|
Cẩm Toàn và Minh Phương trong chương trình Ghép đôi thần tốc dưới sự dẫn dắt của “bà mối quốc dân” Cát Tường. |
24 năm chưa có "mối tình vắt vai"
Dưới sự dẫn dắt khéo léo của “bà mối quốc dân” Cát Tường, chương trình Ghép đôi thần tốctiếp tục hành trình mai mối xuyên lục địa. Tập 16 Ghép đôi thần tốc kết nối cho hai bạn trẻ người Việt đang sống tại Mỹ.
Xuất hiện tại chương trình, cô gái Vũ Minh Phương (23 tuổi) gây ấn tượng với vẻ ngoài thùy mị, dễ thương. Hiện, Phương là du học sinh chuyên ngành thiết kế đồ hoạ tại Los Angeles, Mỹ.
Với khả năng hội hoạ cùng đam mê nấu ăn, Minh Phương khiến MC Cát Tường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Minh Phương được chương trình mai mối với Thăng Cẩm Toàn (24 tuổi), Việt kiểu Mỹ đang sinh sống tại bang Washington DC.
Ở vòng Giấu mặt, Cẩm Toàn và Minh Phương chỉ có thể nghe giọng nói và tự cảm nhận, tưởng tượng về đối phương. Chia sẻ về đường tình duyên, Cẩm Toàn khiến khán giả bất ngờ khi cho biết dù đã 24 tuổi, anh vẫn chưa có mối tình chính thức nào.
Toàn nói, trước đây, suốt 2 năm, anh tự “giam mình” trong một mối tình đơn phương rồi thôi. Trong khi đó, Minh Phương chân thành chia sẻ, trước khi đến với chương trình, cô đã có một số mối tình.
|
Trước khi tham gia chương trình, Cẩm Toàn là một nam thanh niên "nhát gái". Anh chưa có "mối tình vắt vai" nào ngoài việc yêu thầm một cô gái suốt 2 năm. |
Hiện, cô nàng đã chia tay vì yêu xa. Từ những rạn vỡ ấy trong tình yêu ấy, Minh Phương chia sẻ, nếu đến được với nhau, cô hy vọng dù không gặp mặt thường xuyên, cả hai sẽ vẫn chịu khó gọi điện để trò chuyện sớm tối.
Cẩm Toàn hoàn toàn đồng ý với chia sẻ của bạn gái mới quen. Anh khẳng định, đã yêu nhau thì phải chung thủy. Đến với nhau, cả hai phải biết lắng nghe và chia sẻ, tình yêu mới bền lâu.
Trước chia sẻ của đôi bạn trẻ, MC Cát Tường cũng vun đắp bằng cách đưa ra lời khuyên. Nữ MC cho rằng, dù yêu xa hay gần, nếu đã tôn trọng mối quan hệ này, chúng ta phải dành nhiều thời gian cho nhau.
Lúng túng vì bị bạn gái đưa tiêu chí lạ
“Tình yêu cũng như đầu tư kinh doanh nhà cửa, mua bán đất đai hay trồng cây. Phải bỏ công sức cây mới ra hoa kết trái”, nữ MC ví von dí dỏm. Trong chương trình lần này, cô gái Minh Phương đạt hết mọi tiêu chí về hình mẫu lý tưởng mà Cẩm Toàn đưa ra, như có mái tóc dài, dịu dàng, thùy mị.
|
Trong khi đó, Minh Phương đã trải qua một số mối tình nhưng cô nàng đã chia tay do yêu xa. |
Trong khi đó, Minh Phương lại “làm khó” đối phương đặt ra tiêu chí “lạ lùng”, đầy bất ngờ là bạn trai phải lộ yết hầu. Biết mình thừa cân, không đáp ứng được tiêu chí trên của bạn gái, nam thanh niên lộ rõ vẻ ngại ngùng.
Trước khi đôi bạn trẻ được kết nối, Cẩm Toàn tự đánh giá mình là một người rất nhát gái. Tuy nhiên, khi được nhìn thấy Minh Phương, tài ăn nói của anh chàng như được “kích hoạt”. Anh liên tục làm bạn nữ bất ngờ.
Cuối cùng, như tìm được “nửa kia” của mình, Cẩm Toàn khẳng định sẽ đặt vé, bay sang thăm Minh Phương. Hành động này như một cách “bắn tín hiệu” rõ ràng và đầy nghiêm túc cho “đàng gái”.
Thời gian chương trình dành cho đôi bạn trẻ trao đổi khá ngắn ngủi. Tuy nhiên, chừng ấy cũng đủ khiến cả hai tìm được những rung động, nhen nhóm tình cảm. Sau những chia sẻ chân thành, khoảng cách 3 tiếng máy bay không còn là rào cản cả hai quyết định tìm hiểu nhau.
|
Cuối cùng, sau khi trò chuyện, hai bạn trẻ đã quyết định trao cho nhau cơ hội tìm hiểu đối phương. |
Trước đó, Ghép đôi thần tốcđã mai mối thành công nhiều cặp đôi bất chấp khoảng cách địa lý. Điển hình như bạn gái Phạm Thị Phương Thanh (30 tuổi, ngụ TP.HCM) được se duyên với bạn nam Ngô Văn Toàn (30 tuổi) sống là làm việc tại Nhật Bản.
Từ chương trình, cặp đôi kỹ sư Trần Nguyễn Diễm Trinh (26 tuổi, ở TP.HCM) và Diệp Lý Thông (27 tuổi, sinh sống tại Nhật Bản) tìm thấy nhau rồi nên duyên chồng vợ.
Một trường hợp khác là anh Nguyễn Đức Trung (32 tuổi, đang làm việc tại Anh). Thông qua Ghép đôi thần tốc, anh Trung đã kết đôi cùng Nguyễn Hồng Giang (29 tuổi, là giáo viên tại Hà Nội). Giang được nhận định có nhan sắc không kém các hot girl khiến không ít người thương nhớ.
Nguyên tắc hẹn hò thông minh để có một tình yêu dài lâu
Bạn vẫn luôn than vãn rằng, tình yêu lạc đường nên mãi vẫn chưa tìm đến với mình. Đôi khi, chuyện yêu đương không chỉ phụ thuộc vào duyên số trời ban, mà dựa vào năng lực của chính bạn.
" alt="Việt kiều Mỹ đặt vé máy bay đến gặp bạn gái được mai mối"/>
Việt kiều Mỹ đặt vé máy bay đến gặp bạn gái được mai mối
|
Kongthong là ngôi làng miền cao nằm nép mình bên cánh rừng rậm rạp ở East Hills, bang Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ, với dân số khoảng 700 người đều thuộc bộ tộc Khasi. Họ sống chủ yếu dựa vào tài nguyên núi rừng bằng nghề nông và săn bắn. |
|
Khasi là một bộ tộc khá đông ở Ấn Độ với khoảng 1,41 triệu người, phân bố khắp các vùng miền thuộc tiểu bang Meghalaya. Người Khasi theo truyền thống mẫu hệ. Phụ nữ làm chủ gia đình, con gái út có quyền thừa kế và trách nhiệm phụng dưỡng mẹ cha già. |
|
Thế nhưng, điều khiến ngôi làng này trở nên đặc biệt là việc người dân liên lạc với nhau bằng cách huýt sáo thay vì gọi tên. Tại Kongthong, khi đứa trẻ chào đời, người mẹ sẽ sáng tạo ra một giai điệu huýt sáo dành riêng cho con có tên là jingrwai lawbei. Đây sẽ là tên gọi và dấu hiệu nhận biết của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. |
Theo đó, các bà mẹ thường mượn âm thanh của tự nhiên như mưa, gió, tiếng thác nước, tiếng chim hót… rồi biến tấu và sáng tạo thành làn điệu riêng cho con cái. Tên gọi thường dài từ 30-60 giây và không được trùng với bất cứ tên nào của người trong làng, kể cả người đã khuất.
|
Mỗi người trong làng Kongthong có 2 tên giai điệu. Một là tên ngắn có độ dài khoảng 5-6 giây, được dùng ở nhà hay trong làng giống như tên thân mật. Cái còn lại là tên đầy đủ jingrwai lawbei, thường được huýt gọi khi các cư dân săn bắt, hái lượm ở trong rừng. |
|
Đây là một truyền thống lâu đời của làng Kongthong và đặc biệt có ích trong những cuộc săn bắn. Khi một nhóm người đi săn, họ dùng những âm thanh này để cảnh báo đồng đội mà không khơi dậy sự tò mò của các nhóm khác có thể cũng đang nhắm tới con mồi đó. |
|
Bản thân người làng Kongthong không biết truyền thống gọi tên bằng cách huýt sáo này có từ bao giờ, chỉ biết rằng người trong làng đã liên lạc như vậy từ hàng trăm năm nay. |
|
Nguồn gốc của truyền thống này vẫn là một bí ẩn. Theo truyền thuyết của làng, trong rừng Meghalaya có những ác quỷ chuyên nghe trộm tên người. Nếu ai bị ác quỷ biết tên thật, họ sẽ bị "quỷ vật" đến ốm liệt giường. Vì thế, người Khasi ở đây bèn nghĩ ra cách đặt tên không cần từ, ngân nga nó thành điệu nhạc. Và để chắc chắn ác quỷ không học lỏm được giai điệu này, họ gọi nhau bằng cách huýt sáo. |
Dù những cái tên không có lời nhưng các cư dân ở đây không bao giờ gọi nhầm tên nhau. Một người phụ nữ 50 tuổi trong làng tự tin rằng có thể nhớ được khoảng 500 giai điệu, tượng trưng cho 500 người.
|
Tiếng huýt sáo không chỉ dùng để gọi nhau, người dân trong làng còn dùng nó như một phương thức giao tiếp trong các lễ tỏ tình. Mỗi mùa hè, vào một đêm trăng tròn, người dân sẽ đốt lửa và tham gia vào một nghi lễ mà ở đó, thanh niên chưa vợ sẽ hát những giai điệu của mình. Người hát hay nhất sẽ được cô gái còn độc thân xinh đẹp nhất làng chọn làm chú rể. |
|
Tuy nhiên, khi thế giới bắt buộc công dân phải có thẻ căn cước, thì người làng Kongthong cũng có tên bình thường. Họ dùng nó trong các giấy tờ nhân thân, ký xác nhận giao dịch… Các bà mẹ ở Kongthong có xu hướng chọn tên tiếng Anh đặt cho con. Song, dù ở đâu thì họ vẫn chỉ thích gọi tên giai điệu. Ngay cả khi bắt gặp nhau ở một thành phố xa lạ, người làng Kongthong vẫn hân hoan huýt sáo để chào hỏi nhau. |
Ngôi làng lưu giữ văn hóa trên từng bức tường
Làng Tiebele trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu ở Burkina Faso (châu Phi) nhờ kiến trúc lưu truyền nhiều đời, mang đậm nét văn hóa độc đáo.
" alt="Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo"/>
Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo