您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Thu sang, trổ tài làm cơm gà vàng ươm đãi người thân
Công nghệ39人已围观
简介Chị Tô Hưng Giang (SN 1986 - Hà Nội) là một blogger ẩm thực thu hút được nhiều sự quan tâm của phụ n...
Chị Tô Hưng Giang (SN 1986 - Hà Nội) là một blogger ẩm thực thu hút được nhiều sự quan tâm của phụ nữ nội trợ. Những món ăn chị Giang hướng dẫn không quá cầu kỳ nhưng luôn mang lại cảm giác mới mẻ,ổtàilàmcơmgàvàngươmđãingườithâlich thi dau tennis lạ lẫm.
Mỗi một mùa, chị đều có những món ăn phù hợp, sử dụng thực phẩm theo tiêu chí 'mùa nào, thức đấy'. Hôm nay, các bạn có thể tham khảo món cơm gà vàng ươm cho mùa thu này nhé.
Nguyên liệu:
Gà mái ta hoặc gà trống: 1 con tầm 1,5kg đổ lại. Gạo tám thái (tuỳ nấu nhiều hay ít): 400gr
Mỡ gà (lọc ở phần con gà nếu gà nhiều mỡ, nếu ít mỡ phải mua thêm khoảng 200gr, không có mỡ gà thì có thể thay mỡ lợn hoặc dầu ăn)
1 nhánh gừng, 4 củ hành tím, 2 củ tỏi, 1 củ hành tây, rau răm: 1 mớ, rau mùi ta: một mớ, hành lá: vài cây, chanh quả: 3 quả, nghệ củ: 1 củ
Các loại gia vị khác cần chuẩn bị: Xì dầu, hành lá, muối, đường trắng ,nước mắm, tương ớt, ớt quả...
Cách làm:
Nghệ tươi xay nhỏ cùng 50ml nước trắng, lọc lấy phần nước nghệ và bã nghệ để riêng.
Gà rửa sạch,xát bã nghệ và chút muối lên khắp mình gà. Phần lòng mề gà thái nhỏ, ướp với chút nước mắm, hạt tiêu, hành băm nhỏ để riêng.
Cách luộc gà:
Đun nồi nước cho 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng đập dập, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê muối tinh, đun sôi tầm 60-70 độ đừng để sôi quá, cách luộc này giúp da gà làm quen dần với nước nóng và không bị nóng quá đột ngột làm nứt da gà, cầm cổ gà nhúng vào nồi nước luộc lật qua lật lại.
Đến khi da gà căng bóng đều toàn bộ con gà thì lúc này mới bật lửa to đun sôi. Khi nước vừa sôi đổ ngay một bát nước lạnh vào nồi luộc gà và đun sôi trong 15 phút rồi tắt bếp, lửa to vừa tránh làm nứt gà, đậy vung ngâm gà trong nồi khoảng 30 rồi vớt ra ngâm ngay vào bát nước đá lạnh có pha chút muối hoặc cầm phần cổ gà nhấc lên, dùng nước lạnh dội vài lần từ trên xuống. Đợi gà nguội hẳn mới vớt ra để ráo nước và lọc lấy phần thịt.
Nếu không có nghệ tươi dùng bột nghệ để xát lên da gà nhưng dùng nghệ tươi là thơm ngon nhất. Hành tỏi, băm nhỏ để riêng từng phần.
Cách nấu cơm gà:
Vo gạo thật sạch, để thật ráo nước. Bắc chảo lên bếp cho ba thìa canh mỡ gà vào. Nếu không có mỡ gà thì thêm dầu ăn hoặc mỡ lợn.
Dầu nóng cho vào 2 thìa cà phê tỏi băm và 2 thìa cà phê hành tím băm nhỏ, trút hết chỗ gạo đã vo sạch để ráo vào, thêm 2 thìa canh nước nghệ tươi đã lọc bã, xào đến khi hạt gạo khô, màu trắng đục, rời nhau thì đổ vào nồi cơm điện, thêm vào một thìa cà phê bột canh, đổ nước luộc gà vào nấu như nấu cơm bình thường,không cần đổ quá nhiều nước như mọi khi nấu cơm vì gạo đã rang cùng mỡ gà sẽ không nở nhiều.
Đu đủ, cà rốt bào sợi trộn với chút muối và nước đun sôi để nguội ngâm khoảng 10-15 phút, vớt ra vắt sạch nước, cân lên được khoảng 200gr trộn với 2 thìa canh dấm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê tỏi băm nhỏ, trộn đều và bọc lại cất ngăn mát tủ lạnh.
Hành tây thái nhỏ ngâm vào bát nước đá lạnh, vớt ra trộn với chút dấm và đường, bọc màng bọc thực phẩm cất ngăn mát tủ lạnh cho hành được tươi và giòn. Rau răm thái rối, hành lá, rau mùi thái nhỏ. Gà nguội xé nhỏ, để riêng.
Cách trộn gỏi gà rau răm:
Cho một ít gà xé nhỏ cùng hành tây vào bát trộn, thêm rau răm thái rối và 3 thìa canh nước trộn theo cách pha phía dưới, nếu nhạt thì cho thêm theo khẩu vị.
Cách pha nước chấm và cũng là nước trộn gỏi gà rau răm:
3 thìa canh nước cốt chanh+2 thìa canh đường+3 thìa canh nước mắm+1 thìa cà phê tỏi băm+1 thìa cà phê gừng băm+1 thìa cà phê ớt, khuấy đều các nguyên liệu (phần hỗn hợp nước chấm này dùng để trộn gỏi gà. Nếu dùng không hết thì để làm nước chấm chứ không cho hết vào trộn gỏi gà một lúc sẽ bị mặn)
Phi thơm chút hành tỏi, cho lòng gà vào xào săn, chín, cho vào một bát con nước luộc gà, nêm nếm cho vừa miệng, đậm đà hơn một chút dùng làm nước rưới lên cơm.
Đun sôi lại nước luộc gà, thêm vào chút hành lá và rau mùi làm nước canh. Đun sôi chút mỡ gà, mỡ lợn hoặc dầu ăn, thái chút đầu hành đảo đều bắc ra làm mỡ hành.
Trình bày cơm gà ra đĩa:
Cơm chín múc cơm ra bát con, dùng muôi múc cơm nén chặt cơm xuống rồi úp ngược xuống đĩa.
Xếp một ít thịt gà xé nhỏ, chút gỏi gà rau răm, chút hành tây, đu đủ cà rốt, nước sốt lòng mề gà và bát canh, thêm chút ớt rim, chút mỡ hành lên trên cơm là xong.
*Lưu ý:
Phần đu đủ và cà rốt bào sợi, tương ớt rim, hành tây, hành củ, tỏi, gừng... các loại rau thơm có thể sơ chế, rửa sạch, cho vào hộp đậy kín cất ngăn mát hoặc chế biến từ tối hôm trước để hôm sau rút ngắn được thời gian.
Cách làm cháo ngao, hến đậu xanh thanh mát
Những ngày cuối hạ, dù thời tiết đã dễ chịu hơn nhưng cái nóng vẫn khiến ta mệt nhoài. Bạn hãy thử tham khảo cách làm cháo ngao, hến đậu xanh dưới đây giải nhiệt nhé.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: The Kop gặp khó
Công nghệHoàng Ngọc - 18/01/2025 04:52 Ngoại Hạng Anh ...
阅读更多Nhận định, soi kèo Suzhou Dongwu vs Dongguan Guanlian, 18h30 ngày 9/10
Công nghệ...
阅读更多Mèo Cass dự đoán Tây Ban Nha vs Pháp, 02h00 ngày 10/7
Công nghệ...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Adana Demirspor vs Fenerbahce, 23h00 ngày 19/01: Cửa trên gặp khó
- Nhận định, soi kèo Portsmouth vs Gillingham, 1h45 ngày 11/10
- Nhận định, soi kèo U17 Phần Lan vs U17 Ukraine, 17h00 ngày 15/10
- Nhận định, soi kèo Mariupol vs Zorya Luhansk, 17h00 ngày 12/10
- Siêu máy tính dự đoán Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1
- Nhận định, soi kèo Sesvete vs Bijelo Brdo, 20h00 ngày 20/10
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Melbourne Victory, 15h35 ngày 18/1: Đội khách xa lầy
-
Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Ratchaburi, 19h00 ngày 6/10
-
Nhận định, soi kèo U Craiova 1948 vs Hermannstadt, 22h00 ngày 6/10
-
Nhận định, soi kèo Singapore vs Đảo Guam, 18h30 ngày 12/10
-
Nhận định, soi kèo Nam Định vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/1: Khó cho cửa trên
-
Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh thể hiện câu chuyện một nhân viên tại tiệm trà sữa W. ở TPHCM nhận thông báo phạt đến 300.000 đồng vì đã đóng cửa tiệm sớm hơn 1 phút so với giờ quy định.
Trong nhóm chat, người quản lý gửi dòng tin nhắn: "Ca tối nay đóng cửa sớm 1 phút. Anh sẽ gán phạt lỗi D6 - lỗi nghiêm trọng - phạt 300.000 đồng".
Nhanh chóng, hình ảnh này thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì số tiền phạt "gán" cho nhân viên quá cao.
Không ít người còn đặt câu hỏi: "Trong trường hợp nhân viên phải ở lại xử lý công việc, đóng cửa trễ 1 phút, quản lý có thưởng cho họ không?".
Trong khi đó, một số người bày tỏ quan điểm, quy định đã được đặt ra, nhân viên vi phạm thì phải chịu phạt. Tuy nhiên, mức phạt trên là quá cao và cách xử lý của người quản lý quá cứng nhắc.
Đăng tải thông tin phản hồi trên trang mạng xã hội, anh H., đại diện tiệm trà sữa W. xác nhận sự việc xảy ra.
"Trước tiên, tôi xin thay mặt công ty xin lỗi cộng đồng và nhân viên nói trên về sự việc đã xảy ra. Thương hiệu trà sữa của chúng tôi có hơn 30 chi nhánh ở khắp Hà Nội và TPHCM. Vì vậy, khâu quản lý, quy định được vận hành rất nghiêm ngặt.
Sự việc xảy ra đã cho chúng tôi bài học trong việc giải quyết rõ ràng về quy định, trách nhiệm giữa nhân viên và quản lý. Một phút không phải quá dài nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách hàng", đại diện công ty nói.
Theo anh H., trong một phút đó, nếu không may có đơn hàng trên ứng dụng giao hàng trực tuyến, mà cửa hàng lại thông báo đóng cửa sớm hơn thì sẽ làm khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, ứng dụng giao hàng cũng có thể sẽ khóa tài khoản của tiệm.
Một sự việc tương tự cũng được mổ xẻ trên mạng xã hội trước đó. Cô gái tên C.H.P.T. (nhân viên công sở ở Hà Nội) cũng đã bị công ty phạt hơn 4,6 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập chỉ hơn 6,5 triệu đồng.
Số tiền bị phạt trên là hậu quả của 8 lần chị đi muộn (tổng 96 phút) và 2 buổi về sớm, dù có sự xét duyệt của trưởng nhóm (tổng 137 phút).
Thời điểm nhận việc, công ty thông báo mức phạt cho lỗi đi muộn hằng tháng được tính theo công thức như sau: lương cơ bản chia cho số ngày công thực tế, chia cho 8 (giờ làm hành chính), tiếp tục chia cho 60 (số phút mỗi giờ) rồi nhân với số phút đi muộn, nhân 100%.
"Tôi cho rằng công ty không có quyền phạt số tiền lớn như vậy với người lao động nhưng kế toán thông báo sếp đã duyệt, không thể giải quyết. Tôi cố gọi cho sếp nhưng người này không nghe máy", chị T. nói.
Theo chị T., văn phòng công ty nằm ở một tòa chung cư, không có thang máy riêng nên chị thường xuyên phải chờ thang máy rất lâu, dẫn đến việc đi trễ. Một số đồng nghiệp khác mắc lỗi tương tự, cũng phải cắn răng chịu phạt số tiền lớn.
Phạt tiền với người lao động là trái luật
Cũng ở môi trường văn phòng, chị Hương Ly (ngụ tại TPHCM) nhiều lần trải qua chuyện thưởng, phạt khắc nghiệt khi đi làm. Ly từng là cộng tác viên cho một đại lý du lịch, chuyên về các tour (chuyến du lịch) ngắn, hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch nội thành TPHCM.
Mỗi tour kéo dài hơn 5 giờ, Ly được trả công 300.000 đồng. Là cộng tác viên, Ly vẫn có hợp đồng lao động nhưng trong văn bản không đề cập mức thưởng, phạt. Tuy nhiên, sau đó công ty vẫn thông báo miệng về quy định phạt lỗi đi làm trễ, với mức 200.000 đồng cho lần 1 và 500.000 đồng cho lần 2 và đuổi việc cho lần thứ 3.
Trong một lần không may đến trễ 2 phút, cô gái đã bị phạt hơn 60% tiền công ngày đi làm hôm đó.
"Tôi không tìm hiểu nhiều về luật và nghĩ mình chỉ là cộng tác viên nên cứ âm thầm chịu phạt. Ngày hôm đó đi làm tôi chỉ được nhận 100.000 đồng tiền công, đổ xăng và ăn tối là hết sạch", Ly bộc bạch.
Nhìn nhận các sự việc được phản ánh ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) chỉ rõ, việc doanh nghiệp phạt tiền người lao động là không đúng với quy định pháp luật.
Cụ thể, Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, gồm: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Ngoài ra, theo điểm b, khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt khi công ty yêu cầu phạt tiền người lao động vi phạm, người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, sẽ bị xử phạt hành chính 20-40 triệu đồng tùy vào mức độ hành vi.
" alt="Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao động">Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao động