Đừng cho rằng phim là giả thì làm giả một cách quá trớn
Nền điện ảnh Việt Nam đã có bước phát triển mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên,Đừngchorằngphimlàgiảthìlàmgiảmộtcáchquátrớvang 9999 hom nay khán giả xem phim Việt dễ dàng nhận ra vẫn có sự chênh lệch nhất định giữa phim điện ảnh và truyền hình. Dẫu đó là hai đường lối hoàn toàn khác nhau nhưng nếu như phim điện ảnh đang dần đáp ứng được yêu cầu của người xem thì phim truyền hình vẫn còn tồn tại nhiều yếu điểm. Với không ít người (nhất là những ai khó tính hoặc nghiêm túc) không chê khi xem phim truyền hình Việt Nam thật khó. Vì sao vậy? Vài năm trở lại đây, vẫn có những bộ phim truyền hình gây tiếng vang lớn như: Gạo nếp gạo tẻ, Gia đình là số 1, Hương vị tình thân… Điểm chung là những bộ phim làm lại từ nước ngoài thường đảm bảo sự chỉn chu nhất định và nội dung kịch bản – điểm yếu lớn nhất của phim Việt – cũng tránh được những cái “soi” khó khăn từ phía khán giả, kể cả những khán giả khó tính. Nhưng cũng từ đây, khi đặt những bộ phim thuần Việt và phim làm lại từ nước ngoài cạnh nhau điểm yếu về kịch bản, về nội dung lại càng lộ rõ, nhiều khi đến độ khán giả phải chán ngán thay cho nhà sản xuất. Gia đình mình vui bất thình lìnhlà một trong những bộ phim đáng khen trong thời gian qua. Song chỉ một tình tiết nhân vật nam bị mất chiếc nhẫn cưới mà loay hoay xử lý trong 3 tập phim chưa biết có giải quyết được không quả là vô lý. Tất nhiên một bộ phim có hơi hướng hài đạo diễn có quyền sử dụng những chi tiết gây cười. Nhưng vui cũng đừng vui quá, cái gì cũng vậy, nếu đi quá đà thành ra dở. Hay từng có bộ phim chiếu trên giờ vàng của THVL, phân cảnh 3 tay giang hồ mà đuổi theo một nhóm người gồm 1 cô gái, 1 phụ nữ mới sinh hơn 1 tháng, đứa bé sơ sinh và 1 đứa bé trai khoảng 5 - 6 tuổi. Đáng nói là cuộc truy đuổi diễn ra từ khi còn mặt trời đến đêm mà không kết thúc. Thử hỏi hai người phụ nữ và hai đứa bé có tài phép gì mà chạy thoát được những gã giang hồ? Đành rằng phim bao giờ cũng có hư cấu nhưng cao trào được đẩy lên đến mức như vậy thì giả tạo quá. Nhiều người xem dù là phim hay kịch đều cho rằng tác phẩm hay là phải chạm đến trái tim khán giả. Nhưng nếu muốn chạm đến trái tim khán giả ngoài tài diễn xuất của diễn viên thì phân cảnh, nội dung phải chân thực, dẫu biết đó là diễn nhưng mà gần như không diễn. Với phim truyền hình Việt Nam càng cần phải có được điều đó bởi đa phần các tác phẩm này đều lấy đề tài là gia đình, cuộc sống làng quê, phố phường Việt Nam. Chỉ khi người xem nhìn vào đó và như thấy được chính mình, chính gia đình mình, chính làng quê mình thì đó mới là thực. Chính những điều tưởng đơn giản đó mới đem lại cảm xúc thật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sáng tạo quá đà. Có thể phản ứng của dư luận là tích cực nên nhà sản xuất muốn thừa thắng xông lên hoặc mong muốn mang lại điều gì đó mới mẻ, tránh lối mòn nên thực tâm muốn tạo sự đột phá. Nhưng mọi thứ vẫn rất cần một điểm dừng vừa đủ. Bởi suy cho cùng, những phim truyền hình Việt Nam cần sự gần gũi hơn là điều gì đó lan man, xa vời. Một điểm mà những nhà sản xuất phim Việt Nam có lẽ cần nhớ thêm đó là cái “trình” của khán giả Việt Nam bây giờ đã được nâng lên nhất định. Sự phát triển của xã hội dẫn đến giao thoa văn hóa và tiếp cận những tác phẩm chất lượng từ nước ngoài đã giúp khán giả Việt Nam đòi hỏi cao hơn, đánh giá ngày một kỹ càng hơn. Tuy một bộ phim khó có thể làm hài lòng hết tất cả người xem nhưng có một thực tế phải ghi nhận là khán giả thời nay không chỉ xem phim giải trí, xem giết thời gian mà là thưởng thức, học hỏi và trải nghiệm. Từ đó có không ít khán giả không cho phép mình dễ dãi với những tác phẩm không chỉn chu và thiếu sự nghiêm túc từ những người làm ra nó. Nếu gọi phim là món ăn tinh thần thì khán giả là thực khách. Và bây giờ rất ít thực khách dễ tính. Điều đó đặt ra những giới hạn mới, tiêu chuẩn mới cho những đầu bếp làm ra các món ăn tinh thần ấy. Đừng cho rằng phim là giả thì có quyền làm giả một cách quá trớn vì khán giả thì không nghĩ như vậy. Trích phim Gia đình mình vui bất thình lình' Hoàng Thông Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Laci vs Kukesi, 19h00 ngày 14/1: Niềm tin cửa trên
-
Thí sinh xáo trộn, nhận huấn luyện viên mới Mở đầu tập 4 của Quý ông hoàn mỹ, Top 14 thí sinh trải qua thử thách diễn xuất với sự huấn luyện từ HLV Hương Giang và đạo diễn/diễn viên Kathy Uyên. Sau đó, các thí sinh bước vào thử thách chính là quay viral clip dưới hình thức one-shot, được chia thành 3 cụm mới. Đội hình mới gây ra nhiều khó khăn, các HLV còn nhiều lần phải to tiếng vì thí sinh không tập trung vào thử thách. Sự cố xảy ra khi thí sinh Hải Anh bất ngờ trượt chân, té đập người vào thành hồ bơi.
Thí sinh Hải Anh gặp tai nạn trong quá trình quay hình. Ở phần công bố kết quả, dù đội Hà Anh và Hương Giang có phần thể hiện ấn tượng hơn nhưng đội Xuân Lan chiến thắng vì mắc ít lỗi nhất, bảo toàn đội hình của mình cùng sự an toàn cho 3 thí sinh Lừng Nguyễn (đội Hà Anh) và Nhật Quang, Xuân Phong (đội Hương Giang).
Hà Anh thấy bất công
Hà Anh thẳng thừng bức xúc: “Không công bằng! Chúng ta làm rất tốt rồi nhưng lại bị trừng phạt vì những thứ may rủi thì chỉ cho thấy cuộc sống này bất công. Chị xin lỗi vì chị không kiểm soát được sự đỏ đen này”.
Tại đây, Hà Anh bày tỏ vì sao không tham gia truyền hình thực tế suốt 10 năm qua: “Hà Anh trở lại vớiThe Next Gentlemanlà vì có niềm tin rằng chương trình khác biệt khi tìm kiếm phẩm chất quý ông”, nữ siêu mẫu chia sẻ.
Về phía Hương Giang, phản ứng của vị HLV có phần hoà dịu hơn: “Mình có luật chơi và kết quả tương xứng với luật chơi đó. Chúng ta phải đồng ý rằng hôm nay các bạn làm rất tốt, do đó chúng ta phải nhìn nhận ở nhiều điểm khác”.
Hương Giang và Hà Anh. Sau màn tranh cãi, 4 thí sinh bước vào phòng loại là Cao Phát (đội Hương Giang) và Minh Khắc, Elia, Lương Gia Huy (đội Hà Anh). 3/4 thí sinh của mình có nguy cơ dừng chân khiến Hà Anh từ chối xuất hiện trong phòng loại. “Quá mệt rồi, chị không muốn xem những màn đấu đá nữa. Chị chia sẻ một cách chân thành, tin và hy vọng vào sự lựa chọn của mọi người, rằng niềm tin của Hà Anh sẽ không sai”, nữ HLV thổ lộ.
Xuân Lan bị nghi ngờ không hiểu thí sinh nói nhưng vẫn loại
Nếu Minh Khắc và Cao Phát tỏ ra thuyết phục được Xuân Lan thì Lương Gia Huy đứng vào vòng loại khiến nữ HLV thắc mắc. HLV Hà Anh chia sẻ: “Xuân Lan luôn có một cái gì đó tư thù với Huy khi luôn nói Huy một màu; rất có thể Lan sẽ loại Huy”.
Elia không thể nói tiếng Việt trở thành yếu điểm tại phòng loại. Dù bày tỏ về những nỗ lực hết mình, chàng trai ngoại quốc vẫn bị Xuân Lan loại do không có sự thay đổi.
Elia ngậm ngùi chia tay chương trình ở Tập 4. Điều này khiến Hương Giang tiếc nuối và ngầm trách Hà Anh không ở lại phiên dịch giúp học trò. Hà Anh cũng “tiên tri” kết quả này với lý do sợ Xuân Lan không biết tiếng Anh.
Trước 3 gương mặt còn lại, dược sĩ Tiến cho biết bản thân đã có sự lựa chọn. Hương Giang ngắt lời anh và bảo vệ học trò: “Anh chưa hề hỏi em mà đã vội đưa ra quyết định. Việc em ở đây chứng tỏ em chiến đấu đến cùng cho thí sinh của mình chứ không phải để lại một lời rằng loại thí sinh của em là không công bằng. Em ngồi ở đây để anh biết rằng sự công tâm thế nào, anh là người rõ nhất”.
Sau cùng, vị host vẫn quyết định loại Cao Phát, giữ lại 2 học trò của Hà Anh.
Đức Thắng
Hương Giang 'vỗ mặt' Xuân Lan, Hà Anh không phục Võ Hoàng Yến
Trong tập 3 của The next gentleman, các thí sinh làm quen với bộ môn golf, thử thách thể lực liên hoàn. Võ Hoàng Yến được mời vào phòng loại trừ để quyết định thí sinh ra về.
" alt="Tập 4 Quý ông hoàn mỹ: Hương Giang chỉ trích Hà Anh bỏ thí sinh">Tập 4 Quý ông hoàn mỹ: Hương Giang chỉ trích Hà Anh bỏ thí sinh
-
Vợ chồng phải tôn trọng, yêu thương. Ảnh minh họa: Pxfuel Trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, việc giữ lửa hôn nhân không phải là điều dễ dàng. Sau một khoảng thời gian, đa số các cặp vợ chồng thường trải qua nhiều sóng gió, mâu thuẫn, thậm chí là bị bế tắc, ly thân, ly hôn. Vì vậy, việc giữ gìn hạnh phúc gia đình được xem là một trong những điều quan trọng nhất và cần có sự phối hợp ăn ý giữa hai vợ chồng.
Tình yêu là thứ kết nối giữa hai vợ chồng và nó là sợi dây chính có thể hóa giải mọi thứ. Tình yêu đích thực là khi bạn đặt người bạn đời của mình lên trên hết và cho đi mà không mong đợi bất kỳ sự đáp lại nào.
Tình yêu cũng giúp bạn chấp nhận con người thật của nhau, bỏ qua những sai sót và sẵn sàng tha thứ cho nhau để về chung một nhà. Trên đời này không có ai hoàn hảo, ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Không có đôi vợ chồng nào hòa hợp mọi mặt. Chúng ta chỉ có cách áp dụng nguyên tắc chung để cùng xây dựng hạnh phúc. Xin được chia sẻ nguyên tắc của bạn tôi.
1. Về nhà là phải gõ cửa
Cuộc sống hôn nhân nhất định không được xuề xòa, không được thất lễ. Không phải vì hai người đã lấy nhau mà bạn có thể cho phép mình hời hợt và vô tư trong cách giao tiếp. Cổ nhân đã dạy: Chỉ khi vợ kính chồng như núi, chồng quý vợ như ngọc thì hôn nhân mới hạnh phúc được.
Mỗi khi về nhà, bạn nên gõ cửa trước khi vào nhà. Đây cũng chính là cách thể hiện sự tôn trọng bạn đời và tạo sự bất ngờ cho đối phương. Người ấy luôn cảm thấy thích thú và hiểu rằng, họ luôn là người quan trọng thế nào trong lòng đối phương. Nhờ đó, tình cảm của cặp vợ chồng sẽ tươi mới và bền chặt.
Nếu bạn không gõ cửa, cứ thế mở cửa đi vào nhà thì đối phương sẽ cảm thấy quá quen thuộc, không có cảm giác mới lạ và không phải chuẩn bị sẵn sàng tư thế đón khách đến nhà mình chơi. Khi nghe tiếng gõ cửa, bao giờ chúng ta cũng có tâm lý chuẩn bị mọi thứ chỉn chu để tiếp khách.
Ngoài ra, tôi nghĩ rằng còn có một ẩn ý khác nữa cũng khá thú vị đó là, gõ cửa sẽ tránh cho chúng ta phải nhìn thấy những cảnh không nên thấy. Mắt không thấy thì tim không đau. Bạn sẽ không bao giờ bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu khi đột ngột mở cửa vào nhà không gõ cửa.
2. Khi chồng đưa tiền thì vợ phải đếm
Từ xưa đến nay, trong gia đình người Việt đa phần mặc định phụ nữ phải là người quản lý tài chính. Chồng là trụ cột kinh tế chính, vợ chăm sóc con cái, vun vén cho tổ ấm. Hàng tháng, chồng sẽ đưa tiền cho vợ chi tiêu cho gia đình như nộp học phí cho con, mua đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt cho cả nhà.
Khi chồng đưa tiền thì vợ phải đếm xem chồng đưa bao nhiêu tiền, đây cũng là một cách cư xử văn minh trong gia đình. Bạn đếm tiền mới biết chính xác mỗi lần chồng đưa cho bạn bao nhiêu, tài chính phải công khai, minh bạch thì mới bền. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng đối phương đã lao động vất vả để kiếm từng đồng lo cho vợ con, trân trọng từng đồng mà anh ấy đưa cho bạn.
Tôi nghĩ rằng, số tiền chồng đưa bao nhiêu không phải là quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là cách hành xử sao cho hợp lý, thực sự tôn trọng lẫn nhau.
3. Đi ngủ cũng phải thoa son
Nhiều phụ nữ có suy nghĩ, chỉ cần ra đường, đi làm, đi chơi, gặp gỡ mọi người mới cần làm đẹp, chỉn chu đầu tóc, áo quần... còn ở nhà thì mặc gì cũng được. Nhưng theo tôi, đó là suy nghĩ sai lầm. Mình vui vẻ, mình trẻ, mình khỏe thì mới lo được cho người khác. Nhiều chị em cứ mải mê công việc, kiếm tiền, chăm sóc gia đình mà quên đi bản thân. Ăn mặc thì luộm thuộm, nhếch nhác trông sẽ mất điểm rất nhiều.
Phụ nữ mặc đẹp ra ngoài là tôn trọng người khác, làm đẹp cho xã hội. Còn khi ở nhà, phụ nữ chỉn chu, xinh đẹp là thể hiện sự tôn trọng đối với chồng con, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Do vậy, khi đi ngủ cũng cần mặc váy ngủ đẹp, xịt ít nước hoa thơm thoang thoảng trong phòng ngủ và dùng son dưỡng môi để tăng thêm phần xinh đẹp, hấp dẫn cho bạn và tăng hưng phấn cho bạn đời.
Cũng giống như những bộ quần áo màu sắc rực rỡ, son môi có khả năng làm bổi bật khuôn mặt của bạn, mang lại sự ấm áp và nét tươi tắn cho làn da mệt mỏi, thậm chí làm sáng đôi mắt. Son cũng tạo ra sự khác biệt cho tâm trạng, ngay lập tức nâng cao tinh thần của bạn và tăng cường sự tự tin.
Tôi thấy cô em đồng nghiệp của tôi rất chăm thoa son. Trước khi đi ăn cũng thoa son, chuẩn bị đến trường học cho con cũng thoa son, đi tập thể dục ở phòng tập cũng thoa son, ở nhà cũng thoa son…Một ngày chắc em ấy phải thoa son chục lần, một năm dùng hết chục thỏi son. Em ấy luôn cảm thấy yêu đời và tự tin mọi lúc mọi nơi bởi vẻ xinh đẹp của mình nhờ những thỏi son.
Ban ngày, chúng ta dùng son màu nhưng buổi tối đi ngủ thì chỉ nên dùng son dưỡng môi. Son dưỡng là trợ thủ đắc lực của phái đẹp trong việc chăm sóc và làm đẹp đôi môi. Thoa son dưỡng môi trước khi ngủ, qua đêm sẽ giúp môi luôn giữ được độ ẩm. Từ đó làm môi không bị khô, giúp môi mềm mịn, mọng mướt. Đó cũng là trợ thủ giúp tô điểm đôi môi mang lại vẻ đẹp cho đôi môi của bạn theo màu sắc phù hợp, nhưng nó cũng thêm phần quyến rũ riêng, mang đến cho khuôn miệng của bạn một lớp phủ hoàn thiện mịn màng, khỏe mạnh và gợi cảm.
Trong những thời điểm khó khăn, những khi tâm trạng buồn bực, khó chịu, hơn bao giờ hết, chúng ta cần tìm sự xoa dịu và trấn an từ những điều đơn giản giúp nâng cao thể trạng và tinh thần. Và, không có gì thể hiện được thần thái rực rỡ hơn một màu son. Bạn không nên tự biến thành một cô nàng nhàm chán, thay vào đó hãy chú trọng chăm sóc bản thân và làm đẹp cho chính mình.
Bạn tôi đã vận dụng ba nguyên tắc này khá thành công trong hôn nhân nên chia sẻ với chúng tôi. Bài viết này chỉ chia sẻ góc nhìn của một cá nhân để các bạn tham khảo chứ không phải công thức chung cho tất cả các cặp đôi. Chung sống bên nhau đến trọn đời không phải là điều dễ dàng, đó là một nghệ thuật sống mà các cặp vợ chồng cần phải học.
Yêu nhau là một chuyện, sống với nhau thì cần rất nhiều yếu tố. Do đó, để giữ lửa hôn nhân, tôi cho rằng không thể nào có được hạnh phúc một cách ngẫu nhiên. Hai người yêu nhau nhưng để đồng hành cùng nhau cả cuộc đời thì tình yêu không thôi chưa đủ mà còn phải có sự cam kết, thấu hiểu và tôn trọng, thậm chí là những sự chấp nhận nhau.
Chúc cho bạn sẽ có bí quyết riêng để giữ cuộc hôn nhân của mình luôn tươi mới, cho bạn năng lượng dồi dào để vượt qua những “chướng ngại vật” trong hành trình hôn nhân.
Cặp đôi kỷ niệm 80 năm ngày cưới, bí quyết hôn nhân gói gọn chỉ vài chữ
MỸ - Kim chỉ nam cho hạnh phúc của cặp vợ chồng bên nhau 80 năm rất đơn giản. Họ chỉ cần ở cạnh nhau, quan tâm nhau là đủ rồi." alt="Đi ngủ cũng phải... thoa son để giữ hạnh phúc hôn nhân">Đi ngủ cũng phải... thoa son để giữ hạnh phúc hôn nhân
-
Ông Bùi Văn Oanh Món nợ đặc biệt
Trời trưa nóng bức, ông Bùi Văn Oanh (SN 1948, quận 4, TP.HCM) ngồi buồn cùng 2 con chó trong căn phòng trọ chất đầy áo quan. Ông chia những cỗ áo quan thành từng loại khác nhau.
Phía sau điện thờ Phật, ông đặt áo quan dành cho người đã khuất theo đạo Phật, Công giáo. Phần còn lại, có kích thước nhỏ hơn là những chiếc quan tài dành trẻ em, thai nhi vắn số.
Tất cả những cỗ áo quan này đều được ông chuẩn bị để tặng miễn phí cho người mất có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Ông Oanh bắt đầu công việc kỳ lạ này từ những năm 1977, 1978 và theo đuổi nó đến tận bây giờ.
Những năm tháng còn trẻ, ông Oanh sinh sống trong căn nhà lá nát bươm bên cạnh miếu Bà Cố (phường 16, quận 4, TP.HCM). Thời gian này, gia đình ông nghèo khó đến cùng cực. Nghèo đến nỗi ngày cha ông mất, nhà không có nổi chiếc giường làm nơi đặt thi thể người quá cố.
Không thể để thi thể cha dưới nền đất, ông dỡ cánh cửa, đặt lên 4 viên gạch làm nơi cho cha nằm. Cha mất đã 2 ngày, ông Oanh vẫn chưa chạy đủ tiền mua chiếc áo quan để tẩm liệm.
Ông Oanh chia sẻ: “Tôi còn nhớ mãi, lúc đó dù đã gom hết tài sản trong nhà và cả tiền phúng điếu, tôi chỉ có 150 đồng. Trong khi đó, chiếc áo quan có giá 200 đồng. Xin mãi, người ta mới cho tôi thiếu 50 đồng còn lại.
Tôi sợ cha chết rồi mà vẫn mắc nợ nên cố gắng làm lụng để trả số tiền 50 đồng còn thiếu. Ngày đó, tôi chạy xe ba gác. Ai kêu gì tôi cũng chở. Tôi chở mà không cần hỏi giá vì miễn có chạy là có tiền. Sau 3 năm vất vả, tôi mới trả được món nợ 50 đồng”.
Trong lúc chạy xe ba gác mưu sinh, ông tranh thủ nhặt ve chai kiếm thêm. Một lần, khi đang ngồi nhặt ve chai trước cổng bệnh viện, ông nhìn thấy cảnh người ta đưa thi thể bệnh nhi tử vong ra ngoài.
Bất chợt hình ảnh cha mình nằm đó, không có áo quan ngày nào hiện về khiến ông xót xa, đau đớn. Trong nỗi xót xa, ông ngồi thụp xuống, chấp tay khấn nguyện: “Nếu sau này cuộc sống khá hơn, tôi sẽ chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, khổ cực như mình ngày trước”.
Nhưng cái nghèo vẫn mãi đeo đẳng ông. Rồi ông nhận ra, nếu cứ đợi đến lúc khá hơn mới giúp người thì sẽ không biết phải chờ đến bao giờ.
Cuối cùng, ông quyết định sẽ hỗ trợ áo quan, làm lễ tang, mai táng miễn phí cho người quá cố có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Để thực hiện ý định trên, ông quyết tâm tự học các nghi thức phải có trong tang lễ.
Ông đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa để học lỏm cách hạ huyệt. Mỗi ngày, trong lúc chạy xe ba gác, hễ thấy đám tang, ông dừng lại, ghé vào xem người ta khâm liệm, cúng, thực hiện các nghi thức.
Tối về nhà, ông dùng đôi đũa ăn cơm để tập lễ bái quan, di quan… Những năm đó, thấy ông đêm đêm cầm đũa đứng lên quỳ xuống, huơ tay huơ chân giữa nhà lá, người xung quanh nói ông nghèo quá hóa điên.
Dẫu vậy, ông chỉ cười trừ, không giải thích. Sau 5 năm học lỏm, ông thành thạo các nghi thức cần có trong lễ tang. Mỗi tháng, ngoài việc nuôi vợ con, ông bí mật trích ra một số tiền nhỏ để mua một quần áo đạo tỳ.
Chuẩn bị xong mọi thứ cần thiết, ông mới chia sẻ tâm nguyện thành lập nhóm mai táng từ thiện với những người quen biết. Sau đó, ông vận động, mời gọi người cùng tâm huyết chung tay hiện thực hóa ước nguyện của mình.
Ông kể: “Khi biết tâm nguyện của tôi, anh em đều rất quý. Nhiều người ở thuê, chạy xe ôm, xích lô kiếm ăn ngày 3 bữa nhưng cũng quyết định chung sức với tôi.
Từ đó, nhóm mai táng phước thiện ra đời. Sau khi thành lập, mỗi cuối tuần, tôi đưa cả nhóm ra công viên để dạy cho họ cách thức làm lễ bái quan, di quan.
Sau 1 năm, các thành viên nắm vững các nghi thức của tang lễ, chúng tôi bắt đầu thực hiện việc tặng áo quan, mai táng miễn phí cho người nghèo. Tết sắp tới đây là tròn 44 năm chúng tôi làm công việc thiện nguyện này”.
Hơn 43 năm chịu tổn thương
Những ngày đầu, ông Oanh và những thành viên trong nhóm trích tiền túi ra mua áo quan. Dù là áo quan dành cho người lớn, trẻ nhỏ hay thai nhi, ông đều sơn phết, trang trí thật đẹp.
Sau đó, mỗi khi nghe có người khó khăn, nghèo khổ qua đời, ông Oanh lại tự nguyện đến tặng áo quan. Ông cũng thực hiện đầy đủ, đúng quy cách cần có của một đám tang cho họ.
Ông tâm niệm, người mất đã nghèo khổ cả đời thì khi chết đi phải được chăm lo chu đáo. Thế nên, khi đến hỗ trợ gia đình có người mất, ông đều cố gắng chu toàn mọi thứ, thực hiện đầy đủ các nghi thức như một tang lễ được trả tiền.
Sau này, việc hỗ trợ áo quan, mai táng miễn phí cho người đã khuất có hoàn cảnh khó khăn của ông Oanh không bó hẹp trong phạm vi TP.HCM nữa. Ông tặng áo quan, đưa nhiều người đã khuất tại TP.HCM về quê hương, đoàn tụ với gia đình của họ.
Tiếng lành đồn xa, sau này, nhiều người biết đến công việc thiện nguyện thầm lặng của ông. Họ giới thiệu, chia sẻ cho nhau những câu chuyện về ông. Khi phát hiện có người mất nhưng không đủ tiền mua áo quan, mai táng, đưa thi thể về quê, thậm chí không có nhân thân, họ đều nhờ ông giúp đỡ.
Trong cuộc trò chuyện của mình, ông Oanh nhắc đi nhắc lại câu: "Thà thiếu ăn chứ không thể để thiếu áo quan". Tâm nguyện ấy đeo đẳng ông suốt gần 44 năm qua và khiến ông chịu nhiều tổn thương sâu sắc.
Nhìn lên di ảnh của vợ và người con quá cố, mắt ông rơm rớm lệ rơi. Ông nói rằng, vì muốn toàn tâm toàn ý lo cho công việc thiện nguyện của mình, bản thân đã không làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha.
Suốt chừng ấy năm, ông không sống cùng gia đình. Việc chăm lo, nuôi dạy con ông gần như phó thác cho vợ. Mãi cho đến khi bà khuất bóng, đứng trước di ảnh, ông mới nói được câu xin lỗi và mong bà thấu hiểu, thông cảm cho mình.
Ngoài xã hội, dẫu một lòng giúp đời, ông cũng không ít lần hứng chịu những tổn thương không thể giãi bày cùng ai. Đó là những lần ông đến mua nợ áo quan, chậm thanh toán số tiền còn thiếu.
Những lần như thế, ông thường bị chủ nợ khinh thường, thậm chí nhục mạ. Ông kể: “Họ chửi tôi ngu dốt, già rồi không biết lo thân mà thích đi làm chuyện bao đồng, thích nổi tiếng.
Nhiều lúc bị chửi, tôi cũng rơi nước mắt. Nhưng rồi tôi lại cười cho qua để có quan tài đem về lo cho người đã mất. Tôi nghĩ rằng, mình chịu đau mà giúp được xã hội thì dẫu có đau thêm một chút cũng chẳng sao”.
Hiện nay, dù đã ngoài 70, ông Oanh vẫn tất tả cùng những chuyến thiện nguyện đặc biệt của mình tại các tỉnh thành trên cả nước. Sau những lần đưa người đã khuất về quê, tổ chức đám tang kéo dài, ông đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
Thế nhưng, ông chưa bao giờ có ý định sẽ dừng công việc thiện nguyện của mình. Bởi với ông, một khi ai đó đã nhờ đến mình thì người đó đã không còn sự lựa chọn nào tốt hơn nữa. Vì vậy, ông không cho phép mình ngừng nghỉ.
Ông tâm sự: “Suốt hơn 40 năm nay, tôi chỉ có một mong ước duy nhất là có ai đó đồng hành, giúp tôi có một nơi làm chỗ chứa áo quan để có thể tiếp tục giúp người mất nghèo khổ. Được như vậy, tôi không còn gì hối tiếc trong cuộc đời này nữa”.
Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’
Mỗi lần nhận thông tin có người nghèo tử vong, anh Hiệp cùng nhóm bạn lại kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền để mua quan tài và giúp họ lo chi phí mai táng.
" alt="Vì món nợ 50 đồng, ông lão 43 năm tặng áo quan, mai táng miễn phí người quá cố">Vì món nợ 50 đồng, ông lão 43 năm tặng áo quan, mai táng miễn phí người quá cố
-
Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 15/1: Ba điểm dễ dàng
-
"Lão" bạch mai quý hiếm bậc nhất TP.HCM trong khuôn viên chùa Phụng Sơn. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Cây quý đất Sài thành
Chùa Phụng Sơn (Quận 11, TP.HCM) ẩn mình dưới bóng mát của một "rừng” đại thụ. Tuy nhiên, trong số những cổ thụ này, "lão" bạch mai là nổi tiếng hơn cả.
Sau khi cây bạch mai có tuổi đời hơn 300 năm tại chùa Giác Viên (Quận 11) không còn, "lão" bạch mai của chùa Phụng Sơn trở thành cây hoa quý, hiếm bậc nhất TP.HCM.Bạch mai là loài hoa quý của miền Nam. Tuy nhiên hiện nay, tại TP.HCM, mai cổ thụ đang ngày càng ít dần. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Hòa thượng Thích Trí Định, Trụ trì chùa Phụng Sơn cho biết, cây bạch mai tại chùa được nhà sư Huệ Minh đem giống từ chùa Cây Mai (còn gọi là Mai Sơn tự trên gò Mai, thuộc Gia Định xưa) về trồng từ năm 1909. Trải qua hơn 100 năm tuổi, cây vẫn cho hoa trắng muốt cùng hương thơm ngào ngạt mỗi độ Tết đến, xuân về.
Cây bạch mai được trồng từ năm 1909. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Bạch mai tại chùa cho hoa trắng nhưng rất lạ. Không như hoa của các loài khác, hoa bạch mai tại chùa nứt ra từ thân, cành cây. Hoa nhỏ, màu trắng, thường nở về đêm và rất thơm. Hoa thường nở vào dịp Tết, mang mùi thơm nhẹ nhàng nên càng quý”, Hòa thượng Thích Trí Định thông tin thêm.
Do quá già cỗi, một phần gốc bạch mai đã mục, ruỗng bên trong. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tìm mọi cách bảo vệ, nhân giống cây quý
Tại chùa Phụng Sơn, bạch mai cổ thụ vút cao khỏi mái chùa. Cây không còn nhiều cành, nhánh lớn mà đã được cắt, tỉa gọn gàng. Phía trên thân cây lớn khoảng 1 người ôm là những nhánh nhỏ, xanh tốt, phủ lên một góc mái chùa.
"Lão" bạch mai được các sư thầy trong chùa Phụng Sơn bảo vệ, chăm sóc chu đáo. Hòa thượng Trí Định cho biết, do tuổi đã cao, một phần gốc cây bị mục ruỗng khiến cây nghiêng, đổ về phía mái chùa. Lo sợ cây quý gãy đổ, bật gốc, chùa đã họp bàn với chính quyền địa phương tìm cách bảo vệ, chăm sóc bạch mai.
Cành lá bạch mai cổ thụ vẫn xanh tốt và cho hoa mỗi dịp Tết. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Sau khi xử lý phần thân bị ruỗng, sâu bệnh, cây được níu giữ, cố định bằng hệ thống dây cáp chắc chắn. Trụ trì chùa Phụng Sơn kể: “Từ lúc tôi còn bé xíu đã thấy cây bạch mai này. Nhớ ngày thầy tôi còn sống, mỗi năm dịp hoa nở, thầy lại gọi chúng tôi đem khăn, vải ra trải dưới gốc cây để hứng hoa bạch mai”.
“Vì hoa nở về đêm nên sáng ra, chúng tôi đến xem đã thấy hoa rụng trắng muốt, hương thơm ngào ngạt. Chúng tôi đem hoa ấy để trong chùa khiến khuôn viên Phụng Sơn tự lúc nào cũng thoang thoảng hương bạch mai”, Hòa thượng Trí Định kể thêm.
Hiện, cây đang có xu hướng ngã, đổ về phía chùa do phần gốc đối diện bị mục, ruỗng. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Cũng theo Hòa thượng Trí Định, sau khi nở hoa, bạch mai cho trái nhỏ, tròn, chín có màu như trái thanh trà. Thuở nhỏ, ông từng nhặt trái của cây bạch mai này ăn thử và thấy vị chua, thanh ngọt nơi đầu lưỡi. Để lâu sau khi lột vỏ, trái bạch mai đổi từ vị ngọt sang chua, đắng rất nhanh.
Gần như sống trọn đời người cùng "lão" bạch mai, sư trụ trì chùa Phụng Sơn nhiều lần chứng kiến cây quý đổ bệnh, héo tàn. Lo sợ bạch mai không thể vượt qua quy luật tự nhiên, ông loay hoay tìm cách nhân giống, ươm hạt, trồng cây con.
Cây bạch mai được cố định, giữ vững bằng hệ thống dây cáp. (Ảnh: Nguyễn Sơn) Thế nhưng, đúng như người xưa nói, bạch mai dường như tự sinh, tự diệt không chịu sự chăm bón của bàn tay con người. Sau khi nứt mầm, chồi non vươn được quá gang tay người, bạch mai có thể bất ngờ héo úa, rữa thân không rõ nguyên nhân.
Cho đến nay, Phụng Sơn tự chỉ mới trồng thành công một cây bạch mai lấy giống từ "lão" bạch mai trong chùa. Cây này đã ngoài 70 tuổi và nằm cách cây mẹ không xa.
Tại chùa Phụng Sơn, cây bạch mai được bảo vệ, chăm sóc chu đáo. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Hòa thượng Trí Định kể: “Tôi cũng tặng hạt, cây con bạch mai cho một số phật tử của chùa. Thật vui mừng, cách đây ít hôm, một phật tử thông báo cho tôi trong hạnh phúc rằng, cây đã sống và ra hoa”.
“Phật tử này có gửi ảnh hoa cây đó cho tôi xem. Thế nhưng thật kỳ lạ, hoa của cây không giống với hoa của bạch mai trong chùa. Tôi cũng không hiểu vì sao như vậy”, Hòa thượng Trí Định chia sẻ thêm.
Cũng như Hòa thượng Thích Trí Định, người dân TP.HCM đang đợi chờ giây phút màu hoa trắng muốt trên cây bạch mai bung nở. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Hiện, cây bạch mai của chùa đã già, không còn sung sức như nhiều năm trước. Hòa thượng Trí Định nói, ông từng sợ cây chết, chùa mất đi một “di sản” quý.
Ông nói: “Sau khi cây bạch mai ở chùa Giác Viên chết, TP.HCM gần như chỉ còn cây bạch mai này. Tôi cũng lo một ngày nào đó, vì quá già, cây chết đi. Rất may, từ rễ cây mẹ đã kịp mọc lên một thân cây con. Chúng tôi hết sức vui mừng và đang chăm sóc, bảo vệ cây con này”.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phân tích, bạch mai còn gọi là mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpos siamensis thuộc họ Măng cụt. Loài hoa này được nhận định là giống mai quý và hiếm ở miền Nam nên còn có tên gọi là Nam mai.
Bạch mai xuất hiện nhiều trong thơ văn của các tao nhân, mặc khách đất Gia Định xưa.
Các tài liệu lịch sử ghi lại, năm 1847, Nguyễn Tri Phương và Phan Thanh Giản lúc còn làm Kinh lược sứ Gia Định (Nam Kỳ) từng dựng nhà thủy tạ “Phương Đình” để thưởng thức bạch mai và ngâm vịnh mỗi năm vào dịp Tết.
Bạch mai quý, hiếm đến nỗi, trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức ghi rằng: "Mai mù u tự linh khí mà sinh ra, không thể đem đi trồng nơi khác được".
Ông chủ tiết lộ cách chăm vườn hồng cổ bạc tỷ giữa lòng Sài Gòn
Phủ kín khuôn viên 2 căn biệt thự là những đóa hồng rực rỡ sắc màu, tỏa hương thơm ngát. Vẻ đẹp như thiên đường cùng giá trị của vườn hồng khiến du khách ngạc nhiên không muốn rời bước.
" alt="Cây bạch mai trăm tuổi 'từ linh khí sinh ra'">Cây bạch mai trăm tuổi 'từ linh khí sinh ra'
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Pyramids vs Ghazl El Mahalla, 21h00 ngày 15/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- Hậu trường cảnh Lợi 'Lối về miền hoa' bị đẩy xuống ao, mất nụ hôn đầu
- Hồng nhan tràn ngập cảnh cưỡng bức ghê rợn, nam chính nói gì?
- Châu Bùi: 10 năm giữ lửa sáng tạo nhờ 'xem nhẹ khen chê'
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01: Làm khó chủ nhà
- Bất ngờ với cảnh mèo đứng nhìn cuộc chiến giữa hai con chuột
- 3 mốt giúp nữ công sở quyến rũ mọi ánh nhìn
- Những fashionista nhí sành điệu nhất đầu tháng 6
- Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
- Steve Darby: 'Việt Nam nên mang đội U23 dự ASEAN Cup, U19 dự SEA Games'
- 随机阅读
-
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1
- Mỹ hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam
- Con gái Bill Gates lần đầu công khai bạn trai
- Gia đình mình vui bất thình lình tập 43: Danh nhận kém cỏi, Phương lại có biến
- Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Ratchaburi, 19h00 ngày 15/1: Đối thủ yêu thích
- Hành trình mang thai hộ cho con gái bị ung thư của người mẹ U50
- Bé gái 12 tuổi bị ép lấy người đàn ông 45 tuổi, có 3 vợ để trả ơn
- Phát hoảng thấy 40 con rắn bò lổm ngổm trong... điều hoà phòng ngủ
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1: Phong độ hủy diệt
- Nhầm chân ga có nguyên nhân từ vấn đề dạy học lái xe
- Đổ xô lên núi vì 'tiếng rồng khóc', ngàn người té ngửa khi thấy một con chim
- Nghệ thuật PR bản thân
- Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Najaf, 21h00 ngày 15/1: Tin vào cửa dưới
- Hội Nhà văn từ chối đề xuất xét duyệt 'nhà văn nhân dân, nhà văn ưu tú'
- Kết luận cuối cùng về vụ "ngọc nữ" Nhật Bản tử vong trong bồn tắm
- 6 món đồ phụ nữ U40 nên tránh ở công sở
- Soi kèo góc Western Sydney Wanderers vs Central Coast Mariners, 15h35 ngày 17/1: Thế trận đôi công
- Tập truyện kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trang Thế Hy
- Dán thẻ chức vụ trên kính lái để đỗ vỉa hè, chủ xe BMW nhận kết đắng
- Trương Ngọc Ánh làm giám khảo Liên hoan phim Malaysia
- 搜索
-
- 友情链接
-