Mũ vẽ cá tính nổi bật giữa nắng hè.
Những chiếc mũ vẽ có hình dáng là những chiếc mũ lưỡi trai năng động, họa tiếtrất lạ mắt. Đặc biệt các teen có thể thỏa thích chọn kiểu và đặt vẽ những gìmình muốn lên chiếc mũ với các nhà thiết kế. Đây là điều mà nhiều teen rất thíchvì nó khẳng định cá tính trẻ trung của mình và điều quan trọng là trên mũ có cáchọa tiết, chữ…mà teen thích.
Đón nắng hè cùng các style mũ vẽ có các họa tiết đáng yêu: hình chú mèo, gấutrúc, khỉ, hình trái tim…và các phông chữ cực “hot” trong thời gian qua: I’mDuy, I Love Emo, … . Ở phía dưới mỗi chiếc mũ là tên của các teen như cách đểkhẳng định cá tính của mình.
Mũ vẽ rất dễ kết hợp với quần áo và phụ kiện. Vì thế các teen có thể thỏa máidiện đồ đi chơi, đi dạo phố, dã ngoại… mà không quên đem theo những chiếc mũ vẽstyle bên cạnh. Giá của những chiếc mũ vẽ này cũng rất phù hợp với teen chỉ từ120 000- 180 000 nghìn. Trào lưu mũ vẽ đang là cách các teen chọn để nổi bậtgiữa nắng hè.
Mũ vẽ là lựa chọn tốt cho nhiều teen làm quà tặng sinh nhật, quà tặng cuối cấpnhư một vật kỉ niệm thời học sinh năng động, cá tính trong mùa chia tay này.
Một số mẫu mũ vẽ style giúp teen nổi bật giữa nắng hè.
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc HAGL vs TPHCM, 17h00 ngày 17/1 -
Khai giảng chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tửThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tặng hoa cho các thành viên tham gia Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử tại lễ khởi động Chương trình. Việc tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử đã được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để xây dựng Chính phủ điện tử. Để triển khai tốt nội dung này, Bộ TT&TT nhận thấy, việc đào tạo các chuyên gia, các hạt nhân về Chính phủ điện tử trong mỗi bộ, ngành, địa phương. Từ đó lan tỏa tri thức ra các cơ quan, đơn vị là biện pháp thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Hiện thực hóa sáng kiến của Bộ TT&TT, “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” đã được chính thức khởi động vào cuối tháng 12/2019, trong khuôn khổ hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT, có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chương trình nhằm đào tạo các cán bộ CNTT trở thành lực lượng nòng cốt, là các hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử tại bộ, ngành, địa phương.
Theo kế hoạch, “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” tổ chức đào tạo cho mỗi bộ, ngành, địa phương một chuyên gia làm hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử. 100 chuyên gia tham gia Chương trình đào tạo này, dưới vai trò chủ trì của Bộ TT&TT sẽ hình thành một lực lượng chuyên gia Chính phủ điện tử từ trung ương đến địa phương, hợp lực để đề xuất giải pháp cho các vấn đề lớn trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số ở Việt Nam.
Qua các hoạt động và diễn đàn trên mạng của Chương trình để trao đổi, chia sẻ cách làm hay, giải pháp tốt, các học viên sẽ kết nối với nhau thành một mạng lưới chuyên gia Chính phủ điện tử, làm lực lượng nòng cốt cho quá trình triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây chính là lợi ích lớn do Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử đem lại.
Là đơn vị được Bộ TT&TT giao chủ trì triển khai việc đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử, thời gian vừa qua, do tình hình dịch bệnh, Cục Tin học hóa đã tổ chức các khóa học trực tuyến cho học viên của Chương trình thông qua hệ thống đào tạo từ xa.
Khóa đào tạo trực tiếp đầu tiên vừa được khai giảng sẽ kéo dài trong 2 ngày 11-12/6/2020, với sự tham gia của 100 học viên là Trưởng/ Phó phòng CNTT hoặc Giám đốc Trung tâm CNTT&TT của các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành và các Sở TT&TT trong cả nước.
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại lễ khai giảng khóa đào tạo. Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố nhân lực, con người trong xây dựng Chính phủ điện tử hay ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
Theo ông Dũng, với đội ngũ nhân lực làm CNTT, trong bối cảnh công nghệ luôn thay đổi, việc có kiến thức bao nhiêu cũng là không đủ. Cũng chính vì thế, cần phải có cơ chế để thường xuyên chia sẻ, cập nhật kiến thức.
Với tinh thần đó, người đứng đầu Cục Tin học hóa cho rằng, chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là một chương trình đã khởi đầu nhưng sẽ không có điểm kết thúc. Việc đào tạo, chia sẻ và cập nhật kiến thức sẽ được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Đồng thời kết hợp các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, học elearning và tham quan, khảo sát thực tế.
“Các chuyên gia tham gia Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử cũng là những hạt nhân đầu tiên được gắn kết với nhau theo một cách mới, được tương tác, trao đổi cũng như được chia sẻ, cập nhật các kiến thức”, ông Dũng chia sẻ.
Học viên tham gia chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là các Trưởng/ Phó phòng CNTT hoặc Giám đốc Trung tâm CNTT&TT của các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương. Trong 2 ngày diễn ra khóa đào tạo trực tiếp, 100 học viên sẽ được nghe các chuyên đề về: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030; Giới thiệu Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và Hướng dẫn các bước xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Cùng với đó, các học viên cũng được hướng dẫn: triển khai về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; triển khai quy định về lập đề cương dự toán chi tiết với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; triển khai về chi phí thuê dịch vụ; triển khai nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh (LGSP); và đảm bảo an ninh an toàn hạ tầng nền tảng Chính phủ số ứng dụng điện toán đám mây.
Cũng trong khóa đào tạo này, các học viên sẽ được tham quan khảo sát thực tế tại Trung tâm dữ liệu điện toán đám mây của CMC Telecom.
Khóa đào tạo sẽ mang lại cho các thành viên tham gia Chương trình những kiến thức chuyên sâu và bài học kinh nghiệm để có phương án giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai Chính phủ điện tử ở bộ, ngành, địa phương mình.
Các học viên tham gia “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” sẽ nỗ lực góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ đã đề ra là: “Phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số và xã hội số, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025”.
Vân Anh
Ra mắt chương trình đào tạo 100 chuyên gia nòng cốt triển khai Chính phủ điện tử trong tháng 12
Theo Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Thành Phúc, trong kế hoạch triển khai Chính phủ điện tử của Bộ TT&TT, Bộ đã đưa ra chương trình đào tạo 100 chuyên gia nòng cốt triển khai Chính phủ điện tử, dự kiến sẽ được ra mắt ngày 20/12 tới.
"> -
Livestream bán hàng nở rộ do CovidNhiều video livestream bán hàng trên một nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) Trước đây, các sự kiện công nghệ tại Việt Nam thường cho khách đặt hàng vào ngày hôm sau và không có chương trình giảm giá nhanh trong thời gian nhất định (flash sale) như trên. Cú bắt tay của OnePlus và nhà bán lẻ lần này có thể xem là sự kiện livestream kết hợp ra mắt sản phẩm và bán hàng chính thức đầu tiên trong ngành smartphone hiện tại.
Xu hướng livestream (phát video trực tiếp) để bán hàng không mới, nhưng việc một CEO có vị thế đứng ra bán hàng chỉ xuất hiện thời gian gần đây. Cách đây 2 tuần, ông Lei Jun, CEO Xiaomi, trong 2 tiếng đồng hồ livestream đã thu về hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 338 tỷ đồng).
Trước đó, nữ chủ tịch hãng Gree livestream bán được 43,7 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) tiền hàng. Một số CEO mảng du lịch, trang trí nội thất tại Trung Quốc cũng theo trào lưu này, thu về hàng triệu USD.
Do đã quen với ngành công nghiệp này, các CEO công ty Trung Quốc thực sự bán hàng trong video phát trực tiếp. Trường hợp của OnePlus tại Việt Nam mới đây chỉ dừng lại ở việc phát video có sẵn, nhưng cũng mở bán ngay sau tuyên bố của CEO nhà bán lẻ trong khi sự kiện đang diễn ra và được dàn dựng công phu như buổi phát theo thời gian thực.
Tại Việt Nam, các video bán hàng trực tiếp dễ thấy nhất xuất hiện trên mạng xã hội. Không đứng ngoài cuộc chơi này, các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Shopee cũng nhảy vào và tạo được thói quen nhất định cho khách hàng mua sắm qua kênh này. Các kênh livestream của nền tảng thương mại điện tử không chỉ dừng ở việc bán hàng mà còn có thêm các nội dung tư vấn, giải trí nhằm thu hút người xem.
Đặc biệt trong giai đoạn Covid-19, người dân ở nhà nhiều hơn nên càng dành nhiều thời gian cho các nội dung trực tuyến.
Trong thời gian từ ngày 25/7 đến 20/8, Lazada thống kê có tổng cộng gần 3.000 tập livestream thực hiện bởi các nhà bán hàng và các thương hiệu trên nền tảng này, thu hút hơn 3 triệu lượt xem và đạt được gần 10.000 đơn hàng. Song song đó, có gần 2 triệu lượt xem các chương trình livestream giải trí tại nhà của Lazada.
Tương tự, tổng thời thượng livestream trên Shopee của tháng 4 tăng 70% so với tháng 2. Rất nhiều nhà bán hàng và người dùng bắt đầu quen với xu hướng bán hàng kiểu mới.
Ngoài nhóm người dùng từ 18 đến 34 tuổi hoạt động nhiều nhất trên nền tảng livestream, Shopee cũng nhận thấy sự tăng trưởng về lượng người xem ở độ tuổi 34 đến 50.
Livestream giúp việc tương tác giữa khách và người bán tốt hơn, đồng thời người dùng nhìn được sản phẩm ở nhiều góc độ hơn. Bên cạnh đó, hình thức bán hàng này lại không tốn nhiều chi phí, và không có trở ngại nào cho khách tham gia.
Theo iiMedia Research, ngành công nghiệp livestream mang khoảng 61 tỷ USD về cho nước này năm 2019. Dự báo năm 2020 có thể lên tới 129 tỷ USD do ảnh hưởng của Covid-19.
Năm 2019 có 504 triệu người xem video phát trực tiếp ở đất nước tỷ dân. iiMedia Research dự báo con số có thể tăng lên 526 triệu người trong năm nay.
Hải Đăng
Hãng mỹ phẩm vô danh thành đại gia nhờ livestream
Với các nhóm chat, livestream và giá bán thấp, Perfect Diary từ hãng mỹ phẩm vô danh thành tên tuổi lớn, chỉ đứng sau LVMH và L'Oreal tại Trung Quốc.
"> -
Thực hiện cam kết thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi số, CMC Cloud giảm giá 20%Thực hiện cam kết thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi số, CMC Cloud giảm giá 20% Để kích cầu thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số của Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động lên môi trường mạng một cách nhanh chóng. CMC Telecom cùng 3 doanh nghiệp điện toán đám mây trong nhóm 4 doanh nghiệp nòng cốt đã cùng cam kết sẽ hỗ trợ giảm giá 20% cho doanh nghiệp đăng ký mới dịch vụ điện toán đám mây; đồng thời cũng cam kết sẽ liên tục đầu tư, nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ điện toán đám mây, đảm bảo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua, hạ tầng Công nghệ Thông tin và các dịch vụ điện toán đám mây một lần nữa đã chứng minh là yếu tố quyết định cho công cụ chuyển đổi số tại Việt Nam. Nền tảng điện toán đám mây được coi là hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 đến 10 năm tới. So sánh với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trên Thế giới khi liên kết năng lực hạ tầng các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam thì không hề thua kém. Trong vòng 03 năm tới số lượng Data Center sẽ tăng lên con số 37 với hơn 450.000 server phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Là một trong 04 doanh nghiệp nòng cốt tham gia lễ phát động, CMC Telecom hiện đang theo đuổi mô hình hệ sinh thái mở. Tháng 11/2019, CMC Cloud của CMC Telecom đã trở thành nền tảng điện toán đám mây duy nhất tại Việt Nam kết nối trực tiếp tới hạ tầng điện toán đám mây của ba gã khổng lồ về công nghệ trên thế giới là AWS, Microsoft và Google. Điều này đồng nghĩa với việc CMC Telecom trở thành nhà cung cấp đầu tiên tại Việt Nam cung cấp giải pháp multi-cloud; cho phép khách hàng sử dụng 01 potal duy nhất khởi tạo dịch vụ Cloud Server và quản trị ngay trên hạ tầng tài nguyên của Amazon Web Service, Google Cloud và Microsoft.
Elastic Compute là dịch vụ cho phép khách hàng khởi tạo theo nhu cầu hàng loạt các tài nguyên máy chủ ảo bao gồm bộ vi xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ tạm thời (RAM), dung lượng lưu trữ (Storage) và hệ thống mạng (Networks) mà không cần phải đầu tư thiết bị phần cứng tại trung tâm dữ liệu (Data Center).
">
CMC Elastic Compute được xây dựng trên hệ thống phần cứng chính hãng hiện đại nhất từ Dell; ứng dụng giải pháp công nghệ KVM-OpenStack đã được Amazon, IBM, Alibaba… công nhận. Hệ thống được đặt tại 03 Data Center đạt chuẩn Tier 3 Quốc tế của CMC Telecom với chứng chỉ bảo mật PCI DSS duy nhất tại Việt Nam. Dịch vụ sử dụng riêng hệ thống kết nối cáp quốc tế ổn định, băng thông cao lên tới 100Gbps; đảm bảo cam kết chất lượng (SLA) 99,99%.
Khách hàng có thể dễ dàng khởi tạo dịch vụ chỉ sau vài cú nhấp chuột; tất cả các nghiệp vụ quản trị, vận hành đều được thực hiện thông qua giao diện Web.