当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3: 'Chung kết' sớm
Nghèo nàn và lạc hậu hơn Việt Nam tới cả mấy chục năm, những ngày đầu tiên đặt chân lên đất nước châu Phi, Võ chỉ muốn về nhà ngay lập tức. Trước khi đi, anh xác định “nếu như không làm ăn được thì coi như một chuyến du lịch”. Được sự động viên của những người đồng hương, cộng với quyết tâm của bản thân, chàng trai Bắc Ninh dần dần thích nghi với môi trường đầy mới mẻ, lạ lẫm.
Không biết ngôn ngữ, Võ vừa làm việc vừa đoán ý khách hàng. Thậm chí, nhiều lần anh bị dân bản địa bắt nạt chỉ vì không biết tiếng. “Nhiều khi ra chợ, thấy mình người châu Á là thanh niên bản địa chửi bới. Mình biết nhưng im lặng, coi như không nghe thấy gì”.
Nhưng chỉ 3 tháng sau, bằng kiểu “học bồi”, Võ đã giao tiếp được cơ bản với người bản địa bằng tiếng Bồ Đào Nha. Đến giờ, sau 10 năm làm việc ở đây, anh đã “cãi tay đôi” được với dân bản địa.
Sau khoảng 1 năm, công việc làm nail không phát triển như mong muốn. Khu vực Võ sống là vùng nông thôn, nhu cầu làm đẹp của người dân không nhiều. Võ nghỉ làm nail để làm cho cửa hàng photocopy kiêm chụp ảnh thẻ, ảnh cưới cũng do người Việt làm chủ.
Từ đó đến nay, anh đã gắn bó với công việc này được 9 năm. Hiện tại, ngoài Võ, cửa hàng còn có 2 người bản địa làm việc. Anh cũng quản lý cho người chị 3-4 cửa hàng photocopy khác ở gần đó.
Hằng ngày, anh mở cửa lúc 7h30 phút sáng và đóng cửa lúc 17h. Cửa hàng phát triển tốt, mỗi ngày có từ 50-100 lượt khách, thu lãi về khoảng 100 USD/ngày.
Hiện tại, Võ sống cùng 3 người Việt Nam trong một căn nhà thuê rộng 70-80m2 có giá 2 triệu đồng. Sinh hoạt phí ở Angola khá rẻ nên khoản thu nhập của anh có thể vừa chi tiêu vừa gửi về cho gia đình ở Bắc Ninh.
![]() |
Cửa hàng photocopy một ngày đông khách. |
Người bản địa học cách trồng rau, sửa xe máy
Cách đây 10 năm, Angola trong mắt Võ là một đất nước giàu khoáng sản nhưng đời sống người dân ở vùng nông thôn vẫn rất nghèo nàn, đến thực phẩm cũng không có nhiều để mua. Người dân chủ yếu ăn đồ nhập khẩu, đông lạnh, rau củ cũng thiếu thốn. “Ở khu vực tôi sống, phụ nữ chủ yếu ở nhà sinh con, nội trợ. Đàn ông thì làm thợ xây hoặc lái taxi. Giá xăng dầu ở đây rất rẻ nên người ta hay đi taxi”.
Nhưng từ khi người Trung Quốc và người Việt Nam sang đây sinh sống, làm ăn, đời sống của người dân bản địa đã thay đổi khá nhiều. “Người dân ở đây tay nghề kém. Ngày xưa, những công việc như sửa xe máy, ô tô họ không biết làm, ngay cả những kỹ năng đơn giản như căng xích, sửa bugi… họ cũng không biết. Thậm chí, rau cũng không biết trồng mà ăn. Nhưng từ khi người châu Á sang mở các cửa hàng sửa chữa, thuê người bản địa làm, từ đó họ học hỏi được nhiều và đã bắt đầu tự mở cửa hiệu”.
![]() |
Một trong số những điều khiến Võ ngạc nhiên và thán phục là người Angola cái gì cũng đội lên đầu. |
“Người Trung Quốc và người Việt Nam sang đây cũng xây dựng các trang trại trồng rau củ sạch, đưa nhiều giống rau củ sang trồng. Từ đó, người dân cũng bắt chước trồng theo và có rau củ mang ra chợ bán. Bây giờ thì mọi thứ nhu yếu phẩm đã đầy đủ, không thiếu thốn thứ gì”.
Võ cũng chứng kiến sự phát triển rõ rệt ở khu vực mình sinh sống từ những ngôi nhà, con đường. Cách đây vài năm, nơi anh sống vẫn còn có những con đường đất, nhà cửa lụp xụp. Còn bây giờ, nhiều ngôi nhà đã khá khang trang, bên trong được thiết kế tiện nghi, hiện đại.
Đẻ nhiều, ít khi cưới
![]() |
Võ chọn mua con cá này ở chợ cá. |
Ở vùng nông thôn mà Võ sinh sống, các gia đình sinh rất nhiều con. "Nhà ít thì 4 đứa, nhiều thì cả chục đứa. Có lần một gia đình chạy xe ba gác đến cửa hàng của mình để chụp ảnh, cả bố mẹ con cái phải đến chục người, trông rất nheo nhóc”, Võ ể.
“Một điều nữa mình không thích ở đây là người dân có ý thức chưa cao - thường xuyên vứt rác bừa bãi khi ăn uống. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng kém”.
Làm nghề chụp ảnh nhưng Võ chủ yếu chụp ảnh thẻ, ít khi được chụp ảnh cưới, vì “ở đây chỉ nhà giàu mới tổ chức đám cưới”. “Thường thì khi trai gái yêu nhau, 2 gia đình sẽ tổ chức mang lễ sang rồi 2 người về ở với nhau luôn. Có điều kiện thì chụp bức ảnh, nhiều người 40-50 tuổi mới tổ chức đám cưới, thậm chí đến già cũng không biết đám cưới là gì. Bởi vì tổ chức đám cưới ở đây rất đắt đỏ so với mức sống của người dân”.
Ngược lại, sống ở Angola 10 năm, Võ cũng thích nhiều thứ ở đất nước châu Phi này. Trước tiên là thời tiết, khí hậu rất dễ chịu cho cả con người lẫn cây trái, rau củ phát triển. Người dân Angola cũng rất hiền lành, thân thiện, vì thế khi họ trồng trọt, chăn nuôi đều cho ra sản phẩm sạch, yên tâm về chất lượng.
“Thực phẩm ở đây rất ‘thật’, ví dụ như người dân nuôi gà toàn là gà thả tự nhiên, không cho ăn thức ăn tăng trọng hay thuốc men gì hết. Rau củ, hoa quả cũng sạch sẽ, hoàn toàn có thể yên tâm dùng”.
Cũng nhờ thời tiết và thiên nhiên ưu ái mà Võ cũng được thưởng thức nhiều món ăn quý hiếm mà nếu ở Việt Nam chưa chắc anh đã có cơ hội thử.
Chờ ngày về quê lập nghiệp
![]() |
Giàn bầu mà Võ mang hạt giống từ Việt Nam sang trồng trước cửa nhà. |
Sống ở vùng nông thôn nên các thú vui của Võ cũng rất lành mạnh. Nhà chỉ cách biển 3km nên thỉnh thoảng cuối tuần, anh lại đi chơi biển, đi câu cá hoặc vào rừng bắt ong mật ngâm rượu.
“Nhiều khi cũng buồn vì thấy ở Việt Nam mọi người được đi chơi những chỗ đẹp, ăn những quán ngon, còn ở chỗ mình thì phải đi 50-60km mới có cửa hàng ăn uống lịch sự. Khu vực xung quanh chỉ toàn quán ăn bình dân, dựng lên như cái lán”.
Món ăn bản địa cũng rất khó ăn nên mặc dù đã sống ở đây được 10 năm, Võ cũng chỉ ăn được một vài món nên chủ yếu anh tự nấu nướng ở nhà. “Thỉnh thoảng, mấy chị em rủ nhau lên phố, đi ăn ở nhà hàng Bồ Đào Nha thì mới có nhiều món ngon”.
Hài lòng với cuộc sống hiện tại nhưng lúc nào Võ cũng mong ngày được trở về quê hương. Anh tâm sự rằng, đôi khi cũng nuối tiếc khi cả tuổi thanh xuân đã dành hết cho Angola.
10 năm ở Angola, nhiều cô gái bản địa rất có cảm tình với anh. Nhiều cô còn nhắn tin tán tỉnh, ngỏ lời “muốn lấy làm chồng” nhưng đến nay Võ vẫn chưa bén duyên được với cô gái nào.
“Ban đầu mới sang, mình không thấy nước da đen của họ là đẹp, nhưng bây giờ mình thấy da đen vẫn đẹp. Phụ nữ Angola lại cao, dáng rất chuẩn. Nhưng mình vẫn thích con gái Việt Nam hơn” - Võ cười khi chia sẻ.
Anh dự định cuối năm nay sẽ về Việt Nam để lập nghiệp ở quê nhà. “Bởi vì bố mẹ đã già cần người chăm sóc, và mình cũng đến tuổi lập gia đình. Mình xa gia đình lâu quá rồi”.
Nếu suôn sẻ, anh sẽ mở một quán ăn để phục vụ thực khách những món ăn sở trường của mình mà 10 năm nay chỉ được trổ tài nơi đất khách.
![]() |
Sở thích của Võ là tự tay chế biến, nấu nướng những bữa ăn ngon đậm chất quê nhà. |
Nguyễn Thảo
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bỏ tấm bằng đại học ở Việt Nam, chị theo chồng sang Cộng hòa Séc làm công việc rửa xe nhưng chưa lần nào chị hối hận về quyết định của mình.
" alt="Cuộc sống 10 năm ở châu Phi của chàng trai Bắc Ninh"/>Hàng tháng con vẫn có điềukiện bình thường
Hoà cùng một vài cặp vợ chồng“sinh viên” dắt díu nhau đi kế hoạch, chị T (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) không giấuđược vẻ lo lắng. Từ lúc đưa con đến đây, vợ chồng họ chỉ ngồi bần thần, hai tayđan tay vào nhau như cố chờ một điều gì đó.
Để tiếp cận với anh chị, PVtrong vai một người chị đưa em đi tư vấn để nạo phá thai. Lúc này, như vớ đượcngười đồng cảnh ngộ, chi T mới bắt đầu bình tĩnh và thổ lộ rằng, hai vợ chồng họnăm nay cũng đã hơn 40 tuổi, có hai con, một gái, một trai. Cháu gái năm nayđang học lớp 12, còn cậu con trai chỉ mới vừa lớp 7.
![]() |
Bà mẹ bật khóc khi chờ con tại phòng tư vấn . Ảnh minh hoạ |
Vì hai vợ chồng đều là công chứcnhà nước nên mọi sinh hoạt từ ăn uống, học hành, vệ sinh đến nghỉ ngơi họ theodõi, chăm sóc các con rất kỹ càng. Thế nhưng hôm qua thôi, họ vẫn chưa thể tinđược chuyện cô con gái có bầu là sự thật.
“Tôi biết ngoài xã hội bây giờkhác xưa rất nhiều, chuyện các cháu yêu nhau, thương nhau là chuyện bình thường,thế nhưng với con tôi thì không thể tin được, đó là điều bất bình thường. Sở dĩnhư vậy vì bản thân tôi, hàng tháng vẫn chú ý việc con tăng được bao nhiêu kg,cả việc con có điều kiện hàng tháng tôi vẫn rất quan tâm. Mới đây nhìn còn phổngphao hơn nhưng nghĩ cháu vẫn có điều kiện bình thường nên tôi không mảy may nghingờ gì cả. Đến khi con mếu máo khóc thông báo mang thai hơn 19 tuần tuổi với mộtcậu con trai cùng lớp, cả hai vợ chồng tôi như chết lặng”, chị T tâm sự.
Rồi chị T giải thích: “Thực racháu đánh lừa vợ chồng tôi. Hàng tháng, đến kỳ hành kinh nhưng cháu lỡ dính bầunên không có. Sợ vợ chồng tôi nghi ngờ rồi phát hiện nên cháu giả mang băng vệsinh rồi vứt đi ngang qua tôi để tôi nhìn thấy”.
Thế rồi, cả hai vợ chồng anh chịngày càng sốt ruột vì sợ cái thai to ra, sợ lời dị nghị của hàng xóm láng giềng.Ban đầu vợ chồng anh chị định dẫn con ra một cơ sở nạo phá thai chui nhưng lạisợ không an toàn, ảnh hưởng đến việc sinh nở của con sau này nên quyết định muốimặt đưa con đến bệnh viện C.
Rồi chị kể tiếp: “ “con dại ,cái mang”, lần đầu tiên đưa con đi khám, tư vấn như thế này hai vợ chồng tôi xấuhổ lắm, đi đến đâu cũng cứ sợ người ta nhìn rồi đánh giá. Nhưng thôi, các cháucòn nhỏ dại và còn cả tương lai phía trước nên phải bỏ đi. Bây giờ tôi cũng chỉmong con tư vấn xong để sang phòng thủ thuật giải quyết rồi về chứ ngồi đây buồnvà nhục nhã lắm”.
Bố mẹ đi cổng trước, con chuira cổng sau
Ngồi cùng dãy ghế của vợ chồngchị T, chị Linh cùng cô con gái ở Sóc Sơn, Hà Nội cũng đứng ngồi không yên chờđợi đến lượt tư vấn của mình.
Đôi mắt trũng buồn, chị Linh chohay: “Con gái tôi năm nay mới học lớp 11. Sáng nào chồng tôi cũng đánh xe chởcon đi học, đến giờ lại đón con về. Quản lý gắt gao như vậy nhưng con vẫn dínhbầu”.
Chị bảo, chẳng hiểu con mình bâygiờ thế nào nữa, học hành thì chưa tới đâu mà đã đòi yêu đương rồi quan hệ đếncó bầu. Hai vợ chồng thiết quân luật, gặng hỏi, truy vấn mãi về việc cháu đichơi thời gian nào thì mới tá hoả, hoá ra con đợi đến khi bố vừa quay xe về thìchui cổng sau trốn học để đi nhà nghỉ với bạn.
![]() |
Theo bác sĩ Hồng Minh, khi trẻ vị thành niên đến giải quyết ở BV Phụ sản Trung ương phải có bố mẹ hoặc người giám hộ đi cùng. |
“Hai vợ chồng cũng mong cháungoan ngoãn, nghe lời bố mẹ rồi học hành tử tế. Ai dè trước mặt mình thì vânglời nhưng sau lưng lại trốn đi chơi với bạn rồi có bầu đến ễnh cả bụng, buồnlắm!”, chị Linh nói.
Sau khi biết chuyện, hai vợchồng anh chị đã muối mặt bàn bạc với gia đình bên đó (nhà bạn trai con chị -PV) nhưng họ không chấp nhận vì cậu ta còn quá ít tuổi. Điều đó có nghĩa con chịphải bỏ cái thai đi vì nếu để lâu thì sẽ rất khó để giải quyết và còn vì cảtương lai phía trước.
“Đã đi đến nước này rồi thì cóxấu hổ, tủi nhục mấy cũng phải chịu”, vừa nói chị vừa liếc mắt sang đứa con đangcúi gầm mặt.
Ngồi được một lúc thì một bác sĩtrẻ gọi chị và con vào tư vấn và giới thiệu sang phòng thủ thuật. Trong lúc đó,vợ chồng chị T, anh N cũng đã dẫn đứa con bước ra. Không biết họ đã nghe nhữnggì từ bác sĩ, chỉ thấy mắt chị T thì đỏ hoe, còn anh N thì bợt nhạt. Cả 3 đềubước những bước đi lầm lũi trong mưa phùn để làm thủ thuật phá bỏ đứa cháu, đứacon chỉ vừa mới kịp hành hình.
Minh Anh - Hạnh Thuý
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Bệnh viện C), cho biết: “ Nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện nay vô cùng ít. Sở dĩ như vậy vì các cháu khi lỡ dính bầu muốn giải quyết thì thường thích giải quyết vào buổi đêm, không thích đến những chỗ đông người và để người khác biết về mình. Tổng số các ca phá thai to và bé ở tuổi vị thành niên tại Bệnh viện phụ sản trung ương hàng năm chỉ khoảng 3 - 4%. Trong đó trẻ vị thành niên phá thai bé nhất là ở 12 tuần tuổi, lớn nhất là 26 tuần tuổi. Những ca thai lớn thường phải có giám đốc bệnh viện hội chẩn mới được khám và giải quyết". Cũng theo bác sĩ Minh thì những trẻ vị thành niên đến phá thai ở BV phụ sản trung ương thường kém hiểu biết, kém kiến thức nên không biết cách phòng tránh thai, hoặc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay không dùng bao cao su thường xuyên, uống thuốc cũng không đúng quy định.. Bác sĩ Minh cũng tỏ ra lo lắng khi nạo phá thai ở các cơ sở tư nhân, cơ sở chui vẫn còn nhiều và không đảm bảo an toàn trong khi ở các bệnh viện lớn có trang thiết bị luôn được đổi mới thì lại quá ít. Nạo hút thai bừa bãi có nhiều nguy hiểm như vô sinh, mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh thứ phát… |
Được sếp nhờ giúp sếp dạy vợ sếp lái xe, anh chàng lái xe đã "cua" luôn vợ của sếp mình. (Ảnh minh họa).
Qua câu chuyện của H kể tôi mới được biết ngọn ngành câu chuyện: H là giám đốc của một công ty về xuất nhập khẩu, anh lập gia đình cách đây gần chục năm và hai vợ chồng đã có với nhau một đứa con gái đầu lòng. Do công việc bận rộn nên anh ta cũng ít khi có điều kiện gần gũi gia đình.
Vợ H nói muốn học lái xe ô tô, nhưng anh lại không có thời gian để hướng dẫn vợ. Biết chuyện, cậu lái xe riêng cho anh ta bèn bảo: “Em rảnh, có gì anh để em giúp chị cho”. H đồng ý. Vậy là cứ vào cuối buổi chiều hoặc ngày nghỉ, anh chàng lái xe lại đến nhà đón vợ H đi ra ngoại thành dạy lái xe vì nội thành đường phố đông, không tập được. Vì tin vợ và cũng tin vào người lái xe riêng của mình nên H cũng không để tâm mỗi khi vợ về nhà muộn.
Sau này, khi vợ H mang thai và sinh con thì H mới nghe hàng xóm và đồng nghiệp xì xào bàn tán rằng đó không phải là con mình. Nghi ngờ nên H mới tìm đến trung tâm của tôi để xét nghiệm ADN và kết quả thì như chúng ta đã biết.
H bảo rất khó xử đối với cả hai người là anh chàng lái xe lẫn vợ. H nói anh rất thương vợ và vợ thì cũng biết lỗi. Còn anh chàng lái xe kia thì cũng không thể sa thải ngay lúc này, bởi theo lời H thì đuổi việc anh ta lúc này thì dư luận sẽ càng bàn tán nhiều hơn và bảo H là bị “cắm sừng”. H là giám đốc, anh rất coi trọng danh dự và uy tín của cá nhân mình nên với anh chàng lái xe, H vẫn phải cố tỏ ra bằng mặt dù… không bằng lòng.
“Tôi cũng chẳng biết nên bảo H quyết định thế nào cho phải, tôi chỉ bày tỏ sự cảm thông và khuyên H nên bình tĩnh và đưa ra các hướng giải quyết để cho H tham khảo. H nghe xong cũng vơi đi ít nhiều tâm trạng buồn chán và có phần bình tĩnh hơn. H cảm ơn tôi rồi chào ra về. Sau đó cũng không thấy H liên hệ lại nên tôi cũng không rõ chuyện gai đình anh ta sẽ giải quyết theo hướng nào. Nhưng theo tôi câu chuyện của H là một bài học kinh nghiệm cho các gia đình và nhất là các ông chồng trẻ: cần dành thời gian quan tâm chăm sóc cho vợ con, cho tổ ấm của mình nhiều hơn. Đừng bao giờ tạo những cơ hội gần gũi thái quá trên mức cho phép giữa vợ mình và bạn bè, đồng nghiệp, bởi nó có thể dẫn đến những hậu quả không ai mong muốn cả”, bà Nga nói.
(Theo Khampha.vn)" alt="Dạy lái xe ô tô rồi “cua” luôn vợ sếp"/>Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
Anh nghe mà cười như mếu. Bởi cứ nhìn vào cách em ăn xài, chi tiêu, thiên hạ hẳn sẽ nghĩ thu nhập của vợ chồng mình cao lắm. Gần như tháng nào em cũng đi chơi xa. Khi lên núi, lúc lại xuống biển. Mỗi tuần em đều lả lướt lượn qua mấy trung tâm mua sắm. Áo quần em toàn đồ tốt, không thiếu hàng hiệu. Phụ kiện linh tinh này nọ thì đếm không xuể. Không sắm thì thôi, đã mua thì phải coi cho được. "Thà nhịn ăn để mặc, chứ không thể xuề xòa mà ra đường, thiên hạ người ta cười cho" là câu cửa miệng của em. Em không muốn bị người ta chê cười là mình quê mùa, không sành điệu; anh cũng đâu thích để vợ như thế, phải không nào? - em vẫn nhấn nhá với anh như vậy.
Ừ, thì người đàn ông nào chẳng mong mình đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của vợ con. Thế nhưng, sức người có hạn. Với em, khái niệm liệu cơm gắp mắm, dường như không hề tồn tại. Thấy em xài sang quá nhưng nhắc thì anh cũng ngại. Mỗi khi đi siêu thị, em ít khi lăn tăn coi giá cả, cứ thoải mái mang về túi lớn túi nhỏ, thức ăn, hàng hóa toàn đồ ngoại nhập. Cái tủ lạnh thường xuyên quá tải, trong đó có lắm thứ mà một người đàn ông “quê không chịu nổi” như anh chẳng biết phải chế biến sao cho ra bữa. Sau đấy thì em bỏ mặc, vì còn tụ tập hàng quán với bạn bè... Em chẳng hề áy náy khi uống ly cà phê có giá bằng hai bữa ăn trưa của chồng, cái vé xem phim hơn tiếng đồng hồ đủ để anh đổ xăng cả tuần...
Năm thì mười họa mới thấy em trong mâm cơm nhà mình, những lúc ấy em lại “nhân dịp” mua thêm ký heo quay, con vịt chặt sẵn, mớ phá lấu... để cải thiện. Ăn thừa thì vứt cho gọn. Lâu lâu, em mời bạn bè tụ tập, luôn phải chọn chỗ nào đẳng cấp “coi được”, bất kể giá cả trên trời. Em làm anh phải nghĩ, dường như em đang sống trên mây, ảo tưởng về một mức sống mà chúng ta chưa thể với tới.
Anh làm quần quật, lương thưởng ky cóp nộp hết cho em, nhưng bao nhiêu cũng không đủ. Có người bảo, đàn bà có thể chịu cực khổ, vất vả này nọ với chồng, nhưng vấn đề là người đàn ông đó có xứng để họ đồng cam cộng khổ hay không. Anh nghe mà chợt giật mình. Hay là anh không đủ “tầm” để được em đồng hành với một cuộc sống đơn giản, ít áp lực hơn? Ai cấm anh nghĩ dại, lỡ anh có bề gì, bị thất nghiệp hay gặp chuyện xui rủi gì đó chẳng hạn, không thể nai lưng ra kiếm tiền cho em xài, thì sẽ thế nào…
(Theo PNO)Chỉ còn chục ngày nữa là đến lịch nghỉ hè của các con, nhưng vợ chồng chị Thu (Đồng Tâm - Hà Nội) đang lo lắng, nháo nhào. Trước đó cả tháng, anh chị đã có một danh sách kế hoạch cụ thể nhằm quản lý con trong những ngày này nhưng đến nay vì nhiều lý do khác nhau đều bị đổ bể.
Anh chị cùng làm ở cơ quan nhà nước, ông bà ngoại thì vẫn đang công tác, ông bà nội thì đã già yếu lại ở xa nên không thể mang con gửi ai được. Những năm trước, khi cả hai con chưa học tiểu học, anh chị thay phiên nhau nghỉ phép năm ở nhà trông con.
Cũng may, trường mầm non thường nghỉ hè chỉ nửa tháng, sau đó tổ chức trông hè để đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh. Vì vậy, anh chị cũng không lấy gì làm lo lắng.
![]() |
Để con có một kỳ nghỉ hè thoải mái và ý nghĩa là vô cùng khó khăn đối với các bậc cha mẹ sống ở thành phố. Ảnh minh họa: Internet |
Năm nay, thằng lớn chuẩn bị hết lớp 1, kỳ nghỉ hè sẽ kéo dài hơn 1 tháng nên anh chị chưa biết xử lý thế nào. Con còn quá nhỏ, không thể để con ở nhà một mình, giải pháp cuối cùng được đưa ra là vợ chồng sẽ thay phiên nhau đưa con cùng tập truyện tranh tới cơ quan “đi làm” với bố mẹ.
Chị Thu bảo “chắc chắn sẽ muối mặt với đồng nghiệp lắm nhưng chẳng còn cách nào khác. Vì sự an toàn của con thôi. Năm nay tạm thời như vậy, sang năm còn chưa biết làm sao đây!”.
Khác với vợ chồng chị Thu, vợ chồng anh Vinh (Long Biên - Hà Nội) không thể đưa con lên cơ quan vì công việc của anh chị luôn phải giao dịch ở ngoài.
Năm ngoái, cậu con trai học hết lớp 3, anh định gửi con về cho ông bà nội ở quê trông giúp một thời gian. Vừa là để con có điều kiện gần gũi, hòa mình với thiên nhiên, vừa để ông bà vui tuổi già cùng cháu. Vợ chồng lại có thêm thời gian riêng tư, hâm nóng tình yêu, tranh thủ “sản xuất” thêm đứa nữa cho đủ nếp, tẻ.
Ý tưởng của anh vừa đưa ra đã bị vợ gạt phăng đi vì “ở quê nội ao hồ thì nhiều, ông bà cũng có tuổi rồi, thêm mấy đứa cháu nhà chú út với các cô nữa thì mắt nào trông xuể. Con nhà mình lại nghịch như quỷ sứ chứ có như con người ta đâu”. Anh nghe có lý nên đã quyết theo vợ - để bé tự quản tại nhà, các buổi trưa bố mẹ thay phiên nhau về nấu cơm cho con.
Vậy nhưng chị kêu trời “đang làm việc với khách hàng mà con cứ gọi điện léo nhéo, khi thì hỏi “con làm hết bài rồi, bây giờ có được mở iPad không mẹ?”, khi thì “bao giờ mẹ về?”... Không nghe máy thì không được vì con ở nhà một mình, chẳng biết xảy ra chuyện gì, mà nghe thì bực ơi là bực!”.
Còn anh than phiền “mình rất hay phải đi công tác, năm nay vợ lại vừa thay đổi công việc nên thời gian nghỉ trưa rất eo hẹp, chẳng biết có về nhà với con được không? Hết kỳ nghỉ, các con đi học hè mới mệt nữa vì tuần chỉ học có 3 buổi sáng, 8h15 vào lớp - 10 rưỡi đã tan. Vừa đến cơ quan được một tiếng lại nhấp nhổm trốn về đón con”.
Nhiều phụ huynh không sắp xếp được người trông con vào dịp hè nên đã lên lịch cho con học kín từ sáng đến chiều, từ các môn chính như Toán, Văn, Anh… đến các môn bổ trợ như võ - vẽ, múa - hát… vừa để bổ sung kiến thức, vừa để rèn luyện sức khỏe cho con.
Nhưng những kế hoạch này lại vấp phải điệp khúc “đưa - đón” vì không có lớp nào tổ chức học cả buổi, chỉ 1-2 tiếng là lại nghỉ.
![]() |
Nhiều phụ huynh lên lịch học hè cho con kín mít từ sáng đến chiều. Ảnh minh họa: Internet |
Có hai con gái sinh đôi đang học mẫu giáo, nhà chị Vân (Cầu Giấy – Hà Nội) đang cuống cuồng lo chỗ gửi các con vì vừa nhận được thông báo của nhà trường - các bé “được nghỉ” 20 ngày để trường sửa sang lại cơ sở vật chất.
Bà nội mới mất năm ngoái còn bà ngoại thì mắt kém, anh chị chẳng dám gửi con cho bà trông đành gọi điện nhờ bà dì tìm một người ở quê ra giúp. Chị lắc đầu ngao ngán “vợ chồng mình lo lắm, cuối tháng này các con nghỉ rồi mà bây giờ vẫn chưa tìm được ai lên chăm con cho. Có mấy ngày nghỉ phép năm thì con ốm con đau đã sử dụng hết rồi”.
Cũng vì bố mẹ “hết cách”, cháu Phương Anh con của anh Hoàn – chị Mai (Hai Bà Trưng – Hà Nội) đã học hết lớp 1 nhưng kỳ nghỉ hè năm ngoái vẫn phải đi học mẫu giáo cùng em trai ở trường tư thục.
Vậy là nghỉ hè các bạn vui chơi và nâng cao kiến thức chuẩn bị lên lớp 2 còn cháu cũng vui chơi nhưng bị “lưu ban” tới…2 lớp. Năm nay, em cháu cũng sẽ lên lớp 1, bố mẹ cháu đang “phát sốt” vì chưa biết giải quyết sao với kỳ nghỉ hè của cả hai chị em.
Gợi ý một số giải pháp: Bố mẹ nên nhớ, câu lạc bộ chỉ là nơi bé học mà chơi, không được đẩy toàn bộ trách nhiệm quản lý cho nơi đó. Hãy để nơi đây là nơi trẻ hứng khởi muốn đến chứ không phải bắt trẻ buộc phải tham gia. Một số trung tâm tiếng Anh, trung tâm kỹ năng sống cũng mở các lớp học “xuyên hè”, nhận trẻ từ sáng đến tối, rất phù hợp đối với đối tượng các bậc phụ huynh bận bịu. Trẻ có thể ghi lại những mục tiêu này và thời hạn hoàn thành, ví dụ hôm nay làm được việc gì có ích, những việc gì chưa được. Cẩn thận hơn có thể khuyến khích trẻ lập một thời gian biểu riêng cho những ngày hè. Với những trẻ học cấp hai trở lên có thể cho trẻ đi chợ mua sắm thực phẩm về nấu ăn, hay giặt giũ quần áo... |
Phạm Hằng
“Từ lúc hai đứa quen đến lúc cưới nhau, thời gian chỉ vẻn vẹn 2 tháng và gặp nhau đôi lần. Thật sự nhiều lần, mình cũng lo lắng khi nghĩ đến cảnh tương lai sống chung với người đàn ông mình không yêu. Do đó, càng đến gần ngày cưới, mình nhiều lúc cũng nghĩ đến quyết định ngủy hôn. Nhưng bố mẹ mình là người trọng danh dự, rồi cơ quan nơi mình làm việc, tất cả sẽ ra sao? Thế là mình đành ‘tát nước theo mưa’ cưới cho xong” - Chị H kể về lúc chị ra quyết định cưới người đàn ông không yêu.
Rồi ngày cưới của chị cũng tới. Trong khi bao cô dâu vui vẻ, háo hức và hồi hộp với ngày trọng đại của mình thì chị lại thấy thờ ơ, chán nản, mệt mỏi.
![]() |
Chị Đ.T.H, 30 tuổi |
“Hôm ấy, sau khi đón dâu xong, như bao cô dâu mới về nhà chồng, mình phải lao ngay vào việc dọn dẹp. Một mình phải làm bao nhiêu việc, còn người nhà chồng thì kiếm cớ mệt, cứ ngồi đó nghỉ ngơi rồi tán chuyện. Dường như người nhà chồng cho rằng, con dâu mới phải làm việc đó là đúng. Vì thế, không ai nói với mình một câu, không ai bảo mình nghỉ ngơi, tất cả cứ để mình dọn cho đến khi hết việc thì thôi” - Chị nhớ lại ngày đầu tiên về nhà chồng.
Người phụ nữ này kể tiếp: “Dọn dẹp xong xuôi, phần vì cảm thấy lạc lõng, phần vì cảm thấy hụt hững vì nhớ nhà nên tối mình xin về qua nhà một chút nhưng chồng không cho. Thế là mình cảm thấy ấm ức, tủi thân, cộng với trong người đã thấm mệt nên đêm tân hôn, mình đã không cho chồng chạm vào người. Anh ấy cũng không dám làm gì mình cả. Anh ấy thở dài và tức tối dậy đi ra ngoài. Mình cũng chẳng biết anh đi đâu nhưng gần một tiếng sau mới vào phòng ngủ. Chỉ thấy sáng hôm sau nghe mẹ chồng kể, anh ra vườn đứng khóc”.
Và mọi đau khổ của cô dâu mới ấy bắt đầu từ sự việc này. Ngay sáng hôm sau, vụ việc đêm tân hôn của vợ chồng chị đã được bố mẹ 2 bên biết. “Sáng hôm sau, bố đẻ của mình gọi điện, hỏi tại sao chồng và gia đình chồng mình nói là mình không cho chồng ngủ cùng. Rồi bố bảo mình, giờ lấy chồng rồi thì đừng có ương ngạnh. Được một lát sau thì mẹ chồng cũng gọi mình ra nói chuyện. Bà bảo đêm qua thấy N nó khóc. Bà hỏi thì N bảo lấy vợ về mà vợ lạnh nhạt coi khinh N”.
Tất nhiên, trong đầu của người phụ nữ trẻ này lúc ấy không nghĩ chuyện chị không cho chồng đụng vào người mà N có thể đi mách mẹ chồng và gia đình bên vợ. Nhưng đến đêm tân hôn thứ 2, mọi chuyện vẫn không khá hơn.
“Đến đêm thứ hai, giữa vợ chồng mình lại tái diễn cảnh như đêm tân hôn đầu. Nhưng anh ta cũng không hỏi mình lý do tại sao lại không cho anh ta đụng vào người. Anh ta cũng không chủ động gần gũi mình. Và rồi anh ta lại chạy ra ngoài khóc và mách mẹ chồng. Điều này càng làm cho mình mất mặt. Ngay sáng hôm sau, mình đã bị mẹ chồng mắng cho xối xả vì chuyện không cho chồng đụng vào người”.
Khi ấy, chị cũng đã phải nói với mẹ chồng: “Chuyện vợ chồng con mới cưới chưa hiểu nhau, để rồi từ từ bọn con sẽ có cách giải quyết, mẹ không phải bận tâm nhiều đâu”. Thế nhưng mẹ chồng chị H đã ngay tức tốc gọi điện cho vợ chồng anh cả về để họp gia đình. Sau đó, họ còn sang báo cáo với trưởng họ, với các bác các chú là không muốn chấp nhận đứa con dâu mất nết như chị.
“Mình thật bất ngờ không hiểu sự việc như thế nào. Và vào đúng đêm ngày thứ 3 ở nhà chồng thì cả gia đình nhà chồng đóng cửa không cho mình vào phòng ngủ. Họ sai chồng trở mình về nhà bố mẹ đẻ” - H đau khổ nói.
Đau đớn vì bị cả nhà chồng sỉ nhục và trả dâu
Bị chồng đưa thẳng lại nhà mẹ đẻ, chị H đã hiểu sắp có chuyện không hay xảy ra với mình. Nhưng sáng hôm sau, chị vẫn về lại nhà chồng: “Sáng hôm sau, mình về nhà chồng. Cả gia đình, họ hàng nhà chồng đã ngồi đó bàn tính chuyện từ lúc nào. Họ chỉ chờ mình sang để chất vấn. Họ hỏi nguyên nhân tại sao mình không cho chồng đụng vào người? Mình đã nhận lỗi việc làm đó là sai vì đã là vợ chồng rồi thì phải gần nhau. Nhưng mình làm thế cũng là có nguyên nhân sâu xa khác nữa. Trước khi cưới gần 3 tuần, mình đi chợ có quẹt phải chiếc kim tiêm. Vì là người trong nghề, mình hiểu và biết phải xử lý sự cố ấy như thế nào nên đã uống thuốc. Tính ra vẫn chưa hết đợt điều trị 28 ngày nên hai vợ chồng không thể gần nhau. Hơn nữa, N cũng không hỏi tại sao mình không cho anh gần gũi.
Khi nghe dâu mới giải thích xong, cả gia đình nhà chồng bảo xúm vào bĩu môi bảo chị bịa chuyện khéo: “Họ bảo mình không đẻ được con còn lấy chồng làm khổ chồng. Rồi gia đình chồng còn moi móc chì chiết quá khứ của mình. Họ cho rằng mình đã từng mổ u nang buồng trứng nên không còn khả năng làm mẹ. Rồi chuyện ngày xưa mình có yêu một người ở Ninh Bình hơn 2 năm nhưng không cưới, nên họ quy kết mình là đứa con gái không ra gì. Thực ra, tất cả những chuyện này, trước khi cưới N, mình đã nói chuyện hết với anh ta. Còn chuyện u nang, mình cũng bảo anh ta không biết có ảnh hưởng đến chuyện sinh nở sau này không vì bác sĩ cũng nói không đáng ngại”.
Trước bao lời đay nghiến, chì chiết của nhà chồng về chuyện quá khứ của vợ, người chồng mới cưới của chị đã im lặng và không nói một câu bảo vệ hay giải thích gì cho mọi người trong gia đình hiểu, thông cảm cho chị. “Anh chỉ có một hành động chờ mẹ nói gì là nghe theo. Vốn đã cưới nhau không có tình yêu, giờ qua sự việc này nên mình gần như mất hết niềm tin, hy vọng ở một người chồng có thể che chở cho mình suốt đời”.
Sau khi tổng sỉ vả nàng dâu xong, mọi người nhà chồng chị H còn kéo sang nhà chị để trả lại cô dâu với lý do: “Họ sang nhà và bảo với bố mẹ đẻ mình rằng, họ không chấp nhận đứa con dâu như mình. Họ còn bảo cũng may hai đứa mình chưa đi đăng ký kết hôn. Vì thế, họ sang đây nói chuyện và trả lại con gái cho bố mẹ mình sớm”.
![]() |
3 năm đã qua, nhưng mỗi khi nghĩ tới 2 chữ hôn nhân, người phụ nữ 30 tuổi này vẫn cảm thấy sợ hãi (Ảnh minh họa) |
Bị thông gia dắt con gái tới tận nhà trả lại, bố mẹ chị chỉ biết ôm nhau mà khóc vì nhục nhã, đau lòng: “Dù đau lòng nhưng bố mẹ mình cũng bảo với bố mẹ chồng rằng: Con dại cái mang, dù có như thế nào nó cũng là con của chúng tôi sinh ra. Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi nó. Gia đình bà không chấp nhận thì con tôi, tôi nhận. Chuyện xảy ra như thế này mong cả 2 gia đình giải quyết nội bộ, từ từ hãy cho bà con người ta biết kẻo họ cười cho. Hoa cưới còn chưa kịp héo mà đã xảy ra chuyện như thế này sẽ làm trò cười, là nỗi nhục cho cả hai họ”.
Buổi trả dâu của nhà chồng tại nhà chị diễn ra nhanh chóng: “Họ ngồi ở nhà mình đúng 10 phút. Sau khi nghe bố mẹ mình nói vậy, gia đình nhà chồng mới cưới đã vội vàng đứng dậy chào ra về”.
“Là người trong cuộc thật, nhưng tất cả mọi chuyện gần như do chồng và gia đình nhà chồng quyết định. Mình và gia đình mình không có quyền đồng ý hay không mà chỉ biết chấp nhận thôi. Bố mẹ mình sau khi bị người ta trả con gái thì buồn lắm. Song mọi chuyện cũng đã qua”.
Hiện, 3 năm đã qua, nhưng mỗi khi nghĩ tới 2 chữ hôn nhân, người phụ nữ 30 tuổi này vẫn cảm thấy sợ hãi. Chi tâm sự rằng, không biết đến bao giờ, vết sẹo từ cuộc hôn nhân dở dang kia mới lành lặn trong suy nghĩ và trái tim chị!
(Theo Trí thức trẻ)" alt="Đêm tân hôn dang dở và người phụ nữ bị trả về nhà đẻ sau 3 ngày làm dâu"/>Đêm tân hôn dang dở và người phụ nữ bị trả về nhà đẻ sau 3 ngày làm dâu