám, sẵn sàng chịu chi cho những mẫu mới nhất. Túi xách, giày dép có giá từ 1.000 USD trở lên.
Thủy Tiên sống cùng gia đình trong một căn hộ cao cấp. Cũng trong năm 2018, cô tung loạt ảnh quảng cáo cho một game mới. Tuy nhiên, trang phục ‘hở bạo’ của Thủy Tiên lập tức nhận chỉ trích từ nhiều người. Trước búa rìu dư luận, Thủy Tiên bày tỏ: ‘Tôi không quan tâm đến những ý kiến trái chiều. Việc ăn mặc ra sao là ở sở thích cá nhân, miễn không lố lăng, phản cảm'. Những bức hình ngủ gật của cô nàng luôn khiến mọi người khen ngợi vì quá xinh đẹp. Vóc dáng quyến rũ của mỹ nhân sinh năm 2000. Hot girl 10x sở hữu làn da trắng mịn, gương mặt ưa nhìn và thân hình hoàn hảo. Hot girl Hải Dương phải phẫu thuật ngực vì quá 'khủng' năm trước giờ ra sao?
Hot girl Hải Dương từng gây xôn xao khi sở hữu vòng 1 'khủng' đang có những tháng ngày bình yên tại Nhật Bản.
"> -
Chuyện nghề của cơ trưởng ‘ngày không giờ, tuần không thứ’Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên đã gắn bó với nghề bay 39 năm nay. Ảnh: NVCC Hình ảnh những chiếc máy bay đi theo suốt thời thơ ấu
Ít ai biết rằng niềm say mê và khát khao chinh phục bầu trời của cơ trưởng Nguyễn Nam Liên được gieo mầm và nuôi dưỡng nhờ người mẹ ngay từ thuở thơ ấu.
‘Ngày còn bé, mỗi khi dỗ cho tôi ăn là bà lại nói rằng ‘con gắng ăn nhiều, mau lớn, sau này làm phi công’. Ngày đó, 2 chữ phi công hiện lên trong nhận thức của mọi người một cách rất xa vời và như là một điều cao siêu, phi thường lắm’.
‘Ước mơ trở thành phi công của tôi nhen nhóm từ đó. Món đồ chơi đầu tiên của tôi là một chiếc máy bay. Thứ đầu tiên tôi cầm bút vẽ trước khi biết viết cũng là một chiếc máy bay’.
Niềm say mê và khát khao chinh phục bầu trời của cơ trưởng Nguyễn Nam Liên được gieo mầm và nuôi dưỡng nhờ người mẹ ngay từ thuở thơ ấu. Ảnh: NVCC Những hình vẽ máy bay theo ông suốt thời học sinh thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở vì vẽ máy bay trong giờ học. Ông hay say sưa tìm hiểu và sưu tập hình ảnh các loại máy bay. Cứ thế, những nét vẽ của ông ngày càng tinh xảo hơn.
Đến năm 15 tuổi, ông đã có một bộ sưu tập tương đối lớn và tự mình vẽ xong một cuốn truyện tranh mang tên ‘Không trung sát đấu, trong đó nhân vật chính là ‘đại uý… Nguyễn Nam Liên’ tưởng tượng, điều khiển máy bay MiG-23 chiến đấu tung hoành trên bầu trời. Cuốn truyện được bạn bè thích thú, chuyền tay nhau đọc đến rách mới thôi.
Để theo đuổi ước mơ của mình, năm 1978, ông Nguyễn Nam Liên trúng tuyển và nhập ngũ vào không quân. Đến năm 1980 ông có chuyến bay đầu tiên. Được học tập và huấn luyện ở Trường Sĩ quan Không quân (Nha Trang), sau đó ông trở thành giáo viên bay của trường.
‘Thời chiến tranh bom đạn, những anh hùng phi công như Trần Hanh, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Hồng Nhị… là những thần tượng của tôi từ bé. Khi vào không quân, ước mơ duy nhất của tôi là được bay chiến đấu và sẵn sàng hi sinh’, ông Liên nói.
Một trong số những cuốn truyện tranh do cơ trưởng Nam Liên sáng tác khi còn nhỏ. Ảnh: NVCC Cuốn sách ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) mà ông Nguyễn Nam Liên là đồng tác giả. Ảnh: NVCC Trong quá trình tại ngũ, ông bắt đầu tìm hiểu về lịch sử chiến tranh không quân ở Việt Nam với ý định sẽ tái hiện lại các trận không chiến giữa không quân ta và Mỹ bằng truyện tranh. Sau đó, ông cho ra đời một số cuốn truyện tranh cũng về chủ đề này như: Cuộc đọ sức, Một chọi một…
Năm 1990, ông chuyển sang làm việc tại hàng không dân dụng, trở thành cơ trưởng rồi giáo viên bay tại đoàn bay 919 thuộc Vietnam Airlines.
Thường xuyên bay và ở lại các nước nên ông có cơ hội tìm kiếm, sưu tầm các thông tin về chiến tranh không quân ở Việt Nam. Từ cuối thập niên 90, ông bắt đầu viết và so sánh thông tin từ 2 phía về cuộc chiến.
Đến năm 2013, cùng với tiến sĩ Nguyễn Sĩ Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vietnam Airlines đồng thời cũng là một cựu trung tá phi công, ông Liên là đồng tác giả của cuốn sách ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975)’ được anh hùng phi công Trần Hanh đánh giá là ‘bom tấn’ về đề tài không chiến giữa Việt Nam và Mỹ.
Đến nay, cơ trưởng Nguyễn Nam Liên đã có 39 năm lái máy bay và trải qua 19 nghìn giờ bay với quá nhiều kỷ niệm trên các chuyến bay khắp trong và ngoài nước.
‘Bay là lẽ sống của cuộc đời tôi’
‘Cho đến hôm nay, cảm xúc của tôi mỗi khi ngồi vào buồng lái vẫn không bao giờ xưa cũ, vẫn mới mẻ như những ngày đầu tiên vào nghề’ - cơ trưởng Nguyễn Nam Liên chia sẻ. Ảnh: NVCC
Hiện tại, vừa làm công việc của một phi công vừa đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng của Trường Phi công Bay Việt, ông Liên có một lịch làm việc vô cùng bận rộn.
‘Với vị trí hiện tại, tôi phải ngồi ở văn phòng là chính nhưng tôi vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc để lúc nào đi bay được là đi. Bởi tôi thèm bay’.
Mỗi tháng, vị cơ trưởng này đều chọn một chuyến bay đường dài, một chuyến bay đường trung và tuần nào cũng bay một chuyến nội địa ngắn vào buổi tối. ‘Cứ tối thứ Sáu, tôi lại xách vali lên đường cho một chuyến đường dài. Cuộc sống của chúng tôi là những chuyến đi. Nhà chỉ là nơi chúng tôi lưu lại tạm thời giữa các chuyến bay’.
‘Nhiều khi giật mình tỉnh giấc trong những khách sạn xa lạ, tôi tự hỏi mình đang ở đâu, cửa thoát hiểm chỗ nào, mình đang ở quốc gia nào. Chúng tôi mất đi khái niệm ‘thời gian’, ‘khí hậu’, ‘bốn mùa’. Chúng tôi trải qua những đêm dài lê thê khi bay đuổi theo bóng đêm, cất cánh nơi mùa đông tuyết trắng, hạ cánh nơi nắng lửa chói chang, sống cuộc đời ‘ngày không giờ, tuần không thứ’’.
‘Nhưng nếu bạn hỏi có bao giờ tôi cảm thấy nhàm chán với công việc của mình không thì tôi có thể khẳng định là chưa bao giờ. Tôi có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng chưa từng thấy nhàm chán. Một tuần không được bay là tôi buồn lắm rồi’.
‘Nhiều người đi làm có thể chỉ coi đó là công việc kiếm sống, nhưng với tôi đó là tình yêu, niềm đam mê. Bay là lẽ sống của tôi. Tôi luôn phấn đấu để làm tốt hơn những gì mình có thể’ - cơ trưởng Nam Liên chia sẻ.
‘Cho đến hôm nay, cảm xúc của tôi mỗi khi ngồi vào buồng lái vẫn không bao giờ xưa cũ, vẫn mới mẻ như những ngày đầu tiên vào nghề’.
Ngồi trong buồng lái và nhìn xuống khung cảnh phía dưới là một cảm giác khác lạ. ‘Làm phi công sẽ cho bạn cơ hội nhận thức lại thế giới một cách trực quan sinh động hơn. Bạn biết rõ Trái đất tròn như thế nào; khái niệm về múi giờ, đường kinh tuyến, vĩ tuyến trở nên thực ra sao. Cũng chính trong những lúc ở xa mặt đất nhất tôi lại càng thêm yêu cuộc sống và quê hương mình’.
Luôn cố gắng để không trở thành ‘anh hùng’
Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên (giữa) và 2 con trai đều theo nghề bay. Ảnh: NVCC Với cơ trưởng Nam Liên, nghề bay là một nghề đầy những thách thức và rất đặc thù, bởi vì bạn phải làm việc ở môi trường mà con người không được sinh ra để làm việc ở đó.
‘Đó là nơi mà bạn có thể bất tỉnh trong vòng 15 giây nếu buồng lái bị mất tăng áp, là nơi bạn phải xử lý các tình huống trong tích tắc để bảo vệ 300 con người phía sau cùng bản thân và khối tài sản trị giá vài trăm triệu đô la. Bạn không được phép phạm phải những sai lầm phải trả giá.
Chính vì thế, bạn cần phải được huấn luyện để có những tố chất đặc biệt, đó là sự bền bỉ, kiên nhẫn, cẩn trọng, là khả năng nhìn và đánh giá tình huống trên diện rộng… Một khi đã ngồi lên máy bay thì dù thời tiết không thuận lợi, ở nhà có bao nhiêu chuyện phải lo… cũng phải gạt sang một bên’.
‘Có một điều khá buồn cười mà chính vợ tôi cũng không sao hiểu nổi, là dù bay thường xuyên nhưng bao giờ tôi cũng chuẩn bị hành trang cho mỗi chuyến bay rất kỹ. Một cuốn sổ nhỏ mà tôi bao giờ cũng mang theo bên người, trong đó có nhiều mục mà bạn có liếc qua cũng sẽ lấy làm khó hiểu’.
Ông Liên nói, chính nghề nghiệp đã luyện cho ông thói quen đó – chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất xảy ra.
40 năm trong nghề lái với 9 loại máy bay, cơ trưởng Nguyễn Nam Liên đã trải qua nhiều tình huống khác nhau trên bầu trời. ‘Cũng có những chuyến bay khiến tôi nhớ mãi như khi tôi phải hạ cánh xuống sân bay khác để cứu một hành khách gặp vấn đề sức khoẻ, có những chuyến chuyên cơ chở các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, có chuyến bay thời tiết mưa bão, khi hạ cánh xuống sân bay được mọi người vỗ tay tán thưởng… Đó là những kỷ niệm đáng nhớ đối với tôi’
Còn với vấn đề kỹ thuật, cơ trưởng Nam Liên cho biết bản thân ông luôn cố gắng xử lý sớm tình huống để sự cố không xảy ra. ‘Phi công chúng tôi không gặp nhiều sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật như mọi người vẫn nghĩ. Trong đời bay của tôi, tôi chưa gặp tình huống nào thử thách và phức tạp hơn những tình huống giả lập mà tôi đã được huấn luyện hàng trăm lần’.
‘Có thể nhiều người nghĩ rằng một phi công giỏi là một phi công gặp nhiều sự cố khó khăn mà vẫn xử lý được. Nhưng chúng tôi được huấn luyện để tránh rơi vào những tình huống phải xử lý. Chúng tôi luôn cố gắng để không phải trở thành ‘những anh hùng’ trong khi vẫn luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất trắc’.
Nhắn nhủ tới các bạn trẻ muốn gắn bó cuộc đời với nghề phi công, cơ trưởng Nam Liên cho rằng, trước tiên các bạn hãy xác định động lực vào nghề. ‘Nếu bạn đến với nghề bay chỉ vì nó được coi là một nghề sáng giá, vì cho rằng đây là một nghề đơn giản, chẳng cần học hành gì nhiều lại lương cao thì tôi khuyên bạn hãy chọn nghề khác. Bởi vì thà ngồi ở mặt đất mà ước ao bay bổng trên chín tầng mây, chứ đừng bao giờ ở trên đó mà ao ước đặt chân lại xuống mặt đất’.
Cơ trưởng Vietnam Airlines: Chi tiền tỷ để trở thành phi công là một đầu tư xứng đáng
Để nhận mức lương hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, các phi công phải trải qua quá trình đào tạo khắt khe, tốn kém lên đến hàng tỷ đồng.
"> -
Người chuyển giới: Cô dâu trốn khỏi đêm tân hôn, bị gia đình nhốt 3 thángPy (34 tuổi) sở hữu vẻ ngoài nam tính, mạnh mẽ. Py sinh ra trong một gia đình gia giáo, có điều kiện nên được bố mẹ chăm sóc đầy đủ.
Năm 10 tuổi, sau khi bị thầy giáo dạy organ quấy rối, Py xin ba mẹ cho nghỉ học.
Đến năm học lớp 6, lớp 7, Py bắt đầu nhận ra mình có sự rung cảm trước con gái. Tuy nhiên, thời điểm đó, gia đình và xã hội hầu như không dành cho những người LGBT sự thông cảm và thấu hiểu.
Ngay cả Py cũng không chấp nhận được bản thân mình. Hồi đó, anh luôn tự hỏi: 'Tại sao mình lại như thế?'.
Cuối năm lớp 11, do tâm lý bị bức bách quá lâu vì không được sống đúng bản thân mình, Py bắt đầu nổi loạn, nghỉ học và sa đà vào các thú ăn chơi.
Thấy Py thay đổi nhiều, đặc biệt là giao du với những người thuộc cộng đồng LGBT, gia đình Py lo sợ. Họ tìm cách gả chồng cho con gái vào năm Py 17 tuổi.
Lúc đó, chồng Py là một Việt kiều. Đám cưới được tổ chức nhanh gọn sau một vài lần hai bên gia đình gặp mặt nhau. Bản thân Py lúc đó chỉ nghĩ rằng nếu đồng ý đám cưới, Py sẽ được mẹ cho tiền để đi chơi và gặp lại bạn bè.
Vào đêm tân hôn, Py đã bỏ chạy khi chú rể vừa chạm vào người. Py lang thang cho đến khi người nhà báo tin mẹ đang cấp cứu nếu không về sẽ phải hối hận cả đời.
Py trở về nhà, bị ba mẹ nhốt trên lầu 3 tháng. 'Thời gian đó, em chỉ muốn nhảy lầu cho xong', Py thổ lộ.
4 năm học lớp 11 và mối duyên '10 năm tình cũ'
Một năm sau, Py quyết định xin ba mẹ cho đi học lại lớp 11. Thế nhưng, vì sự dị nghị, mỉa mai của người đời mà sau 4 năm Py vẫn chưa thể hoàn thành chương trình học.
'Cứ học vài ba tháng em lại phải nghỉ vì đánh người, do bị chọc ghẹo', Py chia sẻ.
Sau đó, thấy học chữ không xong, Py xin đi học làm tóc. Gần 3 năm sau, gia đình bắt đầu chấp nhận Py. Họ hỗ trợ Py mở tiệm tóc. Đáng tiếc là công việc làm ăn không được như ý, Py phải tìm cách quay trở lại con đường học vấn.
Sau khi học xong cao đẳng, Py về công tác tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin. Trong 4 năm, Py sống và làm việc như một cái máy: 'Trong trường học trò gọi mình là cô. Đến tối về mình mới được trở lại là chính mình'.
Nhờ làm việc chăm chỉ, anh tích cóp được một số tiền nên quyết định mở tiệm tóc trở lại. Py muốn giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh giống mình ngay từ bước đầu tiên: 'Thay đổi diện mạo trước khi quyết định come out (công khai giới tính)'.
Sau những lận đận trong chuyện tình cảm, cuối cùng Py cũng tìm được một nửa thật sự cho cuộc đời mình. Py và người vợ hiện tại có mối duyên '10 năm tình cũ' khá thú vị.
Lần gặp đầu tiên, Py không có cảm tình với vợ dù cô ấy thích anh. 10 năm sau, họ tình cờ tái ngộ nơi bãi biển, lúc này Py bắt đầu rung động. Thậm chí anh chàng còn quyết định cưu mang người yêu dù thu nhập lúc đó của anh chỉ 2 triệu/tháng.
Tính đến hiện tại, họ đã sống bên nhau được 8 năm. Gia đình nhỏ của Py bây giờ càng thêm phần viên mãn bởi sự xuất hiện của cô con gái nhỏ. Đây được xem là một cái kết đẹp sau quá nhiều sóng gió để được sống là chính mình.
Bản thân Py đã mất rất nhiều thời gian mới có thể hiểu và chấp nhận được bản thân mình. Vì vậy Py muốn nhắn nhủ với các bạn có cùng hoàn cảnh là: 'Phải biết mình là ai'. Bởi lẽ, chỉ khi mình biết mình là ai, mình mới có thể sống tốt được.
Cô gái đẹp nức tiếng miền Tây trải lòng chuyện yêu của người chuyển giới
Với người chuyển giới như Giang, dù đẹp cỡ nào cũng gặp khó khăn trong tình yêu. Công cuộc đi tìm “một nửa” của họ chẳng khác gì canh bạc, may ít, rủi nhiều.
">