您的当前位置:首页 > Thời sự > Giới trẻ Hàn muốn di cư vì xã hội 'siêu cạnh tranh' 正文

Giới trẻ Hàn muốn di cư vì xã hội 'siêu cạnh tranh'

时间:2025-01-20 07:14:29 来源:网络整理 编辑:Thời sự

核心提示

Chán nản với một xã hội cạnh tranh khốc liệt và phân biệt đối xử,ớitrẻHànmuốndicưvìxãhộisiêucạbao bobao bong da moibao bong da moi、、

Chán nản với một xã hội cạnh tranh khốc liệt và phân biệt đối xử,ớitrẻHànmuốndicưvìxãhộisiêucạbao bong da moi ngày càng nhiều bạn trẻ Hàn Quốc mong muốn thoát ly khỏi quê hương.

{ keywords}

Kim Min-a đang đi làm lại hộ chiếu ở Văn phòng quận Seodaemun, Seoul. Cuối tháng này, Kim sẽ đi Canada để học một khóa ngoại ngữ ngắn hạn. Mục tiêu cuối cùng của cô là tìm được việc và nhập cư ở Đức.

Kim Min-a, 22 tuổi, sinh viên năm 3 một trường đại học ở Seoul đang theo đuổi giấc mơ được sinh sống và làm việc ở Đức trong một tương lai không xa và cô đã lên kế hoạch chi tiết để giấc mơ này trở thành sự thật.

Người nước ngoài làm việc cho hãng hàng không Lufthansa sẽ được phép cư trú lâu dài ở nước này sau 6 năm làm việc với công ty. Sau khi hoàn thành hợp đồng 2 năm với Lufthansa và vượt qua bài kiểm tra tiếng Đức, người lao động có thể được ký hợp đồng lâu dài.

“Họ không thuê người Hàn Quốc hàng năm, nhưng cơ hội có thể sẽ đến trong khoảng 4 năm nữa. Tôi đang lên kế hoạch xin một công việc vào thời điểm đó” – Kim nói.

Kim có động lực lên kế hoạch nhập cư của mình sau khi đã cân nhắc khá kỹ càng. Cô kết luận rằng, khi cô ở Hàn Quốc, cô sẽ gặp rắc rối không chỉ về cách sống, mà còn về việc cân bằng giữa công việc và gia đình.

Kim muốn có một công việc ở một trong những tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Nhưng ngay cả khi nếu cô thành công, cô biết rằng mình sẽ phải miệt mài cả ngày với công việc, cạnh tranh không ngừng nghỉ để thăng tiến – một viễn cảnh khiến cô phát ốm.

Kim cho rằng có rất nhiều người trẻ đang tạo nên hiện tượng “Người Hàn Quốc thoát ly”, ít nhất là về mặt tinh thần, mặc dù họ có thể chưa sẵn sàng ra đi. Có một vài nhóm tập hợp nhau lại để gây quỹ và tìm hiểu các thủ tục nhập cư.

Trên một website có tên Hell Korea, nhiều người đã đăng tải lời khuyên cho những ai muốn di cư. Có một số bài nổi bật như “Ưu điểm của công dân Mỹ”, “Cách nhập cư Canada với tư cách lao động lành nghề”.

Một người từng nhập cư Canada thành công chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Tôi đã làm việc cho một công ty web – nơi được cho là tệ nhất trong ngành công nghiệp IT. Bạn sẽ không tin tôi từng kiệt sức đến mức nào vì giờ làm việc kéo dài. Tôi quyết định xin visa sang làm thợ hàn ở Canada vì những phúc lợi xã hội và y tế ở đất nước này, và tôi đã dành khoảng 6 năm để học tập và tích lũy kinh nghiệm”.

Kim đã tìm những người có cùng chí hướng như mình, tạo một nhóm để cùng nhau học tập và chuẩn bị cho kinh nghiệm xin việc ở Đức.

“Khi tôi hỏi tại sao họ muốn học tiếng Đức, phần lớn đều nói rằng họ đã sẵn sàng rời khỏi Hàn Quốc. Một số người muốn học tập ở Đức, còn một số khác thì chuẩn bị xin visa làm việc” – Kim chia sẻ.

{ keywords}

Một người trẻ Hàn Quốc nằm trên chiếc giường gắn với máy kéo để nhổ cỏ trên một cánh đồng dâu ở trang trại SSR ở Stanthorpe, Australia.

Tuy nhiên, nhóm làm việc của Kim không chỉ tập trung vào ngôn ngữ. Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel công bố chính sách chấp nhận người tị nạn vào tháng 8/2015, một cuộc tranh luận sôi nổi đã nổ ra trong nhóm này. Họ thực sự muốn biết chính sách tị nạn của Đức có lợi gì hay gây cản trở gì với kế hoạch nhập cư của họ.

“Nhiều người nghĩ rằng, nếu Đức chấp nhận người tị nạn, họ sẽ cần có việc làm, và vì thế sẽ bất lợi cho người Hàn Quốc. Cũng có những lo ngại rằng điều này sẽ làm giảm mức lương mặt bằng chung” – Kim nói.

Mong muốn thoát ly của người trẻ Hàn Quốc cũng được phản ánh trong kết quả của cuộc phỏng vấn 215 người ở độ tuổi 20 được tiến hành từ 4/12 đến 15/12 bởi Phòng thí nghiệm nghiên cứu UnivTomorrow.

Trong số những người than gia, 73% nói rằng cuộc sống ở Hàn Quốc quá vất vả đến mức họ muốn sinh sống ở một đất nước khác. Ngoài ra, 23,7% người tham gia cho biết ý định này của họ diễn ra “rất thường xuyên”.

Đặc biệt, mong muốn rời khỏi Hàn Quốc thường đến từ phụ nữ - những người vừa phải cố gắng tìm việc làm, vừa phải chăm sóc gia đình riêng.

22,8% người được phỏng vấn cho biết họ thất vọng về tình trạng phân biệt đối xử trong một xã hội siêu cạnh tranh vì những lý do như ngoại hình, học thức, giới tính và quan hệ cá nhân. Một lý do phổ biến khác là hệ thống phúc lợi xã hội nghèo nàn (18%) và tìm việc làm khó khăn (12,6%).

“Tôi từng có thời gian sống ở nước ngoài và tôi nhận thấy rằng có những người không hề thông minh hơn người Hàn Quốc nhưng họ sống tốt hơn và có cuộc sống dễ dàng hơn” – một người nói. “Dường như ở những quốc gia khác không có sự phân biệt đối xử như ở Hàn Quốc”, “Tôi muốn con cái không phải trải qua những cạnh tranh khắc nghiệt ở xã hội này”… là những câu trả lời phổ biến của người tham gia.

“Có vẻ như nhiều người trẻ sinh ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế, tốt nghiệp trường tốt thì sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng để trở thành công dân toàn cầu, còn những người trẻ có hoàn cảnh kém may mắn hơn thì sẽ cố gắng để thoát khỏi Hàn Quốc” – giáo sư nhân chủng học Cho Mun-young ở ĐH Yonsei nhận định.

“Ngay cả khi phong trào “thoát Hàn” hiện tại mới chỉ là trong suy nghĩ của người trẻ thì chúng ta cũng nên nhớ rằng đây có thể mới chỉ là bắt đầu” – ông Cho Mun-young nói.

  • Nguyễn Thảo(Theo Hani)