LTS: Khoản 3, điều 27 của dự Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định: “Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau”.
Quy định này dường như khiến nhiều người dân cảm thấy khá lạ lẫm và băn khoăn. Báo VietNamNet mở diễn đàn thảo luận: "Quy định xe máy bật đèn 24/24h có phù hợp ở Việt Nam?" Trân trọng mời bạn đọc chia sẻ ý kiến, đóng góp bài viết góc nhìn về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin cảm ơn!
Bật đèn xe máy 24/24h: Cần hiểu đúng
Nói tới đề xuất "bật đèn xe máy cả ngày 24/24h" theo Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổ, khá nhiều người dân đang hình dung rằng, ban ngày dù trời nắng hay mưa thì vẫn phải bật đèn sáng trưng.
Nếu như vậy, sẽ là lãng phí công suất, ảnh hưởng tuổi thọ đèn xe, làm gia tăng nền nhiệt độ, gây chói mắt người đi đường nếu đi xe giữa trời nắng với hàng ngàn phương tiện chiếu đèn vào nhau...
![]() |
Đèn DRL màu hổ phách trên dòng xe Volvo đời cũ |
Lo ngại trên có thể dễ hiểu nếu như người đi xe máy đồng loạt bật đèn... pha! Trong đó, thực tế loại đèn xe máy mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất chỉ có 2 loại đèn: “đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất”, hoặc nếu không có thì phải “bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước (đèn cốt) và một đèn đỏ phía sau".
Hệ thống chiếu sáng của xe máy, ô tô nói chung có nhiều loại đèn như đèn pha (đèn chiếu xa), cốt (đèn chiếu gần), đèn chiếu hậu, ngoài ra còn có đèn sương mù, đèn định vị, đèn nhận diện...
Mỗi một loại đèn có một công dụng khác nhau. Đèn pha xe máy (đèn chiếu xa) có công suất lớn nhất, luồng sáng mạnh, góc chiếu ngang mặt đường với dải chiếu xa, giúp người lái có tầm nhìn xa, thấy được các chướng ngại vật, biển báo. Chế độ đèn này gây chói mắt người đi xe chiều ngược lại, chỉ dùng khi lái xe trời tối, thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn...
Đèn cốt có công suất thấp hơn, góc chiếu thấp, giúp lái xe quan sát được mặt đường ở phạm vi gần. Chế độ này chiếu sáng yếu hơn nên không gây chói mắt người đi chiều ngược lại, thường dùng trong trường hợp lái xe ở khu đô thị đã có hệ thống đèn đường công cộng, khu dân cư.
Trong khi đó, đèn nhận diện hay cách gọi khác là đèn định vị, đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime running lamp, viết tắt là DRL) có công suất yếu nhất, chỉ vài W. Mục đích chính của loại đèn này không phải là để chiếu sáng cho người lái, mà là tín hiệu, chỉ dấu cho người đồng hành tham gia giao thông nhận biết để tránh va chạm.
Trên thế giới, các nhà sản xuất ô tô xe máy đã thiết kế lắp đặt đèn nhận diện trên các dòng xe của mình từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Trong đó Phần Lan là nước đầu tiên áp dụng bắt buộc phương tiện giao thông phải bật đèn nhận diện vào năm 1972, lúc đó chỉ giới hạn ở các con đường nông thôn vào mùa đông. Sau này, rất nhiều nước áp dụng điều luật quy định phương tiện tham gia giao thông phải có loại đèn DRL, phù hợp Công ước quốc tế về giao thông mà Việt Nam tham gia.
Theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, do là loại đèn phụ trên xe được thiết kế với công suất thấp nên dù có chiếu sáng trong suốt cả ngày như đề xuất của Bộ Giao thông vận tải thì cũng không thể tỏa lớn nhiệt lượng xung quanh nóng như đèn pha, cốt hay đèn sương mù. Đèn này phát ra ánh sáng trắng, vàng, hoặc hổ phách để giúp các phương tiện khác dễ dàng nhận biết trong điều kiện ánh sáng ban ngày và chắc chắn, không có chuyện gây chói lóa mắt người đi đường.
![]() |
Đèn nhận diện (đèn DRL) dạng viền LED trên xe đời mới ngày nay |
Đối với người dùng ô tô, đèn nhận diện không quá xa lạ bởi nó đã xuất hiện từ lâu ở các dòng xe đời cũ. Ngay cả những xe có tuổi đời trên 15 năm tại Việt Nam như Mazda Premacy hay Kia CD5 đều đã có loại đèn này, thiết kế cùng cụm với đèn pha/cos. Khi bật công tắc, cả đèn trước và sau cùng sáng. Hiện đại hơn, các mẫu ô tô mới gần đây tích hợp sẵn đèn nhận diện khi khởi động máy, hiển thị dưới dạng đèn LED viền phía trước, vừa mang tính thẩm mỹ lại có tác dụng nhận diện trên đường.
Tuy nhiên ở Việt Nam, với đa số người dân đều sở hữu và sử dụng xe máy thì có một nghịch lý rằng, khái niệm "đèn nhận diện" khá xa lạ. Ngoại trừ các xe máy nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật Bản, châu Âu thì suốt một thời gian dài, rất ít xe máy sản xuất trong nước có trang bị đèn này.
Thời gian gần đây, đèn nhận diện dần xuất hiện trên xe máy sản xuất trong nước, nhưng chủ yếu ở dòng xe tay ga như Honda SH, Piaggio Liberty, Vespa Primavera, Yamaha Nozza… hay xe số côn tay như Yamaha Exciter, Honda Winner…
Tuy nhiên, ngay cả các chủ nhân sử dụng chúng hàng ngày cũng chưa chắc đã biết về sự tồn tại của đèn nhận diện trên xe mình.
Lợi nhiều hơn, nhưng cần thực nghiệm chứng minh
Với tính năng "nhận diện, định vị" là chính, các chuyên gia kỹ thuật ô tô cho rằng, việc bật đèn nhận diện 24/24h ở xe máy hoàn toàn phù hợp ở Việt Nam. Bản thân các hãng sản xuất xe đều đã tính toán kỹ khả năng tỏa nhiệt, độ sáng phù hợp trong các điều kiện nền nhiệt độ khác nhau để đảm bảo chiếu sáng ban ngày không ảnh hưởng môi trường.
Tuy nhiên, cũng như đông đảo ý kiến của nhiều người dân lo ngại, các chuyên gia về kỹ thuật ô tô cũng khá băn khoăn về đề xuất yêu cầu xe máy không có đèn nhận diện thì bật đèn cốt trong suốt cả ngày khi tham gia giao thông.
Anh Trần Khắc Huy, Giám đốc kỹ thuật Lamborghini và Bentley Việt Nam cho rằng: "Công suất bóng hiện nay ít nhất cũng 35W. Nếu dùng đèn cốt bật cả ngày thì lâu dần sẽ dẫn tới, tuổi thọ bóng đèn giảm, điện tiêu thụ dùng nhiều cũng khiến ắc-quy và bộ sạc bị ảnh hưởng. Lo ngại này của nhiều người dân là có cơ sở".
![]() |
Chiếc Ford Everest "độ" thêm đèn DRL dạng LED |
Anh Nguyễn Hồng Vinh - chuyên gia đào tạo lái xe của Redline Team cũng nhìn nhận: “Trên xe máy đời cũ, đèn cốt không được thiết kế để đảm nhiệm vai trò nhận diện trên đường mà có mục đích là chiếu sáng gần. Vì thế, dùng nhiều đương nhiên sẽ tăng chi phí sử dụng".
Trước thông tin này, nhiều chủ xe nêu ý kiến có thể gắn thêm đèn nhận diện để thay cho đèn cốt. Tuy nhiên, điều này lại vi phạm Luật giao thông đường bộ, đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm như: lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, anh Vinh đánh giá: "Xe có đèn sáng cả ngày vẫn tốt hơn là không có. Khi bật đèn , người lái xe dễ được phát hiện và phương tiện khác sẽ có thêm thời gian xử lý. Thời điểm dễ va chạm nhất là nhập nhoạng tối trời, xe có màu sơn dễ hòa lẫn trong không gian xung quanh, nếu không có các định vị cảnh báo rõ như đèn nhận diện cũng sẽ rất nguy hiểm".
![]() |
Đèn DRL trên xe Honda Dream nhập Thái Lan |
Chuyên gia Nguyễn Hồng Vinh cho rằng, nếu đưa vào Luật Giao thông đường bộ quy định bật đèn xe máy 24/24h, các bộ ngành cũng nên đưa ra tiêu chí, các nhà sản xuất phải trang bị sẵn đèn định vị trước khi bán ra thị trường.
Đồng thời, Ban soạn thảo Luật nên tính toán thực nghiệm việc bật đèn xe máy 24/24h trong điều kiện nhiệt độ nắng nóng như ở miền Bắc để có thêm cơ sở thực tiễn thuyết phục hơn cho đề xuất này.
Hiện nay, theo lý giải từ Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải, đề xuất bật đèn xe máy chiếu sáng suốt cả ngày mới chỉ nếu lý do "thực hiện theo Công ước quốc tế về biển báo và tín hiệu đường bộ năm 1968 (Công ước Viên 1968)" trong khi các yếu tố phù hợp với đặc thù môi trường khí hậu và giao thông Việt Nam lại chưa được đề cập rõ.
Đình Quý
Bạn nghĩ việc bật đèn ban ngày khi đi xe máy có cần thiết không? Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện 24/24h khi tham gia giao thông đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
" alt=""/>Bật đèn xe máy 24/24h: Thực nghiệm chứng minh mới thuyết phục được dânNhững hình ảnh, ca từ xuất hiện trong MV Trái tim yêu thươngkhiến người hâm mộ liên tưởng đến câu chuyện của Thuý Vân tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Cô cho biết lấy bản thân làm chất liệu trong ca khúc này, dùng những trải nghiệm đã qua chứ không công kích cá nhân hay truyền thông điệp tiêu cực.
Sự xuất hiện của siêu mẫu Vũ Thu Phương và Hoa hậu Khánh Vân trong MV này khiến khán giả bất ngờ. Sau Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, nhiều tin đồn về việc Thúy Vân bị chèn ép bởi ban giám khảo. Á hậu chia sẻ, khi gọi điện cho Vũ Thu Phương, nữ siêu mẫu cho biết sẽ ủng hộ cô hết mình nếu thật sự quyết tâm. Cô không nghĩ đàn chị sẽ nhận lời và coi đây là cơ hội để hai chị em gắn kết.
Hình ảnh nhân vật trong MV khám tim khiến khán giả nhớ đến việc Thuý Vân bị nhận xét thiếu trái tim khi thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.
Hoa hậu Khánh Vân cũng sẵn sàng để giúp đỡ người chị trong quá trình thực hiện MV với những trao đổi, góp ý về trang phục, cảnh quay. MV ra mắt sau khi Khánh Vân kết thúc nhiệm kỳ Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cũng thể hiện sự tinh tế của Thuý Vân để tránh gây ra những hiểu lầm cho cả hai.
“Chị Phương hỗ trợ tôi nhiều. Trên MV, chị đóng rất tốt rồi còn ở ngoài, hầu như không có cảnh nào phải quay lại. Với Khánh Vân, em ấy đồng ý liền khi tôi mời và mỗi ngày lại gửi cho tôi một trang phục để lựa chọn. Còn Lê Thuỵ, tôi biết em ấy gần đây và Thuỵ cũng là một đại diện mạnh mẽ cho nữ quyền. Tình cảm là chính, tôi không quan tâm chuyện cát xê”, Thuý Vân trải lòng về MV.
![]() | ![]() |
Thuý Vân cũng chia sẻ về việc định hình phong cách cá nhân khi một lần nữa khẳng định bản thân trong lĩnh vực khác. Cô cho biết rất vui nếu khán giả gọi mình là ca sĩ, nhưng nếu không, đó là động lực để cố gắng từng ngày.
“Có người mong cầu tiền bạc, người kiếm tìm hạnh phúc, có kẻ lại mong nổi tiếng nhưng với tôi, thành công là được làm những gì mình thích và giờ đây, tôi đang thành công. Hơn 10 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm, tôi đủ hiểu nếu đặt sự kỳ vọng vào yếu tố khác chứ không phải bản thân sẽ ngăn cản bước chân mình; cần tin vào bản thân, cố gắng và tập trung dài hạn”, người đẹp thổ lộ.
![]() | ![]() |
Đến tham dự và ủng hộ Á hậu Quốc tế, diễn viên Anh Dũng tâm sự: “Tôi bất ngờ khi Thuý Vân ra MV đầu tay. Biết Thuý Vân hát hay từ lâu rồi, giờ em đầu tư làm một MV chỉn chu nên thấy rất tuyệt vời''.
Đức Thắng
" alt=""/>Khánh Vân, Vũ Thu Phương hỗ trợ Thuý Vân trong MV đầu tayBên cạnh mini album, Thiều Bảo Trâm ra mắt MV Chúng ta làm bạn được không?,là phần 2 của MV Sau lưng anh có ai kìa. MV là một câu chuyện buồn bã, đau thương của cặp đôi,mở màn bằng cảnh Thiều Bảo Trâm và nam chính Ma Ran Đô đứng trước biển nói lời chia tay. Cô gái sau khi nói lời chia tay với người mình yêu đã chìm vào ký ức cũ và nghĩ tới khoảnh khắc người yêu ở bên. Ngay cả khi chàng trai tổ chức đám cưới với người con gái khác, cô vẫn tưởng tượng mình chính là cô dâu. Giữa những khoảnh khắc hạnh phúc, Thiều Bảo Trâm trong vai cô gái bừng tỉnh và cô đơn, khóc lóc đến xé lòng.
Thiều Bảo Trâm cho biết cả ê-kíp làm việc liên tục trong 3 ngày để hoàn thành 2 MV gửi tặng khán giả. Trong đó, những cảnh quay tình tứ bên Ma Ran Đô khiến giọng ca Một mình có buồn không cảm thấy áp lực. “Những cảnh ôm hôn là thử thách lớn nhưng tôi không muốn mọi người nhìn thấy mình không chuyên nghiệp nên không ngại, chủ động hôn Đô khiến mọi người bất ngờ”, Thiều Bảo Trâm kể lại.
Trả lời nghi vấn lấy cảm hứng từ đổ vỡ trong tình cảm để làm sản phẩm, Thiều Bảo Trâm khẳng định không làm MV để kể chuyện về cuộc đời mà chỉ dùng chính cảm xúc thật. "Trước đây, tôi mượn cảm xúc của phim, mượn tình yêu của mọi người để thể hiện. Tôi đã khóc, tan vỡ, trải nghiệm qua những cảm xúc đấy và may mắn khi có những cảm xúc như thế để đưa vào bài hát", nữ ca sĩ chia sẻ.
Thiều Bảo Trâm cho biết dù đã 28 tuổi nhưng chưa nghĩ đến đám cưới vì còn rất nhiều điều muốn làm, nhất là tập trung cho âm nhạc. Nữ ca sĩ chia sẻ nhà có 4 chị em gái, 2 chị đã lấy chồng, cô nói với bố mẹ rằng sẽ lấy chồng muộn vì muốn được ở bên cạnh chăm sóc và đưa cha mẹ đi du lịch.
Trúc Thy
" alt=""/>Thiều Bảo Trâm cô đơn, khóc lóc đến xé lòng trong MV mới