Tôi không bao giờ còn được nhìn thấy Vivian nữa,ệnTựSáthời trang cô ấy đã tự sát cách đây vài ngày. Một cái chết đau đớn mà cho đến nay người ta vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ. Cái chết của cô ấy giống như một ngọn lửa nhỏ, mới được gió thổi qua, đáng ra đã tắt lịm nhưng lại bỗng bùng lên mạnh mẽ. Mọi chuyện như rối ren hơn bao giờ hết ở khu phố mà chúng tôi sống. Nơi yên bình này không quá thân quen với cái chết. Hầu hết mọi người sống biết thân biết phận từ nhiều đời nay. Họ chỉ chết do tuổi già hoặc bệnh tật ( rất hiếm ). Chứ chẳng bao giờ có ai tự đâm đầu vào cái chết như Vivian.
Tất cả mọi người đều trách móc cô ấy vì sự ra đi này. Sự ra đi để lại quá nhiều ám ảnh cho những người ngày ngày đang đối mặt sự sống.
Có những cái chết làm người ta thêm quý giá sự sống mỗi ngày. Có những cái chết lại làm người ta mất niềm tin ở nhau và ghê sợ xã hội mà họ đang tồn tại. Người ta tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi quá đỗi khó: “Có những chuyện nhìn như vậy, mà không phải như vậy, đúng không?”
Cái chết của Vivian thuộc loại thứ hai, nó làm cho những người quen biết cô bất an và lắm lúc trở nên run rẩy với hiện tại đã không còn bóng dáng cô ở đó. Quá khó để quên cô gái ấy. Quá khó để biết vì sao cô ấy lại chết như vậy.
Vivian là tên thân mật của An Vi. Mỗi cái tên đều làm nên ý nghĩa của riêng nó, đối với Vivian, tên cô có nghĩa là: Vie : Cuộc sống và Victorya: Chiến thắng. Cô tự cắt nghĩa cái tên mình đầy ngạo nghễ và ngông cuồng, rằng: Cô sẽ luôn chiến thắng cuộc sống khắc nghiệt này. Ở trạng thái đương đầu ấy, Vivian, thực sự, vẫn luôn sống tốt. Hoặc, chưa một ai thấy được sự mệt mỏi phía bên trong con người này…. Cho đến khi… cô chết đi… vì tự sát.
…………………………….
Tôi còn nhớ rất rõ một tuần trước khi Vivian “ra đi”, cô ấy đã nhuộm mái tóc màu bạch kim vô cùng “lố bịch”. Vivan thích làm những chuyện trái nghịch với tự nhiên. Cô ấy khoe với tôi mái tóc đó với một bộ mặt hồn nhiên, rất ngố. Cho dù Vivian hơn tôi 2 tuổi, nhưng chúng tôi coi nhau như bạn bè, xưng hô rất thoải mái. Đôi khi, với tôi, Vivian chỉ giống như một cô bé. Khi tôi hỏi vì sao cô ấy có quyết đinh “bạc hóa” chính mình, cô ấy trả lời với thái độ vô cùng nghiêm túc:
– Con người sinh ra rồi cũng sẽ chết đi. Đôi khi, chết khi đang còn trẻ. Mà chẳng ai muốn mình chết trẻ cả. Nhuộm tóc bạc để chẳng may có chết sớm, thì không mang tiếng chết khi “tóc còn xanh” mà đã chết rất nhanh khi “đầu đã bạc”.
– Dở hơi. Ba xàm ba láp!!!!
Tôi hếch mũi nhìn Vivian và không quan tâm tới những điều cô ấy nói. Bây giờ nghĩ lại, tôi mới chợt rung mình, rằng cái chết này, đã được Vivian sắp xếp từ lâu. Ít nhất, cô ấy cũng đã lên kế hoạch trước khi thực hiện nó một tuần, bắt đầu bằng mái tóc bạch kim.
Vivian có để lại một đoạn băng, mà khi cảnh sát tới khám căn hộ của chúng tôi, ( phải nói là căn hộ cũ của chúng tôi, vì sau khi có bạn trai, tôi đã chuyển qua sống chung cùng anh ấy, cũng phải hai tháng rồi ), họ tìm thấy. Tuy nhiên, không một ai được xem đoạn băng đó. Tất cả đang trong quá trình điều tra.
Tôi không thể khóc kể từ khi Vivian ra đi. Một giọt nước mắt nhỏ cũng trở nên khó khăn để rơi rớt xuống. Tâm trí tôi hoàn toàn trống rỗng, chỉ còn cái cảm giác lờ lợ bất an. Tôi cảm thấy không gian quanh mình bị đè nén bởi những mớ hỗn độn vô hình và…. Vô tình.
…………………………
Tôi thuê nhà trong căn hộ của Vivian đã được hai năm. Vậy là chúng tôi quen biết nhau cũng được hai năm. Căn hộ chung cư mà chúng tôi ở có 3 phòng, Vivian cho thuê một và tôi là chủ nhân mới của căn phòng cho thuê đó. Tôi biết sơ sơ rằng, gia đình Vivian ở Mỹ, cô ấy sống một mình ở Việt Nam từ năm lớp bảy. Từ đó tới giờ, bố mẹ vẫn gửi tiền “viện trợ” đều đặn cho cô con gái sống một mình tại căn nhà của gia đình.
Đối với Vivian, đó mặc nhiên là nỗi buồn ( về phía tôi nhận định ) nên tôi chẳng bao giờ có ý định bới móc sự cô đơn đó cho thêm phần sâu hoắm… Tôi thấy cuộc sống của Vivian hoàn toàn ổn. Ngoại trừ việc – không gia đình. Chúng tôi chia sẻ với nhau mọi thứ. Đôi khi là cả bạn trai, nếu cả hai “chẳng may” cùng thích một anh chàng, tôi sẽ nhường cho cô nàng chủ nhà. Bởi tình yêu với tôi, không có gì nhiều hơn… một sở thích.
Chỉ có hai tháng gần đây, tôi mới chuyển ra sống chung cùng bạn trai mới của mình. Bởi anh ấy mới chuyển vào thành phố này sinh sống, mọi thứ đều lạ lẫm, tôi nghĩ cần phải giúp đỡ bạn trai mình, nhất là khi anh ấy kém tuổi tôi và chúng tôi nghiêm túc với nhau. Điều đó, việc có trách nhiệm – trở nên trọng đại.
Tạm xa Vivian một thời gian dài bằng ấy. Và khi trở về, thì cô ấy đã không còn ở nơi mà chúng tôi vẫn thường hay ngồi tám đủ thứ chuyện trên đời nữa rồi.
………………………
Sáng thứ 2, một tuần rưỡi khi Vivian qua đời, tôi vẫn chưa thấy tin tức gì từ gia đình cô ấy, đám tang đã diễn ra trong nhà xác bệnh viện quân đội. Tôi loay hoay lụi cụi với đám bạn bè…. Tôi cảm thấy mình vô trách nhiệm, sau 2 năm quên biết, cũng không biết gì nhiều về gia đình của Vivian. Những người bạn khác của cô ấy càng không biết gì nhiều hơn. Chúng tôi hoàn toàn bất lực trong việc liên lạc ấy. Tôi nghĩ, tôi thật có lỗi, cái chết của cô ấy quá đỗi cô độc rồi. 顶: 6131踩: 9
Và đây là cách thực hiện: Cắt bỏ hai đầu trái chuối rồi cho cả trái (không lột vỏ) vào nồi nước, đun sôi. Nấu trong khoảng 10 phút. Sau đó, lọc qua rây, cho thành phẩm vào chiếc cốc yêu thích và thưởng thức. Đừng vội bỏ quả chuối đã nấu đi nhé, nó vẫn có thể ăn được và rất ngon nữa đấy. Nếu muốn, bạn có thể cho ít quế vào uống cùng.
(Ảnh: Hefty)
Chỉ khoảng 10 phút sau khi uống, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Bạn biết vì sao không? Bởi trong chuối có rất nhiều kali và magie, chúng có tác dụng giúp thư giãn cơ bắp, riêng magie giúp ngăn chặn tình trạng thức giấc nửa đêm.
Lưu ý: vì bạn luộc cả trái chuối trong nước nên điều quan trọng là phải chọn loại không có chất hóa học để tránh uống phải những chất độc hại nhé.
Mắm tôm là thứ đặc sản đất Bắc, có mùi vị vô cùng đặc trưng. Mắm được làm từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng đến nỗi "mùi mắm tôm" trở thành một từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người yêu thích mắm tôm nhưng cũng có không ít người chỉ ngửi thấy mùi mắm tôm đã "chạy làng".
Tuy "nặng mùi", nhưng có nhiều món ăn Việt nhất định phải ăn cùng mắm tôm mới ngon (Ảnh minh họa)
Mắm tôm có thể ăn sống là một loại nước chấm, đánh với rượu trắng và cốt chanh để giảm mùi gắt. Mắm cũng có thể dùng với bún, tạo thành món bún đậu mắm tôm ngon nổi tiếng hay gia tăng hương vị cho bún riêu, bún thang. Trong các món nấu, mắm tôm là thức không thể thiếu để pha chế các món giả cầy và rựa mận.
2. Mắm cá (nước mắm)
Nước mắm rất phổ biến trong ẩm thực Việt (Ảnh minh họa)
Nước mắm có thể làm từ cá sống, cá khô.Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ được từ tiết hay nội tạng cá. Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị. Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi tanh đặc trưng của cá. Quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra vị thơm, ngậy hơn.
Mắm có thể dùng để chấm hoặc chế biến các món ăn (Ảnh minh họa)
Mắm ngon là mắm có vị mặn vừa phải, không chát kèm hậu vị đạm cao, tỏa hương thơm đặc trưng, mất hoàn toàn vị tanh hôi. Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài lại cho rằng mùi vị nước mắm là quá nồng để thưởng thức.
3. Nậm pịa
Nậm pịa có mặt trong ẩm thực dân tộc Thái vùng Tây Bắc, thành phần chế biến có chất sệt trong ruột non của bò hoặc phân non (Ảnh: Lao động)
Nậm pịa là món ăn truyền thống của bà con dân tộc Thái, chỉ có từ Mộc Châu đến Sơn La. Trong tiếng Thái, "nậm" nghĩa là canh, "pịa" nghĩa là chất sền sệt trong ruột non của bò hoặc phân non. Món ăn có cái tên kì lạ, nguyên liệu...kì quặc này lại thứ đặc sản được ưa thích đặc biệt của đồng bào nơi đây. Ngoài "pịa", món ăn còn có tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như dạ dày, gan...
Nậm pịa khi còn đang được đun trên bếp (Ảnh: Sapainme)
Nậm pịa đưa lên bàn ăn có màu nâu sấm, sánh sệt và có mùi khá khó chịu, vị đắng nên không phải ai cũng có thể ăn. Nhưng một khi đã biết ăn, nhiều người lại phải công nhận rằng mình bị nghiện cái vị ngai ngái ấy lúc nào ko hay.
4. Thịt thối Mường La
Thịt thối có mặt trong trong tứ đại đặc sản của người dân tộc Thái ở Mường La (Tây Bắc), nằm đầu bàng trong bộ thịt thối, bọ xít rừng, nòng nọc và chuột núi.
Chỉ khách rất quý, khách phương xa đến thăm nhà mới được chủ nhà kì công chuẩn bị những món đặc sản này để đón tiếp. Tuy nhiên, trải nghiệm với thịt thối có thể gây ám ảnh với rất nhiều du khách.
Thịt thối nằm trong tự đại đặc sản đất Mường La (Ảnh: Zing)
Thịt lợn hoặc bò chọn phần ngon ngay sau khi xẻ thịt rồi phơi qua một nắng cho khô tự nhiên, tiếp tục tẩm nước một loại rau thơm cho ngấm rồi đem bỏ chum, rắc muối.
Thịt được ủ kín, vì không được ướp với nhiều muối nên thịt sẽ phân huỷ, phần thịt ngon bị chín bởi ánh nắng sẽ không tan mà đóng cục. Khi ủ thịt được khoảng 10 ngày, người ta mở ra và cho vào đó một ít thảo dược. Thịt thối thực sự có mùi... thối của thịt phân hủy nhưng với người Mường La, đây là loại đặc sản có hương vị đặc biệt.
Thịt thối thường được nấu chín cùng rêu suối, cơm nguội và ăn kèm lá sung.
5. Sầu riêng
Sầu riêng nổi tiếng là một trong những món ăn "nặng mùi" nhất thế giới, nhưng ít ai biết món ăn này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và người Việt Nam cũng đặc biệt ưa chuộng loại quả này.
Sầu riêng có nguồn gốc từ Đong Nam Á và rất được người Việt ưa chuộng (Ảnh minh họa)
Sầu riêng có vỏ ngoài xù xì với nhiều gai sắc nhọn, bên trong có khoảng 3 rãnh múi. Múi sầu riêng ngọt đậm, mềm và béo ngậy khi chín đồng thời tỏa mùi hương rất nồng. Vì có mùi "kinh khủng" nên sầu riêng bị cấm trên nhiều phương tiện công cộng và một số khách sạn (Ảnh: The Guardian)
Dù không ít người nghiện sầu riêng, phần đông đều cho rằng mùi của sầu riêng "kinh khủng" một cách mãnh liệt. Có rất nhiều sự so sánh khó tin với mùi quả như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống. Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm tại phiên Hội nghị Bộ trưởng chiều ngày 13/10 (Ảnh: Mạnh Hưng).
Nhấn mạnh quan điểm chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể và vì lợi ích của người dân, đại diện Bộ TT&TT chỉ rõ: Cung cấp truy cập trong thế giới số phải đi đôi với cung cấp thiết bị đầu cuối, kỹ năng số cho mọi người dân.
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam đã đưa ra mục tiêu và giải pháp giải quyết đồng bộ 3 vấn đề: phổ cập cáp quang đến hộ gia đình và triển khai mạng di động 5G; phổ cập smartphone; triển khai MOOC (khóa học trực tuyến - PV) để nhanh chóng đào tạo kỹ năng số cho mọi người dân, vấn đề đào tạo lại và đào tạo nâng cao cũng được chú trọng.
Hạ tầng viễn thông băng rộng phải trở thành hạ tầng số với năng lực thu thập, lưu trữ, tạo ra và xử lý dữ liệu số, truyền đưa dữ liệu số, khai thác giá trị dữ liệu số. Điện toán đám mây sẽ giữ vai trò rất quan trọng trong hạ tầng số. Đây cũng là trọng tâm đầu tư phát triển trong Chiến lược phát triển hạ tầng số của Việt Nam.
Việt Nam còn cho rằng các quốc gia rất cần quan tâm đến sự phát triển của các nền tảng số - Digital Platforms. Hạ tầng của thế giới số, bao gồm hạ tầng số và các nền tảng số có vai trò như hạ tầng, là yếu tố có tính nền tảng đảm bảo sự phát triển chung của toàn xã hội. “Cũng như giai đoạn đầu phát triển thế giới kết nối viễn thông, Việt Nam cho rằng rất nên có vai trò định hướng và dẫn dắt của Chính phủ”, Thứ trưởng cho biết.
Bên cạnh đó, cần đưa các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên hạ tầng số. Một mặt đây là mục đích chính của phát triển hạ tầng số, mặt khác đây cũng là việc kích cầu, tạo cầu cho phát triển hạ tầng số.
Vì vậy, trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam đặt tầm quan trọng ngang nhau và thực hiện đồng bộ, gắn kết các kế hoạch phát triển hạ tầng số với kế hoạch chuyển đổi số các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp...
“Trong vấn đề này, Chính phủ cần đi đầu dẫn dắt. Thực tế ngay sau khi Chương trình chuyển đổi số quốc gia được ban hành tháng 6/2020 thì Việt Nam cũng ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số vào tháng 6/2021, trước khi ban hành Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số và Chiến lược phát triển hạ tầng số, dự kiến cuối năm 2021”, Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ với các đại biểu.
Nhiều kinh nghiệm, bài học hay về phát triển hạ tầng
Kinh nghiệm phát triển hạ tầng số cũng là một nội dung được các đại biểu dự phiên Hội nghị Bộ trưởng chiều 13/10 tập trung chia sẻ.
Ông Mustafa Jabbar, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông và CNTT Bangladesh nhận định: Sự phát triển của cách mạng di động phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ 5G. Bangladesh đã thử nghiệm công nghệ 5G từ tháng 7/2018 và bắt đầu triển khai vào năm 2021. Dự kiến, nước này sẽ phủ sóng 5G toàn quốc vào năm 2022. "Tôi hy vọng thế giới sẽ có một bối cảnh khác nhờ sự triển khai của 5G. Công nghệ này sẽ tác động tích cực và thần kỳ đến nhiều ngành công nghiệp, thương mại và nhiều người trên toàn cầu", ông Mustafa Jabbar nói.
Bà Bolor-Erdene Battsengel, Chủ tịch Cục Truyền thông và CNTT của Mông Cổ (Ảnh: Mạnh Hưng).
Tại Mông Cổ, theo chia sẻ của bà Bolor-Erdene Battsengel, Chủ tịch Cục Truyền thông và CNTT, có 226 mạng lưới cáp quang quan trọng và tổng số 46.700 km cáp quang. Quốc gia này hiện có khoảng 3,5 triệu người dùng smartphone và tổng lượng dữ liệu sử dụng vào khoảng 262 terabyte.
Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng ICT, Mông Cổ đã triển khai thành công một nền tảng dịch vụ công thống nhất, tích hợp 500 máy chủ. “Chỉ cách đây 2 tuần, chúng tôi đã triển khai hệ thống trợ giúp trực tuyến 2.0 dựa vào trí tuệ nhân tạo. Qua đó, Chính phủ có thể mang tới cho công dân các dịch vụ tùy chọn, cá nhân hóa dựa vào những gì họ mong muốn từ Chính phủ”, bà Bolor-Erdene Battsengel nói.
Cho biết Chính phủ Mông Cổ quyết định sẽ chuyển đổi thành quốc gia số trong vài năm tới, bà Bolor-Erdene Battsengel thông tin thêm: “Chúng tôi đang tập trung rất nhiều vào việc cung cấp Internet giá rẻ cho người dân toàn quốc, kể cả ở vùng sâu, vùng xa”.
Với Nhật Bản, ông Yuji Sasaki, Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông nước này chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là bảo mật và không được phép lãng phí cũng như không được bỏ lại ai ở phía sau. Trong bối cảnh này, vai trò của Chính phủ đối với việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và nghiên cứu càng quan trọng hơn”.
Nhật Bản đặt mục tiêu cụ thể là xây dựng cơ sở hạ tầng ở các địa phương nhằm thúc đẩy an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống. Quốc gia này thúc đẩy phát triển công nghệ ở cả khu vực tư và công.
Kể từ năm 2019, Nhật Bản đã tham khảo Ấn Độ để xây dựng các khu vực hỗ trợ từ xa cho những người nghỉ hưu. “Việc cung cấp công nghệ cho người lớn tuổi khá khó khăn nhưng tôi tin rằng những tiến bộ công nghệ gần đây có thể giải quyết thách thức này. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu xã hội bền vững, chúng tôi đang thúc đẩy phát triển các công nghệ tiên tiến như sinh học, xe tự hành, y tế. Tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số là đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, có thể truy cập Internet một cách an toàn, không bị từ chối dịch vụ và Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức mình để thực hiện vai trò này”, ông Yuji Sasaki khẳng định.
Nhóm phóng viên ICT
Vai trò của Chính phủ trong chuyển đổi số lại "nóng" trên bàn nghị sự
Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng các nước trong ITU sẽ thảo luận về vấn đề “Thúc đẩy phát triển hạ tầng: Nghĩ lại về vai trò của Chính phủ trong chuyển đổi số”.
评论专区