Tên lửa hành trình JASSM (Ảnh: Getty).
Theo hãng tin Reuters, Mỹ sắp đạt được thỏa thuận cung cấp tên lửa hành trình tầm xa JASSM cho Ukraine, nhưng Kiev sẽ phải đợi vài tháng để Washington giải quyết các vấn đề kỹ thuật trước khi chuyển giao.
Reutersdẫn các nguồn tin cho biết, dự kiến việc đưa tên lửa JASSM của Mỹ vào gói vũ khí cho Ukraine sẽ được công bố vào mùa thu năm nay, tức là vào cuối tháng 11. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
Các quan chức nói rằng, việc cấp tên lửa JASSM cho Ukraine có thể thay đổi đáng kể cục diện xung đột, vì phần lớn lãnh thổ Nga sẽ nằm trong tầm bắn của loại vũ khí chính xác và có khả năng tấn công mạnh mẽ này.
Trong khi đó, các nhà phân tích quân sự cho rằng việc sử dụng tên lửa JASSM, vũ khí có khả năng tàng hình và tầm bắn xa hơn hầu hết các tên lửa mà Ukraine hiện có, có thể buộc Nga phải di dời các kho dự trữ và kho tiếp tế ra xa hàng trăm km. Điều này có thể sẽ khiến Nga gặp khó khăn hơn trong việc thực hiện các chiến dịch tấn công và có khả năng mang lại cho Ukraine lợi thế chiến lược.
Việc phóng tên lửa từ các điểm gần biên giới phía bắc của Ukraine, nơi giáp với Nga, có thể cho phép lực lượng Kiev tấn công các mục tiêu xa như các thành phố Voronezh và Bryansk của Nga. Trong khi đó, ở hướng nam, việc phóng tên lửa gần tiền tuyến có thể cho phép Ukraine tấn công các sân bay hoặc cơ sở hải quân ở bán đảo Crimea, nơi Nga tuyên bố sáp nhập vào năm 2014.
Theo Reuters, JASSM hiện chỉ được tích hợp trên máy bay do Mỹ phát triển. Trong khi đó, Ukraine sẽ sử dụng hàng chục máy bay chiến đấu F-16, mỗi máy bay có thể mang theo hai tên lửa hành trình.
Một quan chức Mỹ cho biết đã có những nỗ lực để tích hợp tên lửa JASSM trên các máy bay chiến đấu không phải của phương Tây mà Ukraine đang sở hữu. Tuy nhiên, quan chức Mỹ không nêu rõ loại máy bay nào.
Việc cung cấp JASSM cho Ukraine được coi là vấn đề nhạy cảm, vì sẽ gây thêm áp lực buộc Washington phải nới lỏng các hạn chế đối với Kiev trong việc sử dụng vũ khí của Mỹ tấn công lãnh thổ Nga.
Nga từ lâu đã cảnh báo phương Tây không được cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga, điều mà Moscow coi là leo thang căng thẳng. Nga cũng đã dọa sẽ cung cấp thiết bị quân sự tương tự cho các đối thủ của phương Tây để trả đũa, nếu những cảnh báo của Moscow không được lắng nghe.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước xác nhận quân đội nước này đã phóng tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik, phá hủy một cơ sở công nghiệp quân sự lớn của Ukraine tại Dnipro.
Theo lời chủ nhân Điện Kremlin, Oreshnik có tốc độ lên tới 3km/giây, khiến các hệ thống phòng không Ukraine không thể bắn hạ. Ông cho biết thêm, việc sử dụng Oreshnik nhằm đáp trả các vụ tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga gần đây bằng tên lửa do phương Tây viện trợ.
Đây là lần đầu tiên tên lửa này được đưa vào thực chiến. Các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km, có thể vươn đến hầu hết châu Âu.
Động thái của Nga diễn ra sau khi Mỹ và Anh được cho là đã "bật đèn xanh" để Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga bất chấp cảnh báo của Moscow.
Theo RBC Ukraine" alt=""/>Mỹ có thể cấp cho Ukraine tên lửa xoay chiều xung đột, đe dọa lãnh thổ NgaPhiến quân tiến vào Aleppo, thành phố lớn thứ hai Syria, ngày 29/11 (Ảnh: AFP).
AFPdẫn thông tin từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 30/11 cho biết, phiến quân Hayat Tahrir al-Sham đã kiểm soát một nửa thành phố Aleppo lớn thứ hai Syria mà gần như không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào của quân đội Syria.
"Không có giao tranh, không một phát súng đáp trả khi quân đội của chính phủ Syria rút lui", giám đốc SOHR Rami Abdel Rahman nói với AFP.
Một chỉ huy của phiến quân cho biết, sở dĩ họ có thể tiến nhanh ở Aleppo do khoảng trống mà lực lượng được Iran hậu thuẫn bỏ lại.
Trong khi đó, theo hãng tin Al Jazeera,phiến quân đã kiểm soát hơn 47 ngôi làng.
"Họ đã nắm quyền kiểm soát vùng nông thôn phía Tây Aleppo. Nhưng tất nhiên, chúng ở gần trung tâm thành phố Aleppo… Ngoài ra, phiến quân cũng nắm quyền kiểm soát đường cao tốc M5, một tuyến đường vận chuyển quân sự và hậu cần rất quan trọng", Al Jazeera cho biết.
Quân đội Syria hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Trước đó, hôm 29/11, quân đội Syria cho biết với sự hỗ trợ của Nga, họ đã giành lại được vị trí ở một số thị trấn thuộc tỉnh Aleppo và Idlib sau cuộc tấn công bất ngờ của Hayat Tahrir al-Sham và các phe phái đồng minh phát động ngày 27/11. Quân đội Syria cũng tuyên bố hạ hàng trăm tay súng phiến quân.
Theo SOHR, máy bay chiến đấu của Syria và Nga đã thực hiện 23 cuộc không kích gần Idlib hôm qua.
Một người dân ở Aleppo kể lại, ông nghe thấy "âm thanh của tên lửa và pháo kích suốt ngày đêm". "Chúng tôi lo sợ chiến tranh sẽ nổ ra và chúng tôi sẽ phải rời bỏ nhà cửa một lần nữa", người đàn ông 51 tuổi chia sẻ.
Quân nổi dậy tấn công vào căn cứ quân đội Syria ở Aleppo
Phó điều phối viên nhân đạo khu vực của Liên hợp quốc tại Syria, David Carden, bày tỏ lo ngại trước tác động của tình hình giao tranh leo thang đối với dân thường. "Các cuộc tấn công không ngừng nghỉ trong 3 ngày qua đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 27 thường dân, bao gồm cả trẻ em", ông cho hay.
Chính quyền Syria đã đóng cửa sân bay Aleppo và tất cả các con đường dẫn vào thành phố từ hôm nay 30/11.
Reutersdẫn các nguồn thạo tin cho hay, lực lượng quân đội Syria được lệnh rút quân có trật tự khỏi các khu vực chính ở thành phố. Nga, một đồng minh quan trọng của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cam kết sẽ chuyển thêm khí tài hỗ trợ cho Syria. Các vũ khí, trang thiết bị này sẽ đến Syria trong vòng 72 giờ tới.
Cuộc tấn công quy mô lớn của Hayat Tahrir al-Sham đánh dấu lần đầu tiên Aleppo bị tấn công kể từ năm 2016, thời điểm quân chính phủ và các lực lượng đồng minh giành lại quyền kiểm soát thành phố này từ tay phiến quân.
Diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại cuộc chiến Syria sẽ nóng trở lại giữa lúc xung đột Israel với Hamas và Hezbollah chưa lắng xuống.
Theo Al Jazeera, AFP" alt=""/>Phiến quân chiếm nửa thành phố lớn thứ hai SyriaỨng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump (Ảnh: Bloomberg).
"Chúng tôi sẽ tiến hành trục xuất hàng loạt ở Springfield, Ohio", cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo ở khu nghỉ dưỡng sân golf của ông gần Los Angeles hôm 13/9.
Trong nhiều ngày qua, thành phố Springfield đã trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau khi xuất hiện thông tin cho rằng những người Haiti đến đây đã ăn thịt vật nuôi trong nhà.
Hai trường tiểu học đã được sơ tán và một trường trung học cơ sở ở Springfield đã bị đóng cửa vào ngày 13/9, sau khi những lời đe dọa đánh bom ẩn danh được đưa ra.
Trong cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris hôm 11/9, ông Trump đã đưa ra tuyên bố sai sự thật rằng người nhập cư từ Haiti ở thành phố Springfield, Ohio, đang ăn trộm chó và mèo cưng của người dân và ăn thịt chúng.
"Ở Springfield, người ta đang ăn thịt chó. Những người bước vào, họ đang ăn thịt mèo. Họ đang ăn thịt thú cưng của những người dân sống ở đó", ông Trump cho biết.
Bà Harris đáp lại rằng: "Ông đang nói cực đoan".
Đầu tuần này, Sở cảnh sát Springfield khẳng định, họ không nhận được báo cáo nào liên quan đến việc thú cưng bị bắt trộm và ăn thịt.
Phần lớn trong số 15.000 người Haiti ở Springfield đều là người nhập cư hợp pháp. Trước đó, cam kết của ông Trump về việc tiến hành trục xuất hàng loạt người nhập cư thường đề cập đến những người nhập cư bất hợp pháp.
Tại Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden kêu gọi các cuộc tấn công vào cộng đồng người Haiti phải chấm dứt.
Chính quyền Biden đã gia hạn Quy chế bảo vệ tạm thời cho hàng trăm nghìn người Haiti tại Mỹ vào tháng 6, một chương trình đã có từ nhiều thập niên trước nhằm bảo vệ những người nhập cư hợp pháp khỏi bị trục xuất và cấp cho họ giấy phép lao động.
Các cuộc chiến băng đảng ở Haiti đã khiến hơn nửa triệu người phải di dời và gần 5 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Ông Trump đã trích dẫn những căng thẳng ở Springfield như một ví dụ về nhu cầu cần có chính sách nhập cư cứng rắn. Dòng người Haiti đổ vào đã thúc đẩy nền kinh tế nhưng cũng gây căng thẳng cho các dịch vụ xã hội.
Các lãnh đạo cộng đồng người Haiti trên khắp Mỹ cho biết những phát biểu của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và làm gia tăng thêm căng thẳng ở Springfield.
"Chúng tôi cần sự giúp đỡ, không phải sự thù hận", Thị trưởng Springfield Rob Rue nói.
Các quan chức thành phố cho biết họ không nhận được bất kỳ báo cáo đáng tin cậy nào về việc bất kỳ ai ăn thịt vật nuôi trong nhà. Bà Karen Graves, người phát ngôn của thành phố, cho biết bà không biết về các hành vi thù hận gần đây nhắm vào người Haiti, nhưng một số người đã trở thành nạn nhân của "tội phạm cơ hội", chẳng hạn trộm cắp tài sản.
Theo Reuters" alt=""/>Ông Trump dọa trục xuất người nhập cư từ Haiti nếu đắc cử