Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, các ca bệnh ghi nhận gần đây chủ yếu thuộc 9 ổ dịch, bao gồm:
1, Ngõ 120 Tả Thanh Oai, Thanh Trì
2, Số 2 Thanh Liệt, Thanh Trì
3, Chung cư A1, A4, A5, KĐT Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai
4, Thôn Tân Mỹ, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ
5, Thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, huyện Thường Tín
6, Phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng
7, Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân
8, Phường Văn Miếu, Đống Đa
9, Phường Văn Chương, Đống Đa
Riêng ổ dịch Thanh Xuân Trung tới nay đã ghi nhận 581 ca Covid-19, là chuỗi lây nhiễm lớn nhất trên địa bàn TP Hà Nội thời gian này. Từ đầu tháng 9, toàn bộ người dân sống trong khu vực ổ dịch đã được vận động đi giãn dân, cách ly tập trung. Do vậy, các ca mới phát sinh trong chùm này đều không còn nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Hiện Hà Nội đã có 19 quận, huyện, thị xã được coi là "vùng xanh", chuyển sang trạng thái "bình thường mới", gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa, Tây Hồ.
Hà Nội cho phép một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ tại các địa bàn nói trên được mở lại từ ngày 16/9. Bên cạnh đó, xem xét việc dừng kiểm tra giấy đi đường đối với người dân “vùng xanh”.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Nguyễn Liên
Theo Thứ trưởng, do đặc điểm của biến thể Delta, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch Covid-19 tại Hà Nội luôn hiện hữu. Bởi vậy, TP phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài
" alt=""/>Biểu đồ tình hình dịch CovidBé gái tên Thái Thị A, quê huyện Yên Thành, Nghệ An, chào đời ngày 1/6 ở tuần thai thứ 27. Khi ra đời, con chỉ nặng 0,4kg. Các bác sĩ phải mổ cấp cứu lấy thai do người mẹ bị tiền sản giật, bé chậm phát triển trong tử cung mẹ, suy thai.
Theo PGS Cường, trong ca phẫu thuật, kíp y bác sĩ đã tiến hành hồi sức sơ sinh, tận dụng thời gian vàng cấp cứu bé. Đặc biệt, thực hiện chiến lược chống nhiễm trùng nhiều tầng để kiểm soát nhiễm khuẩn.
Thời điểm chào đời, trẻ ở trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng, bụng chướng, thở nấc, phải can thiệp thở máy. “Trẻ chỉ nhỏ như một chiếc xi lanh 50ml, chân chỉ bằng ngón tay út của người lớn, việc nuôi tĩnh mạch, lấy ven vô cùng khó khăn..”, PGS Cường nói.
Bé được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, đến ngày thứ 15 mới có bữa ăn đầu tiên bằng cách nhỏ từng giọt sữa qua đường miệng.
Hiện sau 3 tháng 9 ngày nuôi dưỡng và chăm sóc, cân nặng của bé đạt 1,8kg. Trẻ tự thở, bú tốt, ăn 200ml sữa/ngày, vận động tốt. Mức tăng trưởng đạt 15% cân nặng/tuần. Theo các bác sĩ, đây là sự tăng trưởng kỳ tích.
Em bé thời gian được nuôi dưỡng trong lồng ấp |
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm hỏi hai mẹ con bé |
TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, em bé nhẹ cân non tháng sẽ có rất nhiều nguy cơ sau sinh gồm: ngạt, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, xuất huyết đặc biệt nguy hiểm (xuất huyết não, phổi), khó khăn nuôi dưỡng, dễ viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng sơ sinh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu), rối loạn chuyển hóa, vàng da, tan máu, thiếu máu,…
Trong quá trình chăm sóc tại bệnh viện, bé A nhiều lần gần như "chạm" vào cửa tử, bệnh viện phải gọi về thông báo cho người thân. Tuy nhiên, trẻ đã may mắn vượt qua, lớn lên từng ngày. Những giọt sữa nuôi lớn con được xin từ chính các nhân viên y tế. Ngoài ra, các y bác sĩ cũng chia sẻ, góp thêm tiền mua sữa công thức cho bé vì gia đình đang ở vùng dịch, không thể ra Hà Nội.
Lần đầu ôm con trong tay, chị P, mẹ của bé không thể hình dung con giờ đã được 1,8kg, đã biết mỉm cười, mút tay, khóc đòi ăn, có ngày ăn được hơn 300ml sữa.
"Thời điểm em bé được sinh ra, nặng 0,4kg, quả thực chúng tôi không dám nghĩ trẻ hồi phục diệu kỳ như ngày hôm nay. Đó là một kỳ tích. Vì vậy, những người mẹ nếu không may có nguy cơ sinh non đừng vội từ bỏ, đừng buồn mà buông xuôi. Hãy quyết tâm và cùng bệnh viện chăm sóc để tìm cơ hội sống cho các em bé…”, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Trần Danh Cường chia sẻ.
Được biết, ngoài trường hợp bé Thái Thị A, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương đã cứu sống rất nhiều trẻ nhẹ cân, non tháng từ 1- 1,5kg (tỷ lệ sống là gần 90%), thậm chí dưới 1kg (tỷ lệ sống đạt gần 30%).
Nguyễn Liên
Mẹ của các bé đều viêm phổi nặng do SARS-CoV-2, suy hô hấp. Các bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu để giữ an toàn cho cả mẹ và con.
" alt=""/>Nuôi dưỡng thành công bé gái sinh non chỉ nặng 4 lạng khi chào đờiUBND quận yêu cầu buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm, cụ thể theo biên bản vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng số 24/BB-VPHC ngày 9/6/2021 do Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai lập.
Việc thi công lắp khung sắt không có trong thiết kế ban đầu tại căn biệt thự diễn ra trong thời gian dài, cư dân phản ánh ngay khi phát hiện nhưng không được giải quyết dứt điểm (Ảnh cư dân cung cấp) |
Thời gian thực hiện 30 ngày kể từ ngày UBND phường Yên Sở, quận Hoàng Mai nhận được quyết định.
“Giao ông Trịnh Tiến Hưng là cá nhân vi phạm trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định phải có trách nhiệm thực hiện. Nếu ông Hưng không tự nguyện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật” – quyết định nêu.
Liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại khu đô thị Gamuda Gardens, như VietNamNetthông tin nhiều hộ dân sống tại đây đã phản ánh tình trạng chủ căn hộ biệt thự ngang nhiên dựng thang máy mặt ngoài gây nguy cơ sập đổ và mất mỹ quan chung.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng và báo chí, một số hộ dân tại khu phố có ký hiệu 3.7/11 và 3.7//13 thuộc khu đô thị Gamuda Gardens cho biết, theo thiết kế ban đầu của chủ đầu tư được phê duyệt thì không biệt thự nào trong khu đô thị có thang máy lắp bên ngoài, gia đình ông Trịnh Tiến Hưng đã tự ý lắp đặt khung sắt, vách kính nặng hàng tấn gắn vào tường nhà. Việc cơi nới thang máy như vậy tại khu đô thị khiến người dân nhiều tháng nay sống trong bất an vì hạng mục thang máy gia đình ông Hưng cơi nới nằm ở khoảng không giữa các nhà.
Theo người dân, việc cơi nới sẽ gây mất mỹ quan, tính đồng bộ cũng như giá trị tài sản nên không thể tạo tiền đề xấu. Ngay khi phát hiện tình trạng cơi nới tại biệt thự trên từ năm 2020, một số hộ dân là hàng xóm đã phản ánh lên ban quản lý, chủ đầu tư khu đô thị và cơ quan chức năng, nhưng gần 1 năm qua, vụ việc không được giải quyết dứt điểm.
UBND quận Hoàng Mai yêu cầu buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm |
Trước đó, ngày 1/6 vừa qua, UBND quận Hoàng Mai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam (Công ty Gamuda Land Việt Nam) – chủ đầu tư khu đô thị mới Gamuda Gardens 45 triệu đồng vì đã xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt. Cùng với đó, buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 3/6, UBND quận Hoàng Mai có văn bản chỉ đạo, phê bình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai, UBND phường Yên Sở đã buông lỏng trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn; không kịp thời kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý khi vi phạm phát sinh.
UBND quận Hoàng Mai giao Phòng Nội vụ báo cáo Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai hạ mức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng của Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, Chủ tịch UBND phường Yên Sở và tổ chức kiểm tra công vụ hai đơn vị để đề xuất xử lý.
Khu đô thị Gamuda Gardens thuộc dự án Gamuda City của công ty Gamuda Land Việt Nam. Dự án này liên tiếp dính những lùm xùm. Cư dân tại đây từng xuống đường căng băng rôn phản đối chủ đầu tư giao nhà thiếu diện tích xây dựng, tự ý thay đổi quy hoạch, ép khách hàng nhận nhà… Họ còn phản ánh, Công ty Gamuda Land Việt Nam đã lên phương án thay đổi quy hoạch khu nhà liền kề tại khu ST5 từ 232 căn theo quy hoạch hiện nay lên 362 căn, tức tăng thêm 130 căn. Sau phản ánh về nhiều bất cập liên quan chất lượng các hạng mục xây dựng, hàng trăm hộ dân còn ngỡ ngàng khi bị chủ đầu tư ép thực hiện nhiều điều khoản trái với hợp đồng mua bán… Khu đô thị cũng được biết đến với nhiều giải thưởng như giải thưởng "The Outstanding Overseas Project Award" (Dự án bất động sản xuất sắc ở nước ngoài) tại The Edge Malaysia Property Excellence Awards 2019 tại Malaysia. Năm 2020, dự án Gamuda City giành chiến thắng tại hạng mục Quy hoạch tổng thể (Master Plan) trong khuôn khổ lễ trao giải FIABCI World Prix d’Excellence 2020, diễn ra tại Paris (Pháp). |
Hồng Khanh
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam - chủ đầu tư khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) bị phạt 45 triệu đồng; nhiều cán bộ liên quan cũng bị phê bình vì để xảy ra vi phạm xây dựng tại khu đô thị.
" alt=""/>Cưỡng chế thang máy mọc thêm ở biệt thự khu Gamuda Gardens