Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs America, 10h10 ngày 9/4: Cruz Azul vào bán kết
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Nữ Đức vs Nữ Scotland, 22h45 ngày 8/4: Cuộc đua song mã
Sáng 27/12, gia đình đã tổ chức tang lễ đạo diễn Long Vân tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).
Ông qua đời sáng 24/12 ở tuổi 87 sau một thời gian bị bệnh nặng. Những năm cuối đời ông di chuyển khó khăn, chủ yếu dùng xe lăn. Vài tháng gần đây, đạo diễn Long Vân chỉ nằm một chỗ, sức khỏe sa sút trông thấy.
Đạo diễn Long Vân sinh năm 1936 tại Hà Nội. Năm 14 tuổi, ông được gửi sang học tập tại Khu học xá Trung ương ở Trung Quốc, cùng lớp với những người bạn nổi tiếng là GS. Nguyễn Lân Dũng, GS. Hồ Ngọc Đại...
Trong thời gian sống tại khu học xá, ông từng được xem và bị cuốn hút bởi một số bộ phim của Trung Quốc và Liên Xô.
Ông trải qua thời gian dài làm trợ lý đạo diễn rồi phó đạo diễn. Năm 1979, bộ phim Tiếng gọi phía trướccủa ông đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế. Năm 1980, ông làm phim Nơi gặp gỡ của tình yêuvà sau đó là Cho cả ngày mai.
Tuy nhiên phải đến Biệt động Sài Gòn- bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam - được công chiếu năm 1985 thì cái tên Long Vân mới được mọi người biết đến.
Phim đưa dàn diễn viên như: Thương Tín (vai Sáu Tâm), Thanh Loan (vai ni cô Huyền Trang), Bùi Quang Thái (Tư Chung), Hà Xuyên (Ngọc Mai), Hai Nhất (Ba Cẩn) lên đỉnh cao, trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả.
Sau Biệt động Sài Gòn, đạo diễn Long Vân còn làm thêm phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, Giải phóng Sài Gòn, Những đứa con biệt động Sài Gòn… Ông từng tâm sự, mình có tình yêu đặc biệt với thành phố này.
Lễ tang của đạo diễn Long Vân bắt đầu từ lúc 7h30 sáng. Ngoài người thân, đông đảo đồng nghiệp, nghệ sĩ và khán giả lặng lẽ vào viếng, nhìn mặt ông lần cuối.
NSƯT Tất Bình buồn rầu, thất thần khi đến tiễn biệt đạo diễn Long Vân. Chia sẻ với phóng viên Dân trí, NSƯT Tất Bình cho biết, đạo diễn Long Vân là người hào hoa, trọng nghĩa, xả thân vì nghề.
Theo ông Tất Bình, đạo diễn Long Vân làm nhiều phim với nhiều "lần đầu tiên", như phim Biệt động Sài Gònlà phim điện ảnh dài tập đầu tiên, là phim màu đầu tiên của Việt Nam. Ông Long Vân cũng là người đầu tiên đưa hình tượng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vào phim ảnh.
"Anh Long Vân là người chịu nhiều thiệt thòi, nhưng không bao giờ anh ấy để ý về chuyện đó. Anh là thế hệ đạo diễn gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam, anh ra đi là sự tiếc thương vô hạn với chúng tôi", NSƯT Tất Bình nói.
Có mặt tại tang lễ đạo diễn Long Vân, NSND Thu Hà cho biết, đạo diễn Long Vân có nhiều phim có đại cảnh lớn. Chị từng tham gia phim Hẹn gặp lại Sài Gòn của nam đạo diễn. Bộ phim có gần 2.000 diễn viên quần chúng, thời đó không có bộ đàm mà đạo diễn vẫn chỉ huy được đại cảnh chuyên nghiệp.
NSND Thu Hà chia sẻ, đạo diễn Long Vân là người chọn diễn viên rất kỹ. Khi vào vai út Vân của Hẹn gặp lại Sài Gòn, chị mới 20 tuổi. Để chọn được vai đó, đạo diễn Long Vân đã mất 2 năm đi tìm diễn viên từ Bắc vào Nam.
"Tôi cũng là người đợi vai diễn này khá lâu, từ khi chú ra đoàn nghệ thuật Quân khu 2 chọn diễn viên. Chú cũng cân nhắc vì tôi là cô gái miền Bắc lại đóng phim miền Nam. May mắn là 2 năm sau, chú lại quay lại chọn tôi. Hồi đó, chú Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ trong phim", NSND Thu Hà tâm sự.
Chị cho biết thêm, những bộ phim mà đạo diễn Long Vân làm đều mang ý nghĩa lịch sử, cách mạng, gây ấn tượng với khán giả. Ở phim trường, ông cũng "mắng" diễn viên "đanh thép", nhưng ngoài cuộc sống, ông là người tình cảm. Ông có người vợ hiểu về nghề nghiệp nên bà đi theo ông mọi nơi.
Đạo diễn, NSND Thanh Vân cũng xúc động cho biết, trong các lễ kỷ niệm của Hãng phim truyện Việt Nam, đạo diễn Long Vân đều ngồi xe lăn đến tham dự.
"Biệt động Sài Gònmà chú Long Vân làm có ý nghĩa về nghệ thuật, lịch sử. Đây là bộ phim nhiều khán giả nhớ mãi. Đạo diễn Long Vân là người làm việc nhiều với bố tôi - NSND Hải Ninh. Hồi đi thực tập, tôi có theo bố đến đoàn phim Biệt động Sài Gòn. Phim có đại cảnh có cả xe tăng, trực thăng… việc bấm máy rất khó nhưng chú cùng ê-kíp vẫn làm rất tốt", NSND Thanh Vân kể lại.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng có mặt để đưa tiễn đạo diễn Long Vân. Chồng bà là Lê Phương - Tác giả kịch bản của phim Biệt động Sài Gònnên bà có nhiều kỷ niệm với nam đạo diễn.
Theo bà Nhã, đạo diễn Long Vân là người đam mê làm phim đến từng hơi thở. Sau khi về hưu ông vẫn hoạt động liên tục với các dự án rất… khó nhằn. Bà chưa thấy ai ngồi đâu cũng bàn đến dự án mới như ông Long Vân.
"Trong các cuộc cà phê, trà dư tửu hậu với bạn bè, chỉ có một nội dung làm anh ấy sôi nổi được, đó là chuyện làm phim. Không phải là về những phim đã làm mà về dự định mới, dự án mới.
Đời sống của anh Long Vân rất đơn giản. Toàn bộ tâm trí tình cảm chỉ hướng đến 1 thứ là phim thôi. Nhiều người thấy tiếc khi anh ấy chưa từng có giải thưởng nào. Nhưng anh ấy thường gạt đi khi có người nhắc đến chuyện ấy. Anh ấy nói: Chỉ nghĩ đến cái chưa làm được, cái gì làm xong rồi thì cho nó qua đi", bà Nhã chia sẻ.
Nghệ sĩ Anh Thái và Thanh Thúy đau buồn đến tiễn đưa đạo diễn Long Vân về nơi an nghỉ cuối cùng.
NSND Đức Thuận bật khóc trong đám tang của đạo diễn Long Vân. Ông xúc động nói: "Tôi và đạo diễn Long Vân đã trải qua thăng trầm cùng nhau qua mấy chục tập phim Những đứa con biệt động Sài Gòn, cả ê kíp làm quần quật một thời gian dài.
Sau đó đến phim Chiến hạm nổ tungnói về anh hùng Nguyễn Thị Lợi, hai anh em "nếm mật nằm gai", nhiều lần ôm nhau khóc. Chúng tôi từng đưa kịchNhững đứa con biệt động Sài Gònđi nhiều nơi nhưng không ai nhận, mãi sau phim mới được nhận và nổi tiếng, nhiều người biết đến".
Theo NSND Đức Thuận, đạo diễn Long Vân là một người tài giỏi, ông làm nhiều tác phẩm hay nhưng ông không có một danh hiệu nào.
"Đạo diễn Long Vân đã sống một cuộc đời sôi nổi, ý nghĩa và vừa nhẹ bước đi, để lại một nụ cười hiền và ấm áp như chính con người ông. Ông mất đi là một tổn thất to lớn không gì bù đắp được đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Ngành điện ảnh Việt Nam đã mất đi một đạo diễn tài hoa, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp điện ảnh cách mạng Việt Nam", NSƯT Tất Bình đọc điếu văn trong tang lễ đạo diễn Long Vân.
Sau lễ viếng và lễ truy điệu, thi hài đạo diễn Long Vân sẽ được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ (Văn Điển, Hà Nội).
" alt="NSND Thu Hà, NSƯT Tất Bình tiễn biệt đạo diễn 'Biệt động Sài Gòn'" />Dòng xe Bentley cùng loại với dòng xe mà anh Tiến Trung từng cầm lái, vẫn giữ vẻ sang trọng đẳng cấp sau 10 năm sử dụng. Ảnh: Gia Bảo Sở hữu và được cầm lái những chiếc xe tiền tỷ tích hợp mọi công nghệ luôn là niềm mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết đến nỗi khổ thầm kín của những ông chủ hay người được thuê vận hành những khối tài sản tiền tỷ ấy.
Nỗi lo mất đồ và bị “chặt chém”
Xe sang, đồng nghĩa những phụ kiện đi kèm cũng xắt ra miếng. Chẳng hạn, giá một chiếc gương chiếu hậu của Rolls-Royce, Lexus, BMW hay Range Rover Autobiography có khi lên tới cả vài trăm triệu đồng. Hay chỉ một chiếc logo cũng lên tới hàng chục triệu đồng. Và đây cũng là những chi tiết dễ bị kẻ trộm nhòm ngó nhất.
Chủ một chiếc xe Lexus LS 500 giá hơn 7 tỷ đồng ở Thái Nguyên tâm sự, năm ngoái khi đang đi đường thì anh nhận được điện thoại của đối tác. Vừa mở cửa xe xuống đường nói chuyện vài phút khi quay lại đã thấy mất ngay đôi gương chiếu hậu. Vừa xót của vì thấy chiếc xe bỗng nhiên “khuyết tật” lại thêm bực mình vì không dám lái xe chạy tiếp, anh đành gọi cứu hộ đưa xe về garage.
Công việc đang bộn bề với lịch trình cần di chuyển dày đặc thì chủ chiếc xe này lại một lần nữa ngã ngửa khi garage báo phải chờ ít nhất nửa tháng mới kiếm được “đồ” thay.
Một điều khó nói nữa của những ông chủ “xế xịn” là chuyện thiếu phụ tùng thay thế. Những chiếc xe hoàn hảo, đẹp long lanh nếu chỉ xuất hiện một vài vết xước nhỏ cũng khiến chủ nhân phải đưa xe vào garage, kiểm tra màu sơn gốc, chế biến pha trộn để tìm được màu phù hợp. Với những hỏng hóc nghiêm trọng hơn thì công sức, thời gian, tiền của bỏ ra cũng tỷ lệ thuận.
Không những thế, vì là xe “độc” nên phụ tùng thay thế đi kèm cũng đều là hàng khó kiếm hoặc ít garage có sẵn. Bởi vậy, sau khi xảy ra sự cố, các khổ chủ có khi phải đặt hàng từ nước ngoài nhờ chuyển về rồi tự thuê garage thay dùm.
Tiền phụ tùng đắt là một chuyện, nhưng cho dù chỉ thiếu chiếc gương thì chủ nhân chiếc xe cũng không dám cho xe ra đường, đành cất xe chờ đồ thay. Đấy là chưa kể vì là hàng hiếm nên không phải thợ sửa xe nào cũng biết cách lắp. Có những trường hợp sau khi cất công tìm mua ở nước ngoài mang về nhưng bị chính thợ sửa xe làm hỏng khiến chủ xe “chết đứng”.
Một tình huống mà không ít các chủ xe sang gặp phải là bị “chặt chém”. Không ít các dịch vụ từ bảo dưỡng xe, trông xe, cứu hộ… hễ cứ thấy “khổ chủ” đi xe sang là tăng giá dịch vụ với lý lẽ: “Xe đắt tiền thì mức độ rủi ro cao hơn, mức phí cũng phải… đắt hơn”.
Sức ép của nghề tài xế xe sang
Trò chuyện với PV, anh Bùi Tiến Trung (SN 1977, Long Biên, Hà Nội) kể lại câu chuyện gần chục năm trước khi anh lái xe thuê cho ông chủ sở hữu chiếc Bentley động cơ W12 đầu tiên tại Hà Nội.
Theo anh Trung, do từng lái xe “biển xanh” trong doanh nghiệp Nhà nước 6-7 năm, được đánh giá là người cẩn thận, trách nhiệm, anh Trung được giới thiệu làm tài xế chiếc siêu xe thuộc sở hữu của một đại gia ngành chứng khoán, với mức lương gấp ba lần mức đang nhận. Chiếc xe mà anh cầm lái là dòng Bentley Continental Flying Spur, nhập về Việt Nam năm 2009 và đăng ký biển trắng tứ quý. Khi đó chiếc xe có giá ngót nghét 19 tỷ đồng.
“Lúc đó, Việt Nam chưa có nhiều cao tốc, đi xa nhất là đến Hạ Long, Sầm Sơn, còn lại loanh quanh trong mấy con phố trung tâm. Mỗi năm có lẽ chỉ đi khoảng 1,5 vạn km. Vất vả nhất là khoản tránh va chạm với xe máy, xe thồ và canh chừng mất trộm gương, gạt mưa hay logo mỗi khi dừng xe đâu đó”, anh Trung nhớ lại.
“Thói thường người Việt mình cứ mặc nhiên quy ước xe sang đền xe rẻ, xe to đền xe bé, nên áp lực thường trực với người lái xe tiền tỷ là phải đi đường vòng để tránh chỗ đông, đi đường xa để tránh chỗ ngập và đi thật chậm để quan sát chỗ dừng, càng hạn chế việc phải lùi xe hay quay đầu thì càng tốt”, anh Trung kể.
Chưa hết, nỗi vất vả lớn hơn mà nghề cầm lái xe siêu sang là thời gian, áp lực vô cùng. Mỗi xe siêu sang chỉ có một người lái duy nhất, nên bất cứ khi nào sếp cần thì anh phải có mặt. Theo anh Trung, nguyên tắc nằm lòng mà lái xe sang như anh phải nhớ, đó là không bao giờ được hỏi “ngày mai sếp có đi đâu không?”, chỉ cần sếp gọi là phải có mặt ngay.
Trong lần trò chuyện mới đây, ông Đoàn Hiếu Minh, Chủ tịch Công ty CP Ô tô Regal, đơn vị độc quyền phân phối xe Rolls-Royce tại Việt Nam cho biết, những tài xế xe siêu sang thường được đào tạo cả kỹ năng bảo vệ các yếu nhân, giám đốc điều hành, người nổi tiếng và những khách hàng giới siêu giàu.
Những tài xế này thường có mức thu nhập khủng nhờ trình độ chuyên môn cao và kỹ năng mềm đặc biệt. Họ không thuần túy có kỹ năng cầm lái hay am hiểu kỹ thuật ô tô, mà còn là việc nâng tầm ứng xử, phát huy sự khéo léo, nhiệt tình và kích hoạt lòng tận tâm của người trợ lý đặc biệt.
“Đơn cử một chuyện nhỏ như việc chỉnh gương hậu chính giữa của xe Rolls-Royce, làm sao để tầm nhìn an toàn nhất, ôm trọn kính hậu, nhưng lại là mất lịch sự khi nhìn thấy miệng của những người ngồi sau. Bởi vậy, lái xe phải chỉnh gương sao cho chỉ nhìn thấy mắt của người ngồi sau, không nên thấy hết những gì ở hàng ghế sau”.
Một lái xe từng phục vụ chủ nhân của chiếc xe siêu sang trị giá hơn 25 tỷ đồng tâm sự, ai cũng nghĩ được cầm lái một chiếc xe siêu sang phục vụ các ông chủ là điều đáng mơ ước mà không thấy được những áp lực phía sau.
Bản thân anh này sở dĩ được lựa chọn lái chiếc xe hàng chục tỷ đồng cũng là do tài xế trước đó đã “đầu hàng” ngay buổi đầu nhận việc. “Thấy bảo khi chủ xe giao chìa khóa và được hướng dẫn sử dụng các trang bị, dù là dân lái xe chuyên nghiệp nhưng cậu ấy như cảm thấy choáng ngợp về mức độ tiện nghi cũng như giá trị của chiếc xe nên đã từ chối khéo để đi tìm việc khác”, lái xe này nhớ lại.
Một tài xế từng phục vụ chủ nhân của chiếc xe hơn 20 tỷ đồng cho hay, thực tế không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để cầm lái một chiếc xe bằng cả khối tài sản khổng lồ hàng chục tỷ như vậy. “Thậm chí có nhiều người đã sử dụng ô tô hàng chục năm nhưng khi cho lên cầm lái những chiếc xe đó thì chân tay run cầm cập, không thể điều khiển nổi. Bởi thế, hiện nay nhiều thương hiệu xe siêu sang phải đứng ra tổ chức các khóa huấn luyện lái xe cho riêng mẫu xe của mình”, lái xe này tâm sự.
Theo Báo Giao thông
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dán tem năng lượng lên xe máy: Chỉ số 'ngốn xăng' chuẩn đến mức nào?
Theo quy định, hiện nay các mẫu xe máy bán ra trên thị trường đều phải dán nhãn năng lượng, vậy độ chính xác của các thông tin này đến đâu?
" alt="Nỗi khổ khó nói của chủ nhân những chiếc xe tiền tỷ" />Thuê xe tự lái là cách mà nhiều lái mới lựa chọn để tăng trải nghiệm. Ảnh: Hoàng Hiệp
Tại thời điểm đó, dù mới lấy bằng lái xe chưa lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thuê xe của một người quen gần nhà để đi loanh quanh luyện tay lái. Tuy nhiên, đến hôm về quê bạn gái thì chiếc Kia Morning tôi hay chọn thuê đang phải đi sửa chữa.
Anh chủ đưa cho tôi chiếc Toyota Vios đời mới nhưng vẫn chỉ lấy giá như thuê chiếc Morning. Tuy không quen xe nhưng tôi vẫn khá tự tin vào tay lái của mình, thậm chí còn thấy may mắn vì thuê được xe “xịn” hơn với giá rẻ.
Hành trình lái xe từ Hà Nội lên Phú Thọ hơn 100 cây số đối với tôi không mấy khó khăn. Hai chúng tôi ngồi trên xe, cùng nói chuyện và nghe những bản nhạc yêu thích. Với chiếc “xế hộp” này, tôi cảm thấy rất hào hứng, phấn chấn với chuyến đi đặc biệt.
Tuy nhiên, khi lái xe vào đường làng thì tôi đã một phen toát mồ hôi hột vì đường… quá bé. Hai bên là hai hàng tường rào gạch san sát, có đoạn chỉ vừa khít chiếc xe, tưởng chừng không thể qua được.
Nhiều lúc tôi muốn để luôn xe ở ngoài để đi bộ vào nhưng vì cô ấy khẳng định xe ô tô vẫn vào được tận sân nên tôi càng muốn thể hiện, cho dù đúng là vừa lái vừa run.
Đến một khúc khá gấp, đường hẹp, một bên là tường gạch còn một bên là bờ ao, tôi cảm thấy rất thiếu tự tin, đành bảo bạn gái xuống “xi-nhan”. Do ít kinh nghiệm, lại phải điều khiển chiếc xe không quen nên dù bánh trước đã qua khúc cua nhưng bánh sau vẫn bị thiếu.
Sau nhiều lần tiến-lùi, chiếc xe có vẻ vẫn không thể qua được đoạn cua hóc hiểm này, bánh sau chỉ trực rơi xuống ao. Tôi bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Cổng nhà bạn gái tôi cách đó có mấy bước chân, lúc này, bố mẹ và các bác các chú nhìn thấy xe về nên chạy ra đón. Sự xuất hiện đông người "họ nhà gái" khiến tôi vừa cuống vừa xấu hổ, có lúc suýt nhầm chân ga với chân phanh. Mồ hôi tôi vã ra như tắm, tim đậm thình thịch, nhưng miệng vẫn cố nhoẻn ra để chào mọi người.
Thấy có vẻ không ổn, bạn gái bảo tôi xuống xe và chạy vào nhà nhờ anh trai ra giúp. Rất may, anh của cô ấy lái xe khá cừ và chỉ sau vài cú xoay vô lăng, lùi lại rồi tiến lên là chiếc xe đã vượt qua được khúc cua “tử thần” kia và vào trong sân an toàn.
Buổi ra mắt gia đình bạn gái sau đó của tôi đã thành công tốt đẹp trong sự chào đón thân tình, nồng ấm. Điều đó làm tôi đỡ ngượng và sớm quên đi cái khúc cua “chết tiệt” kia. Lúc về, người anh trai còn chủ động đánh xe ra tận ngoài cho tôi.
Sau này, khi chúng tôi đã kết hôn, câu chuyện vẫn được mọi người nhắc trong mỗi dịp đoàn tụ, ai cũng phải phá lên cười khi tả lại nét mặt vừa lo sợ vừa ngượng ngùng của chàng rể tương lai trong ngày ra mắt.
Vợ tôi còn trêu: “May hôm ấy không sao chứ nếu lỡ phi xe xuống ao chắc là chạy mất dép đi nơi khác lấy vợ rồi”. Chúng tôi lại cười phá lên.
Hiện nay tôi đã mua xe riêng, thỉnh thoảng vợ chồng tôi đưa các con về ngoại thăm ông bà, và lần nào đi qua góc cua gần bờ ao ấy, tôi đều nhớ đến câu chuyện “toát mồ hôi” năm nào.
Tôi đã rút ra kinh nghiệm là ở những khúc cua gấp luôn phải “bám lưng”, có nghĩa là mở rộng bánh trước thì bánh sau mới không bị hụt.
Đúng là một kinh nghiệm nhớ đời!
Độc giả Nguyễn Tiến Minh (Hà Nội)
Kỷ niệm của bạn với chiếc xe đầu tiên của mình hoặc lần đấu lái xe thì sao? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng bài viết, ảnh, video về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Lần đầu lái xe: Nỗi ám ảnh mang tên hầm để xe
Những đoạn đường dốc ngắn, gấp khúc tại các tầng hầm để xe đã thực sự khiến tôi bị ám ảnh trong một thời gian dài.
" alt="Lần đầu lái xe: Pha “tẽn tò” khi lái ô tô về quê vợ sắp cưới" />Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (Ảnh: Dương Nguyên).
Theo ông Lương, việc được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đúng vào dịp Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông (1724-2024).
"Điều này cũng mở ra dấu mốc mới trong hành trình bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trên quê hương Hà Tĩnh và cả nước", ông Lương nói.
Dự kiến đại lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh và vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông sẽ được tổ chức vào tối 27/12 tại Quảng trường Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh.
Mộ của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Ảnh: Dương Nguyên).
Tại đại lễ sẽ trao bằng Di tích Quốc gia đặc biệt, tiếp đó là chương trình nghệ thuật được chia thành 3 phần gồm: Cơ duyên nghề thuốc, dấn thân dựng nghiệp, thênh thang một cánh diều.
Phần cuối sẽ có màn bắn 500 quả pháo hoa tầm cao và 90 giàn pháo hoa tầm thấp.
Cũng theo lãnh đạo Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, Dự án Tu bổ, tôn tạo Di tích khu Mộ và Tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở huyện Hương Sơn đang được đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trước ngày 20/12.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, Di tích Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1990.
Đây là di tích nguyên gốc duy nhất, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp y đức của Lê Hữu Trác trên vùng đất Hương Sơn, Hà Tĩnh cũng như cả nước nói chung.
Mộ là nơi an nghỉ của Đại danh y Lê Hữu Trác từ khi mất (năm 1791) đến nay. Tuy có một số lần trùng tu, tôn tạo nhưng vị trí mộ, hướng mộ, hình thức mộ không thay đổi. Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đây là một khu lăng mộ rất hiếm và độc đáo, không có hình thức tương tự.
Tượng đài Lê Hữu Trác (Ảnh: Dương Nguyên).
Nhà thờ Lê Hữu Trác (thượng điện trong khu lưu niệm) cũng là một di tích nguyên gốc. Ngôi nhà là nơi cả cuộc đời Lê Hữu Trác sinh sống, nghỉ ngơi, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Đặc biệt, tại ngôi nhà này, Lê Hữu Trác viết trọn bộ Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh.
Tượng đài Lê Hữu Trác được dựng với hơn 1.600 tấn đá cẩm thạch, cũng là một hạng mục đặc biệt. Đây là tượng đài Lê Hữu Trác lớn nhất trong cả nước hiện nay. Vị trí xây dựng tượng đài nằm trên ngọn núi Minh Tự, nơi gắn liền với cuộc đời làm thuốc, vui thú cảnh núi rừng Hương Sơn của Lê Hữu Trác.
Tại mộ và khu lưu niệm hiện còn lưu giữ một số tư liệu, hiện vật quan trọng như các bản sách thuốc của Lê Hữu Trác được viết vào những năm đầu thế kỷ XX, sách thuốc Hải Thượng Lãn Ông toàn thư (viết năm 1942), sách Y gia tâm lĩnh (viết năm 1950), một số dụng cụ bào chế thuốc của Lê Hữu Trác…
Giai thoại về nơi yên nghỉ của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Video: Dương Nguyên).
Lê Hữu Trác tên thật Lê Hữu Huân, sinh ngày 12/11/1724, là con thứ bảy trong một gia đình đại trí thức ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), quê ngoại ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Ông lấy hiệu Hải Thượng Lãn Ông, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, quyền thế.
Lê Hữu Trác mất ngày 15 tháng Giêng năm Tân Hợi 1791, thọ 67 tuổi và được an táng ở chân núi Minh Tự, bên sông Ngàn Phố.
Lê Hữu Trác để lại cho đời một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật. Ông có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam khi kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư.
Cuối tháng 11/2023, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 42, Hội đồng UNESCO chính thức thông qua nghị quyết với danh sách 53 danh nhân văn hóa, trong đó có Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
" alt="Mộ và Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt" />Một hội viên Hội Nhà văn chia sẻ với VietNamNet, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã xin rút khỏi Ban chấp hành Hội trong phiên họp hôm nay 24/11.
Chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu
Báo cáo tại Đại hội, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua về tư duy văn học, đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác tiếp tục được đổi mới, đem đến một diện mạo văn học đa dạng phong phú, chấp nhận và khuyến khích nhiều cá tính sáng tạo, nhiều tìm tòi thể nghiệm cái mới. Đời sống văn học đã trở nên năng động hơn, thích ứng với yêu cầu mới của cuộc sống.
Vấn đề đạo đức xã hội đã được nhiều tác phẩm lên tiếng cảnh báo từ lâu, nay tiếp tục đi sâu vào nhiều ngõ ngách, cảnh báo về những vực thẳm dưới tác động tinh vi và dữ dằn của thị trường. Tự do sáng tác được tôn trọng, xu hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động đang thu hút nghị lực và tâm huyết của đông đảo nhà văn hiện nay. Đây chính là nơi thể hiện rõ nhất bản lĩnh, nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với đất nước.
Hội nhà văn Việt Nam tổ chức Đại hội X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) với sự tham dự của hơn 500 văn sĩ trong cả nước. (Ảnh: Hữu Việt). Bên cạnh đó, số sách xuất bản của Hội trong 5 năm qua tiếp tục tăng. Những loại sách tương đối bán chạy là truyện ngắn và tiểu thuyết, có một số cuốn sách vừa ra mắt đã được tái bản. Một số cuốn hồi ký có tiếng vang và chất lượng phát hành lớn. Số sách ăn khách nhất là truyện ngôn tình và thuần túy mang tính giải trí. Sách lý luận phê bình và thơ hầu như chỉ lưu hành trong giới. Đó là hiện tượng đáng suy nghĩ. Nguyên nhân chính là do áp lực của văn hóa nghe nhìn và văn học mạng.
Ngoài ra, nguyên nhân không kém phần quan trọng là chất lượng tác phẩm chưa đủ sức gây thành các hiện tượng văn học. Trong tình hình khó khăn đó, các nhà văn đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức các buổi ra mắt sách nhằm thu hút bạn đọc. Việc tổ chức các phố sách ở Hà Nội và TP.HCM cũng góp phần đáng kể đưa tác phẩm đến công chúng. Những ngày hội sách và trao giải thưởng cho sách có chất lượng cũng góp phần cải thiện công tác quảng bá tác phẩm…
Tuy nhiên, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng cho rằng, mặc dù đã có rất nhiều đổi mới về tư duy văn học, về đề tài, chủ đề và phương pháp sáng tác, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, có sức khái quát về hai cuộc chiến tranh vĩ đại và công cuộc đổi mới còn ít tác phẩm đủ sức gây thành các hiện tượng văn học.
Tình trạng trung bình, tản mạn còn khá phố biến, tính chuyên nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó việc tiếp thu các trào lưu nghệ thuật của nước ngoài được mở rộng nhưng chưa có sự chọn lọc, nghiền ngẫm sâu sắc. Trong lý luận phê bình văn học còn biểu hiện máy móc khi vận dụng các quan điểm nghệ thuật của nước ngoài vào thực tiễn đời sống văn học trong nước. Trong hoạt động nghiệp vụ, một số cơ quan báo chí xuất bản của Hội công tác biên tập chưa theo kịp yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Công tác xã hội hóa trong hoạt động của Hội còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu còn dựa vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước… "Tầm với và sự bao quát của Ban chấp hành, của các Hội đồng và Ban chuyên môn còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với vùng xa vùng sâu", nhà thơ Hữu Thỉnh nói.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, về công tác hội nhập quốc tế, đỉnh cao của các hoạt động này chính là việc tổ chức thành công Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 với gần 200 đại biểu đến từ 51 quốc gia. Hoạt động văn học dịch cũng sôi động trong 5 năm qua với nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật các tác phẩm hay trong kho tàng văn học Hán, Nôm của ông cha ta,...
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhìn nhận, vì số lượng ủy viên Ban chấp hành quá ít so với số lượng hội viên và lượng công việc quá nhiều nên Ban chấp hành chưa nắm vững được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn của một số hội viên để kịp thời giúp đỡ. Cùng với đó, cho dù lượng đầu sách dịch và giới thiệu ra thế giới tăng lên, nhưng chưa thực hiện được dự án dịch và giới thiệu nền văn học Việt Nam ra thế giới một cách đầy đủ và có hệ thống thường xuyên.
Ban chấp hành thường xuyên quan tâm, theo dõi và chỉ đạo các cơ quan cấp hai của Hội nhưng chưa bao quát hết nên vẫn để xảy ra một số sai sót đáng tiếc trong lĩnh vực báo chí và xuất bản. Chưa phát huy một cách có hiệu quả nhất chức năng tư vấn của các liên chi hội và chi hội Nhà văn Việt Nam ở các khu vực trong cả nước.
Đông đảo nhà văn, nhà thơ có mặt tại ĐH Nhà văn VN lần này. Ảnh: Hữu Việt. Nâng văn học Việt Nam lên một tầm cao mới
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, mục tiêu của nhiệm kỳ tới sẽ nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn học lên một tần cao mới theo hướng chuyên nghiệp hoá, phấn đấu để có nhiều tác phẩm kết tinh rực rỡ tài năng và tâm huyết của nhà văn, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có sức khái quát cao, có sức sống lâu bền, phục dựng lại cuộc sống đất nước, con người và thời đại có sức cảm hoá, chinh phục lòng người sâu sắc.
Xây dựng Hội nhà văn Việt Nam thành một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp vững mạnh về tư tưởng và nghiệp vụ, đoàn kết, tập hợp mọi tài năng văn học, góp phần xứng đáng xây dựng văn hoá, xây dựng con người, thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân.
Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam kỳ vọng đại hội lần thứ X này cố gắng phát huy trí tuệ và tập thể, bầu đủ số lượng và chất lượng, để có một cơ quan lãnh đạo đủ mạnh đưa văn học Việt Nam tiếp tục phát triển. "Trong nhiệm kỳ tới cần huy động và khai thác tài năng và kinh nghiệm của các nhà văn có bề dày sáng tạo vào các hoạt động của Hội. Phát huy hơn nữa vai trò của các chi hội trong việc đẩy mạnh sáng tác, đi thực tế, kết nạp hội viên, phát hiện các giải thưởng,..", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.
Nói về kỳ vọng với Ban chấp hành mới của Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Võ Khắc Nghiêm cho hay: "Tôi kỳ vọng phải có được một số đổi mới, ví dụ vai trò của nhà văn, theo tôi không gọi là thẻ hội viên mà nên gọi là thẻ hành nghề nhà văn. Có 2 vạn nhà báo mà chỉ có một nghìn nhà văn. Phải tạo được uy tín trong xã hội bằng thẻ hành nghề của mình.
Các nhà thơ, nhà văn tụ họp tại Đại hội. Kỳ vọng nữa là có sự đầu tư cho các nhà văn. Nhà nước nên đặt hàng đề tài lớn cho các nhà văn, đặc biệt là trong đề tài sản xuất và kinh doanh. Dường như các nhà văn ngại động chạm thì phải có đặt hàng, các chân dung doanh nghiệp, tập đoàn phối hợp giữa nhà văn và nhà nước. Tôi ví dụ chúng ta mở các cuộc thi sáng tác về nông nghiệp, nông thôn thì sẽ có được phong trào và từ sự đầu tư ấy nó khích lệ, không phải vấn đề về tiền mà khích lệ đi sâu vào lĩnh vực, cuộc sống khó khăn".
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ kỳ vọng, Ban chấp hành mới phải thay đổi một số vấn đề, quyền lợi của hội viên phải được chú ý hơn. Kể cả những người cao tuổi nhưng vẫn còn đau đáu với văn học nước nhà, kể cả 68 -70 tuổi thì cũng đừng ngại ngần mà không kết nạp họ vào Hội nhà văn Việt Nam. Bởi, họ là lực lượng còn lại của dòng văn học cách mạng. Cho nên, ngoài việc kết nạp hội viên trẻ để thay da đổi thịt, bắt kịp với đời sống xã hội có những tác phẩm phản ánh đời sống hiện thực thì vẫn cần chú ý đội ngũ già.
"Tôi hy vọng và ước mơ chọn được người biết làm việc, dám tận tuỵ để đưa đất nước lên đôi vai, để quyền lợi của Hội nhà văn Việt Nam tiếp tục dòng chảy của văn học cách mạng thích hợp với tình hình mới, biến động mới, giữ an cho đất nước cùng những môn nghệ thuật khác tô thắm cho đất nước, dân tộc bằng chữ nghĩa, bằng cả lòng yêu đất nước của nhà văn Việt Nam", nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ.
Tình Lê
Nhà thơ Hữu Thỉnh rút khỏi giải Tôn vinh tác phẩm về biên giới, biển đảo
Nhà thơ Hữu Thỉnh dù được Hội đồng giải thưởng sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1974 đến nay trao giải Tôn vinh nhưng ông đã xin rút.
" alt="Nhà thơ Hữu Thỉnh rút khỏi Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa mới" />GiờNgàyBảng ABảng B17h458/12/2024Campuchia - Malaysia20h008/12/2024Timor Leste - Thái Lan17h309/12/2024Myanmar - Indonesia20h009/12/2024Lào - Việt Nam18h0011/12/2024Singapore - Campuchia20h0011/12/2024Malaysia - Timor Leste17h3012/12/2024Philippines - Myanmar20h0012/12/2024Indonesia - Lào17h3014/12/2024Timor Leste - Singapore20h0014/12/2024Thái Lan - Malaysia17h3015/12/2024Lào - Philippines20h0015/12/2024Việt Nam - Indonesia17h4517/12/2024Campuchia - Timor Leste19h3017/12/2024Singapore - Thái Lan17h3018/12/2024Myanmar - Lào20h0018/12/2024Philippines - Việt Nam20h0020/12/2024Malaysia - Singapore20h0020/12/2024Thái Lan - Campuchia20h0021/12/2024Việt Nam - Myanmar20h0021/12/2024Indonesia - PhilippinesVòng bán kếtLượt đi20h0026/12/2024Nhì B - Nhất A20h0027/12/2024Nhì A - Nhất BLượt về20h0029/12/2024Nhất A - Nhì B20h0030/12/2024Nhất B - Nhì AChung kếtLượt đi20h002/1/2025Nhất bán kết 1Nhất bán kết 2" alt="Lịch thi đấu AFF Cup 2024 và Đội tuyển Việt Nam mới nhất" />
- ·Soi kèo phạt góc Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4
- ·Nhiều mức phạt mới đã được áp dụng, lái xe cần nắm rõ kẻo 'sốc'
- ·Hát chầu văn, Mỹ Hảo đăng quang quán quân 'Sao tìm sao' 2020
- ·MC Thùy Linh: Càng làm nghề, tôi càng nhiệt huyết hơn
- ·Nhận định, soi kèo Botafogo vs Carabobo, 5h00 ngày 9/4: Chiến thắng nhọc nhằn
- ·Phát hiện nền điện Kính Thiên dày trên 3m
- ·Phụ nữ nên học bằng lái ôtô B1 hay B2?
- ·Chuyện tình của cặp đôi có 2 bộ phận sinh dục chấn động thế giới
- ·Nhận định, soi kèo Moreland City vs Bulleen Lions, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin
- ·'Mẹ rơm' tập 38: Liễu tức giận khi nghe Thược nói về Hạt Dẻ
Trong thời gian giãn cách xã hội, các trung tâm đăng kiểm sụt giảm lượng xe đến kiểm định. Ảnh: Hoàng Hiệp
Mỗi tháng, trung tâm 29-03S tiếp nhận khoảng trên 3.000 xe. Thế nhưng, khi giãn cách xã hội lượng xe đến đăng kiểm giảm chỉ còn khoảng 1/4 so với ngày thường.
Nếu không quá cần thiết, nên chờ hết giãn cách mới đi đăng kiểm
Khác với trường hợp của anh Tài, anh Phạm Xuân Trường (Đống Đa, Hà Nội) vẫn đưa xe đi đăng kiểm được tại Trung tâm 29-03V sát Trường Đại Học Giao thông Vận tải trong thời gian giãn cách xã hội.
Anh Trường cho biết từ nhà đến nơi đăng kiểm chỉ vài kilomet và có một chốt kiểm tra trên đường Nguyễn Chí Thanh. Sau khi trình bày lý do và đưa kiểm tra giấy tờ phương tiện, anh Trường đã được cho đi.
Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng may mắn như anh Trường vì thực tế trong bối cảnh nhiều địa phương được yêu cầu phải siết chặt thực hiện Chỉ thị 16, các chốt chặn sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn.
Hiện tại chưa có hướng dẫn xử lý thế nào đối với trường hợp xe quá hạn kiểm định trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16.
Mới đây vào ngày 13/8, Cục Đăng kiểm Viêt Nam đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải có văn bản đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông; Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông không xử phạt đối với xe ô tô quá hạn đăng kiểm tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Theo dữ liệu của Cục Đăng kiểm, đến giữa tháng 8, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 17.400 xe đến hạn đăng kiểm; TP.HCM có 29 nghìn xe; Bình Dương có 3.600 xe con, 2.700 xe tải - đầu kéo… Đây là số lượng xe đến hạn đăng kiểm nhưng chủ xe chưa đi đăng kiểm lớn nhất từ trước đến nay.
Lực lượng CSGT linh động tạo điều kiện cho xe di chuyển đến trung tâm đăng kiểm, nhưng chốt phòng dịch tại địa phương có thể vẫn gây khó vì áp lực nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Văn Hùng Trả lời báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT cho biết sẽ xin ý kiến lãnh đạo Bộ Công an và làm việc với đại diện Bộ GTVT để có giải pháp thông báo đến CSGT các địa phương.
Tuy nhiên, ông Trung cũng lưu ý, việc xe hết hạn kiểm định chỉ có thể linh động tạo điều kiện cho di chuyển đến trung tâm đăng kiểm, còn xe tham gia giao thông trên đường vào mục đích khác vẫn phải xử lý theo quy định.
Do đó, nếu không thực sự cần phải dùng đến ô tô, người dân nên chờ hết giãn cách xã hội mới đi đăng kiểm.
Nghị định số 100/2019 của Chính phủ có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt từ 2-3 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng. Mức phạt tăng lên từ 4-6 triệu đồng đối với xe hết hạn từ 1 tháng trở lên." alt="Đi đăng kiểm mùa dịch, nơi mời gọi, chỗ chốt chặn bảo không cần thiết" />Trước đây cô Cao cũng có một cuộc đời bận rộn nơi đô thị, nhưng những áp lực và guồng quay cuộc sống khiến cô cảm thấy lạc lối trong định hướng cuộc đời. "Có những thời điểm tôi không biết mình sống vì điều gì", Cao nói.
Để tìm lại sự cân bằng, Cao Đường Đường bắt đầu khám phá những trải nghiệm mới. Cô leo núi, lặn biển, hòa mình vào thiên nhiên, hy vọng có thể chữa lành tâm hồn.
Một ngày, cô tình cờ đọc được cuốn sách "Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya" của nhà văn Nhật Bản Higashino Keigo. Câu chuyện về một cửa tiệm giúp mọi người giải tỏa nỗi lòng qua những lá thư khiến cô rất xúc động.
Năm 2017, trong một chuyến đi bộ qua sa mạc Tengger, cảnh sắc nơi đây đã thay đổi cuộc đời cô. "Sa mạc bao la khiến những lo âu của tôi trở nên nhỏ bé như hạt cát. Mọi phiền muộn trong lòng tan biến trước sức mạnh của thiên nhiên", cô kể.
Cao Đường Đường gặp một người chăn cừu già. Ông kể 35 năm trước nơi đây từng có một bưu điện kết nối người dân với thế giới bên ngoài. "Đó chẳng phải là tiệm tạp hóa chữa lành Namiya hay sao?", cô nghĩ và quyết định tái lập bưu điện cho vùng đất này.
" alt="Cô gái điều hành bưu điện 'cô đơn nhất thế giới'" />Anh Hội gắn liền với các hoạt động vì môi trường với một niềm đam mê đặc biệt, mong muốn người dân thay đổi ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống. “Môi trường là mái nhà chung, cộng đồng là gia đình lớn. Yêu môi trường, yêu cộng đồng cũng chính là yêu mái nhà, yêu chính bản thân mình”, anh Nguyễn Bá Hội (quê Phú Yên, hiện sống tại TP.HCM) chia sẻ với VietNamNet khi được hỏi về lý do anh dành nhiều tình yêu đến môi trường.
Quê hương Phú Yên là nguồn cảm hứng và cũng là mục tiêu để anh Nguyễn Bá Hội dành tình yêu, hướng đến việc bảo vệ môi trường.
Khi trưởng thành và có cơ hội vào TP.HCM học tập, sinh sống, anh cảm nhận được nơi này như quê hương thứ hai của mình. Anh truyền tình yêu môi trường đến bạn bè, người dân bằng nhiều hoạt động thiết thực ngay từ khi còn là sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
“Ngày đó, tôi hay cùng một vài người bạn, tự để dành tiền mua hay vận động nhiều nơi để xin thêm những chiếc thùng rác, rồi cùng nhau đi xuống vùng ven TP.HCM. Mục đích là hướng dẫn người dân phân loại rác đúng cách, vận động bà con thu gom và bỏ rác đúng nơi quy định. May mắn là chúng tôi cũng được bà con quý mến và sau này những nơi chúng tôi đã từng đến vận động, giờ trở nên sạch đẹp hơn. Đó chính là nguồn động viên to lớn nhất đối với tôi trong hành trình bảo vệ môi trường của mình”, anh Nguyễn Bá Hội bồi hồi nhớ lại.
Ra trường, anh về công tác tại Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM. Nơi này càng giúp anh có nhiều điều kiện để vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Một trong những khó khăn mà anh Hội vẫn còn đau đáu cho đến nay là vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần. Theo anh, việc thay đổi thói quen của người dân không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới về việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa dùng một lần, thật sự là một thách thức lớn.
“Có thể thấy, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành hạn chế hay cấm hoàn toàn việc sử dụng những sản phẩm nhựa dùng một lần. Theo tôi, đó là một bước tiến đáng ghi nhận và cũng là thử thách mà tôi đặt ra cho chính mình trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đến với người dân”, anh Hội nói.
Gần 20 năm gắn bó với công việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, theo anh Hội, hiện nay ý thức của người dân về môi trường đã và đang chuyển biến tích cực. Hầu hết mọi người đều thấy rõ những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến chính sức khỏe của mình. Vì vậy, họ luôn sẵn lòng tham gia các hoạt động nhằm thay đổi ý thức và bảo vệ môi trường sống tốt hơn.
"Rác không hẳn là những thứ bỏ đi, chúng có thể trở thành nguồn tài nguyên khi được tái chế đúng cách. Ngược lại, rác sẽ trở thành một gánh nặng lớn đối với môi trường nếu bị quăng bỏ bừa bãi, thiếu ý thức. Do vậy việc phân loại rác từ đầu nguồn là vô cùng quan trọng.
Con người chúng ta hiện hữu trên trái đất này để duy trì sự sống thì luôn phải gắn liền với môi trường. Chúng ta không thể sống mà tách rời môi trường. Việc làm của Hội hiện nay có thể là một đóng góp nhỏ, tuy nhiên cũng là nguồn động lực lan tỏa cho nhiều người, tích tiểu thành đại, mong rằng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho môi trường”, anh Hội khẳng định.
Hàng tuần, anh Hội thường rủ bạn bè và sinh viên các trường đại học cùng chung tay thực hiện một số hoạt động như: Nhặt và vớt rác ven sông, trồng cây xanh, tặng thùng rác tại một số điểm trong và ngoài địa bàn thành phố.
Anh Nguyễn Bá Hội bên cạnh tình yêu dành cho môi trường, anh còn là một Phật tử, do vậy, anh thường dành nhiều thời gian thả cá phóng sinh hàng tuần với số lượng lớn. Anh cho biết: “Mình luôn tâm niệm lời dạy trong đạo Phật rằng cho đi là còn mãi. Mình cho môi trường những cây xanh, cho sinh vật sự sống… thì môi trường không bao giờ phụ lòng người, sẽ cho lại không khí trong lành, sông ngòi sạch đẹp, hệ sinh thái phong phú”.
Đặc biệt, anh Hội còn là một trong những người tiên phong hiến mô tạng với hy vọng sẽ giúp tiếp nối thêm cho nhiều sự sống sau mình, góp phần mang lại thêm được nhiều niềm vui, hạnh phúc, tiếng cười cho cuộc đời.
Trí Dũng - Nguyên Minh
" alt="Người “chăm chỉ” truyền cảm hứng về tình yêu môi trường " />
Những dòng xe phổ thông cũng cho thuê với giá trên 1 triệu/ngày. Khách hàng phải thuê ít nhất cả 7 ngày Tết chứ không được "xé lẻ" . (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Người thuê xe phải đến để ký hợp đồng và đặt tiền trước, đồng thời khi nhận xe còn phải để lại các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, bằng lái xe phô tô, sổ hộ khẩu, xe máy cùng giấy tờ xe hoặc đặt cọc một số tiền dao động từ 20-30 triệu đồng. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán này, đa số cơ sở cho thuê xe tự lái chỉ cho thuê với thời gian tối thiểu phải là 7 ngày. Những người muốn thuê xe với thời gian ngắn hơn sẽ phải chịu thiệt khi trả tiền cả gói.
Giá cao cùng với nhiều thủ tục là vậy nhưng trên thực tế tại thời điể nay, nhiều nơi không còn xe để cho thuê. Các ông chủ cho thuê lý giải, hầu hết, các khách đã được “đặt lịch" từ lâu. Nhiều khách hàng bị rơi vào tình trạng không thuê được xe hoặc nếu thuê, phải chấp nhận đi xe cũ, đời sâu.
Anh Nguyễn Thành Trung – chủ một cơ sở cho thuê xe tự lái có tiếng trên phố Khúc Thừa Dụ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, anh có hơn 20 đầu xe cho thuê nhưng nhiều khách đã đặt tiền từ cách đây 2-3 tuần. Hiện, anh chỉ còn dư 4-5 chiếc để cho thuê dịp Tết, chủ yếu là loại nhỏ như Kia Morning hay Hyundai i10.
Tại công ty TNHH M.T. có trụ sở tại đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội), khi được hỏi về dịch vụ cho thuê xe tự lái trong những ngày Tết, PV VietNamNet nhận được câu trả lời là vẫn còn xe nhưng chỉ ưu tiên khách quen hoặc có người quen giới thiệu. Công ty này chủ trương không cho khách vãng lai, khách lạ thuê dịp Tết.
Đồng thời, nhân viên công ty này cho hay, nếu khách vẫn cần xe thì hẹn sau ngày 23 âm lịch, phải đến làm việc trực tiếp. Lúc đó, có thể công ty có xe Innova hoặc Xpander từ nguồn được nơi “gửi” trong thời gian nghỉ Tết.
Khách phải “xoay” cách khác
Giá cao, lại khó tìm được xe phù hợp, nhiều người có nhu cầu thuê ô tô tự lái đang phải xoay sang cách khác như đi taxi, xe limousine hoặc thuê xe có tài xế theo ngày,… Thậm chí, cũng có người đành “cắn răng” mua một chiếc xe cũ loại bình dân để đi tạm.
Anh Trịnh Thanh Tùng (37 tuổi, quê Thanh Hóa) 4 năm gần đây đều thuê xe tự lái để đưa gia đình về quê ăn Tết. Theo anh Tùng, không thể phủ nhận sự tiện lợi và chủ động khi thuê xe tự lái vì quê xa, nhà có con nhỏ và khi tự lái xe thì có chút “oai” hơn trong những ngày Tết.
Thế nhưng Tết năm nay, kế hoạch của gia đình anh có thể sẽ phải thay đổi vì chi phí thuê xe quá cao trong khi tình hình tài chính của hai vợ chồng lại có phần “kém” hơn năm ngoái do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
“Nếu thuê một chiếc Hyundai i10 trong 7-8 ngày Tết sẽ hết khoảng 10 triệu đồng. Tính cả tiền xăng xe, phí đường bộ, dự phòng phí,… cũng phải chuẩn bị đến 15 triệu riêng cho việc đi lại, nghĩ thôi đã thấy xót ruột”, anh Tùng nói.
Anh Tùng cho biết, sẽ thuê xe có tài xế của một người bạn trong hai ngày là 28 Tết để về quê và mùng 5 khi cả gia đình ra Hà Nội. Chi phí chỉ hết khoảng hơn 4 triệu đồng. Còn trong Tết, cả nhà chịu khó đi lại ở quê bằng xe máy cho tiết kiệm.
Thay vì bỏ tiền thuê xe với giá cao, nhiều người dốc hầu bao mua xe cũ để đi Tết. Cũng vì quá xót cho hầu bao của mình nếu phải thuê xe tự lái, anh Vũ Văn Nam (31 tuổi, quê Quảng Ninh) chấp nhận bỏ hẳn hơn 200 triệu mua một chiếc xe hiệu Daewoo Lacetti CDX cũ để tiện đi lại. Tưởng rằng việc làm của anh khá vô lý nhưng anh Nam cho rằng, vợ chồng anh đã tính toán kỹ trước khi quyết định.
“Nếu thuê xe tự lái 7 ngày sẽ hết khoảng hơn 10 triệu, nhưng lại bị giới hạn số cây số, ngày trả, thủ tục lằng nhằng,… và quan trọng nhất là thời điểm này rất khó thuê. Còn nếu mua xe cũ như của tôi, ra Tết, nếu không muốn đi nữa bán lại chắc cũng chỉ lỗ khoảng 10-15 triệu. Nhưng nó là xe của mình, yên tâm đi Tết mà không phải lăn tăn gì”, anh Nam chia sẻ.
Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia kinh doanh dịch vụ thuê xe, lượng xe để cho thuê tự lái hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội giảm đáng kể so với thời điểm này năm ngoái. Chính lượng xe giảm sút làm thị trường thiếu hụt nguồn cung khiến giá thuê xe tự lái bị đẩy lên cao vào dịp Tết năm nay.
Do vậy, người dân phải tự cân đối và đưa ra lựa chọn đi lại phù hợp nhất với khả năng của mình. Nếu vẫn quyết định thuê xe tự lái, cần tiến hành chốt xe và làm thủ tục đặt cọc sớm, tránh tình huống "nước đến chân mới nhảy", sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại dịp Tết.
Hoàng Hiệp
Trân trọng mời bạn đọc gửi bài viết cộng tác về Ban Ô tô Xe máy qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Có nên cho bạn mượn xe đi Tết?
Mấy ngày nay, vợ tôi liên tục “nói ra nói vào” về việc tôi hứa cho một người bạn mượn ô tô đi dịp Tết.
" alt="Cận Tết thuê xe tự lái: xe ít, giá 'chát'" />
- ·Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Dila Gori, 22h00 ngày 9/4: Khó có lần thứ 3
- ·Đổi xe máy cũ lấy xe mới có giảm được ô nhiễm không khí?
- ·'Tắc đường vì ý thức tài xế ôtô chẳng hơn gì người đi xe máy'
- ·Hát chầu văn, Mỹ Hảo đăng quang quán quân 'Sao tìm sao' 2020
- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Knights vs Baringa FC, 16h30 ngày 8/4: Rực lửa sân nhà
- ·'Mẹ rơm' tập 20: Khoản đuổi giết Mô, trượt chân ngã xuống núi
- ·Ra đường ám ảnh 'Ninja' Việt Nam
- ·'Ngàn lẻ một' kiểu dằn mặt vì đỗ ô tô kém duyên
- ·Nhận định, soi kèo Radomlje vs Nafta, 23h00 ngày 8/4: Khách tự tin
- ·Cuốn sách giúp kiến tạo tương lai của chính bạn