
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Đề thi môn Lịch sử: Nhiều thí sinh bị 'tủ đè'
Thí sinh choáng vì đề thi Địa lý quá dài
Thí sinh 'dễ thở' với đề thi môn hóa
Đề thi Ngữ văn 'điểm danh' thói dối trá
Theo các quyết định này, thời gian bồi dưỡng là 3 tháng.
Chẳng hạn, với chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý, việc bồi dưỡng có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương án:
Phương án 1: Học tập trung, liên tục (có thể học vào kỳ nghỉ hè hoặc mỗi tháng 1 đợt từ 3 đến 4 ngày vào cuối tuần).
Phương án 2: Theo hình thức tích lũy tín chỉ. Người học chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng sau khi tích lũy đủ số tín chỉ quy định.
![]() |
3 tháng để giáo viên Sử dạy Địa lý, giáo viên Địa lý dạy Lịch sử?
Nhiều giáo viên cho rằng, thời gian 3 tháng có phần gấp gáp khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là năm học mới bắt đầu. Trong khi đó, chương trình phổ thông mới đã được phê duyệt từ năm 2018.
Thầy M., giáo viên Lịch sử một trường THCS quận Ba Đình (Hà Nội) cho hay, thầy và nhiều đồng nghiệp không đồng ý với chủ trương tập huấn này. Lý do thầy M. đưa ra là "một người được học và đào tạo bài bản 4 năm trong trường đại học về chuyên môn của môn học khi ra trường dạy còn khó khăn, huống hồ giờ đây hy vọng chỉ bồi dưỡng trong 3 tháng để một giáo viên Lịch sử dạy Địa lý hoặc ngược lại".
Còn Hiệu trưởng một trường THCS và cũng là giáo viên dạy Sử ở Nghệ An thì cho rằng: "Xem qua với chừng ấy nội dung bồi dưỡng thì thời gian 3 tháng có lẽ sẽ gấp gáp. Chúng tôi đang rất vất vả cho môn tích hợp sắp tới. Bồi dưỡng kiểu này khó mà mang lại hiệu quả ngay được, tôi nghĩ chỉ là giải pháp tình thế để các cơ sở giáo dục bố trí trong kế hoạch chuyên môn".
Đặc biệt, riêng với giáo viên dạy lớp 6 với SGK mới, thì nhiều ý kiến cho rằng quá cập rập khi năm học mới sắp bắt đầu.
Giáo viên, giảng viên trong một buổi tập huấn cho chương trình phổ thông mới. |
Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người còn xôn xao trước thông tin giáo viên phải tự trả kinh phí để theo học và có "chứng chỉ tích hợp", thậm chí có người còn lo bị "tinh giản biên chế' nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng này.
Nguyên nhân là trong các quyết định của Bộ GD-ĐT, kinh phí của việc bồi dưỡng được xác định từ các nguồn: ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương; từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng và do người học tự đóng góp.
Trong khi đó, theo Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngày 27/3/2015, thì giáo viên không phải đóng kinh phí khi 'tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới'. Nhà nước đã bố trí 778,8 tỷ đồng từ ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ của Đề án này, trong đó có việc bồi dưỡng giáo viên.
Bộ GD-ĐT: Nhiều người nhầm lẫn
Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm.
"Có thể gọi là chuẩn chung, giáo viên dạy môn nào sẽ có chuẩn bồi dưỡng của môn đó. Theo quy định của Luật Viên chức, mỗi năm, giáo viên đều có khoảng thời gian nhất định để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Những mô-đun này cho những người mới bắt đầu. Sau khi học xong các mô-đun này, ở các năm tiếp theo, giáo viên sẽ chỉ phải tham gia đào tạo theo hướng cập nhật những điểm mới mà thôi", ông Đức nói.
Riêng với lớp 6 năm nay, Bộ GD-ĐT đã có khóa tập huấn riêng về việc dạy học, thay đổi SGK mới. Sau khi SGK được nghiệm thu, các nhà xuất bản cũng tổ chức tập huấn cho giáo viên.
"Có thể các giáo viên khối lớp 6 năm nay sẽ cập nhật chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS này sau. Chứ giờ vừa ban hành làm sao đủ 3 tháng mà chuẩn bị kịp cho năm học mới. Đây chỉ là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm, không phải ngay cho số giáo viên dạy lớp 6 năm học này", ông Đức nói.
Do đó, theo ông Đức, nhiều người đang hiểu nhầm.
"Mọi việc vẫn đang tiến hành theo lộ trình. Khoảng 4 năm nữa, các trường sư phạm sẽ có lứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên là giáo viên dạy tích hợp liên môn. Còn hiện nay, giáo viên Địa lý sẽ được bồi dưỡng kiến thức Lịch sử để có thể dạy được và ngược lại; ở đâu, chất lượng không đáp ứng được thì buộc phải phân 2 giáo viên của 2 môn học để cùng dạy tích hợp", ông Đức nói.
Ông Đức cho hay, các Sở GD-ĐT cũng đã giải thích, hướng dẫn để giáo viên yên tâm, triển khai, bởi môn học nào cũng sẽ có chương trình khung để bồi dưỡng giáo viên.
Về kinh phí, ông Đức khẳng định: "Nếu giáo viên được nhà trường cử đi học tập bồi dưỡng thì kinh phí do đơn vị cử đi bồi dưỡng chi trả. Chỉ trong trường hợp, giáo viên tự đi bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân hoặc những người có bằng đại học ngành khác muốn đi học để dự tuyển làm giáo viên thì mới phải tự chi trả kinh phí".
Thùy Linh
Đầu tháng 2/2021, Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng khiến giáo giới 'xáo động'. Sau 3 tháng, Bộ Nội vụ lại đang đề xuất bỏ quá nửa số chứng chỉ bắt buộc của ngành giáo dục.
" alt=""/>Thực hư thông tin giáo viên phải đóng tiền học bồi dưỡng dạy tích hợpHồi tuần trước, văn phòng Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã công bố thông tin sẽ trục xuất quân đội Mỹ, sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ ở Baghdad bị chính phủ Iraq lên án. Lầu Năm Góc cho biết cuộc tấn công đã tiêu diệt một thủ lĩnh của nhóm vũ trang liên quan tới các cuộc tấn công gần đây nhằm vào binh sĩ Mỹ. Cuộc tấn công được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Trong tháng 12/2023, Mỹ cũng thực hiện các cuộc không kích trả đũa ở Iraq sau một loạt vụ tấn công bằng UAV của các tay súng có liên kết với Iran, khiến 1 binh sĩ Mỹ rơi vào tình trạng nguy kịch, và 2 người khác bị thương.
Theo tuyên bố từ văn phòng Thủ tướng Sudani, “chúng tôi nhấn mạnh lập trường vững chắc của mình trong việc chấm dứt sự tồn tại của liên minh quốc tế, sau khi những lý do biện minh cho sự tồn tại của họ đã chấm dứt”.
Ngoài 2.500 quân ở Iraq, Mỹ còn có 900 binh sĩ ở Syria để làm nhiệm vụ cố vấn và hỗ trợ các lực lượng địa phương ngăn chặn sự trỗi dậy của IS, nhóm khủng bố từng chiếm giữ nhiều phần lãnh thổ rộng lớn của Iraq và Syria vào năm 2014 trước khi bị đánh bại.
Kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ vào tháng 10/2023, quân đội Mỹ cũng đã bị tấn công ít nhất 100 lần ở Iraq và Syria. Các vụ tấn công có sự kết hợp giữa tên lửa và UAV tự sát.
>> Cập nhật tin quân sự mới nhất trên báo VietNamNet
Chị Khuyên là nhân vật trong bài viết “Cảnh đời lay lắt của người phụ nữ mù loà mắc bệnh u tuyến giá” đăng tải ngày 9/12/2022. Sau gần 1 tháng, nhiều lời hỏi thăm, chia sẻ từ độc giả gửi về tòa soạn giúp chị Khuyên vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo.
Chị niềm nở: “Qua bài viết của VietNamNet, có mạnh thường quân gọi điện và hỗ trợ chị 2 triệu đồng. Đây là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn".
Nay nhận thêm hơn 64 triệu đồng tiền bạn đọc hỗ trợ, chị Khuyên xúc động: “Đây là lần đầu tiên tôi cầm số tiền lớn đến như vậy. Hiện tôi không biết nói gì ngoài lời cảm ơn chân thành đến các mạnh thường quân và Báo VietNamNet, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi và huyện Trà Bồng. Ước mơ có một căn nhà nhỏ, mở một tiệm xoa bóp, bấm huyệt của tôi sắp trở thành hiện thực”.
Chị Khuyên cũng là 1 trong 2 hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được hỗ trợ xây ngôi nhà mơ ước do Báo VietNamNet kêu gọi tài trợ. Chị khoe “hiện nhà đã xong phần móng, đang gấp rút hoàn thiện các phần còn lại để có thể hoàn thiện trong thời gian sớm nhất”.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi Bùi Đức Thọ mong rằng, với số tiền này, bản thân chị Khuyên sẽ chi tiêu hợp lý, hoàn thành được ước mơ của bản thân.
“Cùng với căn nhà được Ngân hàng Seabank tài trợ qua Báo VietNamNet trong chương trình ‘Ngôi nhà mơ ước’, thực sự tôi cảm thấy xúc động khi bản chị Khuyên nhận được số tiền trên. Đây là niềm động viên cả tinh thần và vật chất đối với chị. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng vui mừng khi những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn được xã hội quan tâm”, ông Thọ chia sẻ.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Trà Bồng Lê Kim Trinh gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn đọc và báo VietNamNet.
Ông Trinh bày tỏ: “Tận đáy lòng mình, tôi cảm ơn đến những mạnh thường quân, Báo VietNamNet, Ngân hàng Seabank đã hỗ trợ chị Khuyên vừa có được căn nhà mơ ước, vừa nhận được số tiền để trang trải, thực hiện ước mơ của đời mình”.
Chị Nguyễn Thị Bảo Khuyên (43 tuổi, sống tại thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) bị mù từ nhỏ, gia cảnh khó khăn. Năm 2016, chị được Hội người mù tỉnh gửi đi học một khóa xoa bóp, bấm huyệt ở TP Đà Nẵng. Sau 6 tháng, chị trở lại Quảng Ngãi làm thuê cho các tiệm bấm huyệt hội người mù.
Những ngày đầu, chị Khuyên gặp nhiều khó khăn về khách, bị lừa tiền giả, phải mất một thời gian dài học hỏi, chị mới có thêm nhiều kinh nghiệm. Làm một thời gian ở TP Quảng Ngãi, chị Khuyên trở lại Trà Bồng ở nhờ nhà em trai, mở cho mình một quầy xoa bóp, bấm huyệt tại đây.
Năm 2016, chị Khuyên phát hiện mình có một khối u ở cổ, thường chóng mặt, buồn nôn. Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết chị bị u bướu tuyến giáp. Số phận bất hạnh khiến người phụ nữ mệnh khổ chìm trong bệnh tật. Năm 2019, 2020, mẹ và bà ngoại chị lần lượt qua đời, cú sốc lớn khiến sức khoẻ và tinh thần chị Khuyên càng thêm suy sụp.
" alt=""/>Người phụ nữ mù loà mắc bệnh u tuyến giáp đón nhận niềm vui lớn