名 称必填
邮 箱选填
网 址选填
Đây là một trong 8 phiên đối thoại với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ được WEF tổ chức, thể hiện sự quan tâm, đánh giá tích cực của WEF và các thành viên đối với vai trò, vị thế quốc tế, thành tựu, tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam.
Phiên đối thoại chính sách của Thủ tướng được WEF đề xuất, xác định là một phiên điểm nhấn tại hội nghị, với sự tham dự trực tiếp của Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF, 100 lãnh đạo, đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp là thành viên của WEF. Nhà bình luận nổi tiếng về quan hệ quốc tế Thomas Friedman, Tạp chí New York Times, tác giả cuốn sách Thế giới phẳng, là người điều phối phiên đối thoại.
Giáo sư Schwab đánh giá Việt Nam không chỉ là một ngôi sao ở khu vực Đông Á mà còn đang trong quá trình chuyển đổi thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới. Ông đánh giá cao và tin tưởng vào vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam, cho biết Việt Nam thực sự trở thành một trong những quốc gia tiên phong về phát triển nền kinh tế xanh và thông minh.
Còn ông Thomas Friedman cho rằng, Việt Nam là điển hình tiêu biểu cho cải cách và phát triển, được quốc tế đánh giá là hình mẫu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Với vai trò người điều phối, ông bày tỏ mong muốn được lắng nghe về kinh nghiệm, định hướng phát triển và đóng góp cho giải quyết các vấn đề toàn cầu của Việt Nam.
Phát biểu đối thoại, Thủ tướng khẳng định một số định hướng, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Trả lời câu hỏi của nhà bình luận Thomas Friedman về quan điểm của Việt Nam trong cân bằng quan hệ với các nước lớn, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, liên tục bị tác động bởi chiến tranh, bao vây, cấm vận.
Tuy vậy, Việt Nam đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai" để biến thù thành bạn.
Thủ tướng khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện lòng tin chính trị vững vàng giữa Việt Nam và 2 đối tác, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam.
Một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… và xác định đây vừa là yêu cầu, xu thế khách quan và vừa là lựa chọn chiến lược.
Trong lĩnh vực bán dẫn, Thủ tướng chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng thông tin và đang có kế hoạch đào tạo 50-100 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn thời gian sắp tới.
Về trí tuệ nhân tạo, Thủ tướng đánh giá mọi vấn đề đều có tính hai mặt, cho biết Việt Nam sẽ tích cực khai thác lợi thế, hạn chế tiêu cực của AI, bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, song song với hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư và tăng cường, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
Trong hợp tác với doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh, trên cơ sở phát huy tối đa lòng tin, hy vọng và quyết tâm của hai bên và mong muốn các doanh nghiệp gắn sản xuất, tiêu dùng với nghiên cứu và đào tạo.
Không quốc gia nào có thể phát triển nếu vẫn giữ tư duy cũ
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tham dự và phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) với chủ đề: "Chân trời phát triển mới: Thúc đẩy chuyển đổi, mở ra các động lực tăng trưởng mới tại Việt Nam".
Tham dự Đối thoại có Giám đốc khu vực châu Á- Thái Bình Dương WEF Joo-Ok Lee cùng khoảng 60 lãnh đạo tập đoàn toàn cầu là thành viên WEF. Các đối tác quan tâm tìm hiểu chính sách của Việt Nam trong các lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi xanh, phát triển năng lượng tái tạo, khai thác đất hiếm, phát triển ngành bán dẫn, thị trường tín chỉ carbon, triển khai Quy hoạch Điện 8…
Thủ tướng khẳng định chuyển đổi, tìm kiếm và kiến tạo các động lực tăng trưởng mới là xu thế khách quan và tất yếu của thế giới ngày nay; không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, chỉ dựa vào các động lực tăng trưởng truyền thống, có thể phát triển nhanh và bền vững.
Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi, gồm chuyển đổi về kinh tế, làm mới những động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; chuyển đổi về cơ chế, chính sách, xây dựng hạ tầng chiến lược cho chuyển đổi; chuyển đổi nguồn nhân lực.
Thủ tướng đề nghị WEF và các thành viên tiếp tục hợp tác với Việt Nam; kêu gọi các nhà đầu tư cùng đồng hành với Việt Nam tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên như đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ cao, trong đó có công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Việt Nam luôn đồng hành, hợp tác cùng các nhà đầu tư trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Đây là khởi đầu mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ coi trọng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, một nước có vị trí đặc biệt quan trọng tại Đông Nam Á.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảm ơn và bày tỏ sự trân trọng đối với sự hỗ trợ quý báu mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ để khắc phục hậu quả trận động đất hồi tháng 2/2023.
Tổng thống đánh giá cao sự nhiệt tình, chuyên môn cao của nhóm cứu hộ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam cử sang hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong đợt này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Thổ Nhĩ Kỳ tươi đẹp đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Quốc khánh nước bạn, chúc mừng những thành tựu to lớn mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được trong thời gian qua, đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nhiều đóng góp vào việc duy trì hoà bình, hợp tác và phát triển tại khu vực Trung Đông và trên thế giới.
Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Về chính trị - ngoại giao, hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ (AKP) cũng như giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.
Hai bên trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm hoà bình, an ninh và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.
Về kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thống nhất nhận định tiềm năng hợp tác còn rất lớn, cần được quan tâm khai thác cụ thể.
Tổng thống khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm thúc đẩy hợp tác về thương mại, đầu tư với Việt Nam, đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 5 tỷ USD trong giai đoạn tới.
Ông cũng bày tỏ vui mừng trước việc một số tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư thành công tại Việt Nam và mong muốn hai nước mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, y tế, năng lượng…
Tổng thống khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chủ động triển khai các nội dung được thống nhất trong chuyến thăm của Thủ tướng, trong đó có việc sớm tổ chức Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ và Kỳ họp Tham vấn chính trị lần thứ 5 giữa hai Bộ Ngoại giao trong nửa đầu năm 2024.
Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư phát triển hydrogen, logistics
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như giày dép, nông sản, thuỷ sản… thâm nhập vào chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các tập đoàn, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển hydrogen, cơ sở hạ tầng, logistics…
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác như phát triển ngành Halal, du lịch, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, tăng cường giao lưu nhân dân.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tổng thống Recep Tayyip Erdogan quan tâm chỉ đạo các cơ quan hữu quan Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ hội nhập tốt vào sở tại, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Liên quan đến các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo về việc Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD thông qua Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) để cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Palestine tại Dải Gaza.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chuyển lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sang thăm chính thức Việt Nam trong năm 2024. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vui vẻ nhận lời mời, mong sớm thu xếp chuyến thăm.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus bày tỏ hài lòng nhận thấy Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ tuy xa cách địa lý nhưng luôn hợp tác tích cực, xây dựng và có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng…
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Việt Nam, đồng thời, bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua.
Nhấn mạnh chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định mong muốn củng cố và tăng cường hợp tác toàn diện với Thổ Nhĩ Kỳ trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân, qua đó, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Hai bên đã trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa hai Quốc hội nói riêng, trong đó có thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ, nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Về hợp tác nghị viện, hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các Ủy ban của Quốc hội, nhóm nghị sĩ hữu nghị, nghị sĩ trẻ và nữ nghị sĩ hai nước để chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện đa phương.
Kể cả trường hợp công chức đang làm ở cấp huyện trở lên được luân chuyển, điều động về xã, phường, thị trấn, khi quay trở lại các cơ quan, tổ chức của đơn vị hành chính cấp huyện trở lên cũng phải kiểm tra, sát hạch.
Mọi hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện trở lên đều nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân - đều là các hoạt động công vụ, nhưng cán bộ, công chức cấp xã không được bổ nhiệm và giao giữ một ngạch công chức và chỉ được xếp lương theo ngạch ứng với trình độ đào tạo....
Những mâu thuẫn này dẫn đến sự băn khoăn trong đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn, suy giảm động lực làm việc, chưa tạo nên một nền công vụ thống nhất từ Trung ương đến cấp xã.
"Thực tế hiện nay, cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn cơ bản vẫn bị phân biệt với cán bộ, công chức ở cấp huyện trở lên, trong khi chức trách, nhiệm vụ dù làm việc ở cơ quan nhà nước nào cũng có tính chất, đặc điểm tương đồng và cũng là thực hiện nhiệm vụ của hệ thống công vụ, phục vụ nhân dân”, nguyên Thứ trưởng Nội vụ phân tích.
Ngoài ra, ông Trần Anh Tuấn cũng chỉ ra thực tế, khi đến giải quyết công việc ở xã, phường, thị trấn, mặc dù đã cải cách hành chính rất nhiều, nhưng thời gian thực hiện, kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn vẫn còn hạn chế.
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ dẫn chứng qua khảo sát ở một số địa phương, dư luận vẫn cho rằng vẫn còn tình trạng phiền hà và làm mất thời gian của người dân diễn ra ở một số chính quyền cấp xã.
“Chúng ta hãy thử ra xã, phường, thị trấn nào đó, đừng nói mình là ai, làm ở đâu, có quen biết ai không, để đề nghị giải quyết một công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp xã thì sẽ biết ngay cần làm gì với đội ngũ công chức ở đó”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nói đi cũng phải nói lại, chúng ta yêu cầu cán bộ, công chức cấp xã phải liêm chính, trách nhiệm, tận tụy với phục vụ người dân, nhưng cần xét lại ở góc độ các cơ quan nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với cán bộ, công chức cấp xã.
"Nhà nước phải đánh giá đúng địa vị pháp lý, vai trò và có chính sách phù hợp, công bằng đối với cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn để ứng xử, quan tâm thế nào với công chức đó", nguyên Thứ trưởng Nội vụ bày tỏ.
Không nhất thiết vị trí nào ở cấp xã cũng cần trình độ đại học
Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Hữu Thành nêu thực tế, có những giai đoạn, đặc biệt sau năm 1945, chúng ta gần như không để ý đến tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã, thậm chí chưa có trình độ văn hóa cũng được xếp vào trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Quy định của nhà nước ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau và từng bước được chuẩn hóa. Chế độ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, các quy định về cán bộ, công chức cấp xã được nâng cấp, tiệm cận dần với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trở lên.
Khi xây dựng Nghị định 33/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ đã tính đến việc liên thông và đưa ra một số quy định như một bước tiếp cận việc này.
Ví dụ, quy định về tuyển dụng công chức cấp xã, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng được áp dụng như đối với cán bộ, công chức cấp huyện trở lên.
Tiêu chuẩn, trình độ của cán bộ, công chức cấp xã từ sơ cấp, trung cấp đã nâng lên đại học, để bảo đảm chuẩn hóa về trình độ và phù hợp với tiêu chuẩn đối với ngạch bậc của cán bộ, công chức cấp huyện.
Theo ông Thành, vướng nhất hiện nay của việc liên thông là trình độ của đội ngũ cán bộ đoàn thể của cấp xã. Trong cán bộ đoàn thể cấp xã có cả những người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, đối tượng nhiều nhất là cựu chiến binh, mà để đáp ứng các điều kiện đặt ra cũng rất khó khăn.
“Chúng tôi rất trăn trở, làm thế nào để nâng chuẩn được trình độ, tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ đoàn thể của cấp xã”, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương băn khoăn.
Ông Thành cho biết thêm, đối với cán bộ đoàn thể có hai loại, cán bộ và người hoạt động không chuyên trách và quy định giữa hai đối tượng này là khác nhau nên khi liên thông cũng là vấn đề đặt ra.
“Từ khi bắt đầu là công chức, chúng tôi đã được nghe những nguyên tắc căn bản của nền hành chính thông suốt từ cơ sở đến trung ương, đi kèm theo đó là cơ chế chính sách, tiền lương, thu nhập”, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh chia sẻ.
Vì vậy ông bày tỏ ủng hộ việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện để tạo nên một chế độ công vụ thống nhất.
Ông Minh cho rằng, vị trí vai trò của công chức cấp xã là phải gần dân, sát dân, xử lý công việc của dân, không nhất thiết vị trí nào cũng cần trình độ đại học. Thực tế có những vị trí nhân viên, phục vụ chỉ cần trình độ trung cấp, cao đẳng.
“Quan trọng là bố trí đúng người đúng việc. Và từng vị trí cần có những yêu cầu cụ thể. Việc bố trí sử dụng phải phù hợp, có điều động, luân chuyển có thể từ xã này sang xã kia, huyện này sang huyện kia”, ông Minh nói.
Kết luận hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam cho rằng, cần tham mưu sửa đổi các quy định về cán bộ, công chức theo hướng không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh, nâng cao vị thế của cán bộ, công chức.
评论专区