Nhận định, soi kèo Apollon Limassol vs AEL Limassol, 0h00 ngày 25/1

Công nghệ 2025-04-29 12:15:50 6
ậnđịnhsoikèoApollonLimassolvsAELLimassolhngàgiá vàng nhẫn 9999   Nguyễn Quang Hải - 24/01/2024 15:10  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://user.tour-time.com/html/89d594224.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

 ">

Miss IFA 2008

{keywords}

So với tháng 1, tổng số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống trong nước dẫn đến sự cố đã giảm 8,89%. Nguyên nhân giảm, theo phân tích của các chuyên gia Cục An toàn thông tin, là do tháng 2/2022 là tháng nghỉ lễ Tết đầu năm âm lịch 2022, nên Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đều nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng cũng như an ninh, trật tự xã hội. Vì thế, các đối tượng tấn công mạng cũng khó khăn hơn trong việc tấn công, phát tán, lây nhiễm mã độc, lừa đảo để chiếm đoạt, phá hoại thông tin của người dùng cũng như của tổ chức.

Tuy nhiên, nếu tính cả 2 tháng đầu năm nay, tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam tương đối lớn, lên tới 2.643 sự cố, với 2.022 cuộc tấn công cài mã độc, 378 cuộc tấn công lừa đảo và 243 cuộc tấn công thay đổi giao diện.

Như vậy, trong 2 tháng đầu năm 2022, tính trung bình mỗi ngày có 44,7 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 1,6 lần so với năm 2021. Trong năm ngoái, số sự cố tấn công mạng mà các hệ thống thông tin trong nước phải hứng chịu mỗi ngày là 26,6.

Chia sẻ tại hội thảo “Cải thiện năng lực phòng thủ thông qua hoạt động triển khai diễn tập thực chiến an toàn thông tin” vừa được tổ chức ngày 3/3 tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chỉ rõ: Chúng ta đang trong thời kỳ mà các cuộc tấn công mạng luôn là mối đe dọa thường trực tới hoạt động của mọi tổ chức, rộng lớn hơn là đe dọa an ninh quốc gia. Tấn công mạng là một phần trong chiến lược quân sự của các nước.

Trong các cuộc chiến gần đây, tấn công mạng đã được các bên sử dụng đồng thời với các hoạt động tấn công quân sự. Trên thực tế, những người làm trong lĩnh vực an toàn thông tin đều biết rằng các cuộc tấn công mạng vẫn đang hàng phút, hàng giây xuất hiện, kể cả những nơi không có chiến sự.

Năng lực đảm bảo an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức ngày càng cải thiện

Trong trao đổi với ICTnews hồi đầu năm nay về công tác đảm bảo an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, hàng năm, Bộ TT&TT đã tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả đánh giá các năm gần đây đều cho thấy những tín hiệu tích cực. Hầu hết các cơ quan, tổ chức được đánh giá đều đã có sự quan tâm ngày càng tốt hơn đến an toàn thông tin, cải thiện qua từng năm. 

“Các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cũng đã quan tâm cơ bản đến công tác bảo đảm an toàn thông tin. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực sự gặp khó khăn trong vấn đề này. Đây là một thách thức không nhỏ do số lượng của các doanh nghiệp này lớn nhưng nguồn lực, kinh phí của doanh nghiệp cho an toàn thông tin lại rất hạn chế. Họ dễ trở thành mục tiêu tấn công mạng dễ bị tổn thương”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận định.

{keywords}
Theo Cục An toàn thông tin, hầu hết các cơ quan, tổ chức được đánh  đều đã có sự quan tâm ngày càng tốt hơn đến an toàn thông tin, cải thiện qua từng năm. 

Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, một trong những giải pháp được Cục An toàn thông tin chú trọng triển khai trong năm nay là phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật, nhất là bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và bảo vệ thông tin cá nhân.

Cùng với đó, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn thông tin cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và các dịch vụ nền tảng số của doanh nghiệp cung cấp cho người dùng. Đây là các hệ thống thông tin thu thập và lưu trữ, xử lý lượng thông tin cá nhân rất lớn, cần bảo đảm an toàn thông tin ở mức cao.

Trong năm nay, Cục An toàn thông tin cũng sẽ chú trọng bảo đảm an toàn cho người dân trên không gian mạng thông qua hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kỹ năng và phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản. Đồng thời, triển khai đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng cho các websites, các dịch vụ nền tảng số trên không gian mạng để người sử dụng an tâm hơn khi truy cập và sử dụng dịch vụ trên không gian mạng.

Vân Anh

Ngăn chặn 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam dịp nghỉ Tết

Ngăn chặn 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam dịp nghỉ Tết

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, từ ngày 29/1 đến ngày 5/2, đơn vị này đã ghi nhận và hướng dẫn khắc phục 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

">

Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 2

Ba thầy cô trẻ thu nhập nghìn đô/ tháng

Nữ sinh với sở thích tỏ tình bằng ngực

Nhận định, soi kèo Lazio vs Parma, 1h45 ngày 29/4: Nối mạch bất bại

dao quoc vinh.jpg
Bài viết của nhà văn Thuần Khang

Tôi vội gọi điện thoại hỏi GS Thuyết về những yêu cầu cụ thể cho bài viết. Ông vui vẻ giải thích trong sách Tiếng Việt lớp 5 có 4 chủ đề: Măng non, Cộng đồng, Đất nước, Ngôi nhà chung. Mỗi chủ đề gồm một số chủ điểm, tổng cộng có 15 chủ điểm. Ông muốn nhờ tôi viết cho một câu chuyện trong chủ điểm “Vì cuộc sống yên bình”, cụ thể là viết về những chiến sỹ công an đang ngày đêm giữ sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân.

Nhiều gợi ý được đưa ra, như tôi có thể viết về người chiến sỹ công an phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, những người không quản hy sinh xương máu, tính mạng khi làm nhiệm vụ chữa cháy, cứu người dân bị nạn, hướng dẫn các gia đình và cơ quan trong việc phòng chống cháy nổ; cũng có thể viết về anh cảnh sát khu vực, người luôn gần dân nhất, giải quyết những vướng mắc, thậm chí là những bất hòa giữa các gia đình, hay ngay trong mỗi gia đình, và những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống trên địa bàn dân cư do mình quản lý.

Tôi cũng có thể viết về những chiến sỹ cảnh sát giao thông hằng ngày đội mưa, phơi nắng trên những ngã tư đường phố, trên những trạm kiểm soát giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên mỗi cung đường của đất nước, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Sau khi nghe gợi ý, tôi cám ơn rồi lặng lẽ đi lại trong căn phòng làm việc nhỏ để suy nghĩ, xem nên viết về đề tài nào cho phù hợp nhất với khả năng và tâm trạng của mình. Rồi tôi mở máy tính, quyết định viết về nữ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở một ngã tư đường phố.

Điều khiến tôi có quyết định này, hay nói một cách bao quát hơn là viết về những chiến sỹ cảnh sát giao thông, lại chính vì câu chuyện riêng mà tôi vừa mới trải nghiệm trước đó đúng 4 ngày.

Đó là sáng hôm 17/2/2023, sau khi làm việc xong tại Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang, tôi lái xe chở nhà thơ Phan Hoàng, nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế rời thành phố Tuyên Quang xuôi Hà Nội.

Đường đồi núi quanh co, lại hẹp, xe tôi cứ từ từ đi sau một chiếc xe con màu đỏ cũ kỹ, bám đầy bụi đường, khi chạy phả một luồng khói đen xì rất tức mắt, tốc độ lúc nào cũng chỉ 45 km/h. Ngồi điều khiển xe ô tô sau những chiếc xe như thế bao giờ người lái xe cũng cảm thấy bức bối, khó chịu, tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Vì thế, nhiều lần tôi đã ra tín hiệu xin đường để vượt lên nhưng cứ sắp đi ngang chiếc xe đó, phía trước lại có một xe đi ngược chiều, nên đành phải giảm tốc.

Tôi cứ tiếp tục nhùng nhằng đi sau chiếc xe cũ kỹ kia. Rồi bỗng thấy phía trước xa kia là một khoảng rộng của con đường, vắng teo, không một bóng người và xe đi ngược chiều nên tôi dấn chân ga và tăng tốc. Khi đã vượt qua chiếc xe màu đỏ, tôi liếc nhìn vào công tơ mét và phát hiện ra mình đã điều khiển xe đến 65 km/h, tức là quá tốc độ cho phép 15 km/h.

Một cảm giác lo lắng, lạnh dọc sống lưng, khiến tôi vừa giảm tốc độ, vừa điều khiển xe về đúng phần đường của mình, và bâng quơ nói: “Anh đi quá tốc độ rồi, chắc sẽ bị phạt đấy!”. Nhà thơ Phan Hoàng hỏi: “Vậy sao anh biết?”, còn nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế thì đùa: “Nhà văn lớn, ai mà phạt!”...

Chừng vài phút sau, khi xe tôi đi đến Trạm kiểm soát giao thông đường bộ thì được một cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng lại. Người chiến sỹ cảnh sát trẻ mang quân hàm đại úy đến bên buồng lái, ra hiệu và tôi mở cửa xe bước xuống lề đường. Đồng chí đưa tay chào theo điều lệnh, nhỏ nhẹ nói: “Cháu chào bác, xe bác vượt quá tốc độ cho phép, mời bác vào trạm giải quyết”.

Tôi cầm giấy tờ xe, bằng lái xe và căn cước công dân đi bên cạnh đồng chí, với thái độ nhận lỗi, nói: “Bác biết là bác sai, chỉ mong các cháu giải quyết nhanh để bác kịp về Hà Nội”. Đồng chí ôn tồn: “Thưa bác, chúng cháu không nghĩ người điều khiển xe lại là người cao tuổi như bác, cũng như bố cháu ở nhà… Nhưng chúng cháu đang làm nhiệm vụ, mong bác thông cảm và hợp tác”.

Hai người bạn cùng đi trao đổi với nhau, định nhờ can thiệp. Còn bản thân tôi rút điện thoại, định gọi cho một người bạn, nhờ xin không xử phạt. Tìm được số điện thoại của người bạn, tôi bấm máy gọi, rồi trong khoảnh khắc, tôi tắt máy, hủy cuộc gọi cầu cứu.

Tôi quay lại phía đồng chí đại úy, bảo: “Không sao, bác sai, cháu tranh thủ lập biên bản xử phạt theo pháp luật. Bác chấp hành”. Nghe tôi nói, một đồng chí đeo quân hàm trung tá, chắc là tổ trưởng tổ công tác, vui vẻ nói: “Cháu pha ấm trà mới, mời các bác vừa làm việc vừa uống trà”.

Cả ba chúng tôi vừa uống trà vừa làm việc với ba đồng chí cảnh sát giao thông. Bầu không khí giữa người vi phạm luật giao thông và những người đang thi hành công vụ chẳng hiểu vì sao lại vui vẻ và ân tình như những người bạn lâu ngày mới gặp lại. Người cảnh sát đeo quân hàm đại úy còn hướng dẫn tôi thật tỉ mỉ cách làm thủ tục nộp phạt trên Dịch vụ công qua điện thoại thông minh.

Trên quãng đường vài cây số đi qua cầu Đoan Hùng, sau một khoảng lặng ngắn, nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế vừa cười vừa nói: “Huynh ngồi bị lập biên bản mà bình tĩnh, như chẳng có gì xảy ra. Huynh quá bản lĩnh!”.

Tôi chỉ cười, không trả lời. Với tôi, đó là một bài tập sát hạch thực tế rất thú vị, dù tôi đã cầm vô lăng không ít thời gian…

dao quoc vinh 1.jpg
Nhà văn Thuần Khang tại trạm cảnh sát giao thông. Ảnh: Nguyễn Tham Thiện Kế

Bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng, bị tước giấy phép lái xe 60 ngày vì vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là một nỗi buồn sâu thẳm. Nhưng điều này cũng đồng thời tạo cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ, biến thành cảm xúc thực sự, khi nghĩ đến trách nhiệm của công dân của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng suy nghĩ nhiều về trách nhiệm và sự hy sinh của những chiến sỹ cảnh sát giao thông ngày ngày đội mưa, dãi nắng vì sự bình yên cho mỗi cung đường… Chính trong dòng cảm xúc ấy, tôi đã viết về họ khi được “đặt hàng”.

Sau gần một năm gửi bài, mới đây, khi cầm trên tay cuốn SGK có bài viết "Sang đường” của mình, lòng tôi tràn ngập hạnh phúc và cả sự bồi hồi khi nhớ về kỷ niệm "không vui" ngày đó.

Tôi lâng lâng trong một cảm xúc thật vui sướng vì đã được may mắn và vinh dự góp một câu chuyện nhỏ cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nhỏ bé cùng các thầy cô trên cả nước giáo dục thế hệ tương lai. 

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá SGK

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá SGK

Thủ tướng vừa có chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, chỉ thị yêu cầu ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá SGK, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành SGK.">

Nhà văn Thuần Khang: Tôi viết bài cho SGK từ trải nghiệm 'mắc lỗi' của bản thân

Mới đây, một số chuyên gia của hội tâm lí giáo dục ở tỉnh cho rằng cần đưa vấn đề đọc đúng, viết đúng tiếng Việt vào mục tiêu chương trình. Các vị này còn viện dẫn chứng học sinh cả ba miền hát sai bài Quốc ca. 

Theo tôi, ý này chưa hẳn đã đúng vì vấn đề âm sắc vùng miền.

Giọng nói mỗi vùng miền khác nhau tạo nên nền văn hóa đa âm, đa sắc

Tôi không có trình độ về ngôn ngữ học nên tôi chỉ biết nói thế. Ngay trong một xã, giọng nói của hai làng đã khác nhau. Trong một huyện, có xã lại có cách phát âm rất đặc biệt. Trong một tỉnh, một vùng, một dải đất thì chuyện đó là đương nhiên.

{keywords}
Ảnh Thanh Hùng

Ai có dịp về xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương sẽ được nghe giọng nói rất riêng biệt của người dân xã này. Người dân ở đây nói hụt hẳn đi âm chính, “ua” thành “u”, “tỏi” thành “tuổi”, “quyết” thành “quýt”. Chẳng hạn, nhà có khách, họ nói “Chú cứ ở đây chơi, tui đi mu mớ rau muúng về luục, ăn canh cu mãi chán rùi”. Ai mới đến đây lần đầu, thấy buồn cười nhưng về sau lại thấy đáng yêu vì đó mới là người Cổ Dũng. Trời cho họ tiếng nói ấy, giọng nói ấy.

Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có giọng nói riêng, khiến ta yêu quý từng vùng đất ấy. Miền trung nằng nặng mà đằm thắm, miền Nam lệch vần mà dễ thương, miền Bắc có vẻ chuẩn hơn nhưng khô khan không mấy ấn tượng…

Nói chung, mỗi vùng, mỗi miền có giọng nói riêng, tất cả những giọng nói đó tạo nên nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc quê hương. Nói nôm na đó là nền văn hóa đa âm, đa sắc rất quý.

Cần rèn học sinh đọc đúng, viết đúng nhưng đừng cố nắn cách phát âm

Nếu theo ý kiến của ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục tỉnh Tiền Giang và những người ủng hộ ông thì đi dạy học, chúng ta cứ phải nắn giọng cho học sinh đọc và nói chuẩn theo ý mình sao. 

Chẳng hạn, dạy học ở Nam Bộ, khi học sinh đọc “Đêm nay, ăng đứng gaác ở trại, trăng ngàng và gió núi bao la khiếng lòng ăng mang mác…” thì giáo viên cứ phải chỉnh a. Nếu thế thì ông Phạm Văn Khanh nghe biên tập viên Hoài Anh đọc thời sự trên VTV1 toàn là sai cả. Ông có biết rằng biên tập viên Hoài Anh được yêu mến còn nhờ có giọng đọc pha chút Nam Bộ.

Người ta có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”. Câu nói này có ngụ ý hãy tôn trọng giọng nói riêng vùng miền.

Trong quá trình dạy tiếng Việt, các thầy cô giáo luôn chú ý sửa lỗi đọc và lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em đọc đúng, viết đúng. Nhưng ai cũng ngầm hiểu có thể giọng nói vùng miền không chuẩn - thực ra cái chuẩn ở đây rất khó xác định vùng nào chuẩn nhưng chẳng qua ta nghe quen và thuận tai theo số đông - nên các em đọc “ngọng” nhưng các em viết chuẩn âm, chuẩn nghĩa là đạt yêu cầu.

Giả sử, học sinh Nam Bộ đọc “Sa Pa là moóng quà tặng dêệu kì mờa thiêng nhiêng dềnh cho đâấc nưước ta”, thì giáo viên đừng cố nắn các em. Nếu nắn các em đọc “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta” thì các em không còn là dân Nam Bộ nữa, và điều đó là không hay. 

Sách giáo khoa hiện hành luôn coi trọng chính tả vùng miền

Nếu ai quan tâm tới chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì sẽ thấy tiết chính tả luôn có bài tập chính tả phương ngữ. Các bài tập này có mục tiêu là luyện viết đúng âm đầu, vần dễ lẫn cho học sinh. Các bài tập chính tả này có kí hiệu riêng để từng vùng lựa chọn. 

{keywords}

Một bài chính tả trong sách Tiếng Việt 3 tập 1

Chẳng hạn, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chọn bài tập 2a để phân biệt l/n, s/x, ch/tr,… Còn các tỉnh Nam Bộ và nam Trung Bộ thì chọn bài tập 2b để viết đúng v/d, an/ang… Lại có bài tập phân biệt dấu hỏi, dấu ngã dành cho những địa phương phát âm lệch hai thanh điệu đó…

Không thể dạy học sinh cả ba miền hát cùng giọng, nói cùng giọng

Ông Phạm Văn Khanh viện dẫn học sinh cả ba miền hát quốc ca sai như ông dẫn chứng là không đúng.Thứ nhất, ông cho rằng vùng Hà Nội mà hát ngọng l/n là hoàn toàn sai. Hà Tây (cũ) thì có thể.

Vấn đề lệch chuẩn âm đầu nặng nhất ở Bắc Bộ phải nói là là Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh… Quả đúng là rất cần rèn cho học sinh những tỉnh này đọc và nói đúng các âm đầu l/n. s/x… Mấy năm trước, giáo dục Hải Dương đã từng phát động phong trào tránh phát âm lệch chuẩn. 

Thứ hai, ông cho rằng Quảng Nam, Đà Nẵng hát “Đoèn quên Việt Nem đi…” là cũng hoàn toàn không đúng. Các tỉnh miền Trung có giọng riêng nhưng không phải như ông Khanh tả.

Thứ ba, khu vực Sài Gòn, thường hát là “Đoàng quââng Diệc Naam đi chung long cứu quốc, bước chân dồn dang trên đường gập gâầng xa…” chứ không như ông nói.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là những điều bao quát chứ không thể đưa vào đó chi tiết nhỏ là dạy phát âm chuẩn giọng. Nếu dạy học sinh ba miền phát âm chuẩn giọng theo ý kiến ông Phạm Văn Khanh và một số người đồng quan điểm, thì vài chục năm nữa, từ Bắc xuống Nam, nước ta chỉ có một giọng nói thôi hay sao?

Tóm lại, chương trình dạy học có mục tiêu giúp học sinh đọc hay, viết đúng nhưng cần phải giữ bản sắc văn hóa vùng miền. Bài viết này vừa là để trao đổi, vừa là tham gia góp ý với chương trình giáo dục của nước nhà. 

Tùng Sơn

">

Nói học sinh ba miền đều hát “sai” Quốc ca là không đúng

{keywords}Đinh Tuấn Ân
"Bạn trẻ hãy thực sự nghiêm túc với câu hỏi: Đâu là điều mình đam mê? Nếu trả lời được, gần như trả lời cả tương lai của bạn sau này"
- Cuốn sách của bạn có nhiều điều bộc bạch, nhưng tựu trung lại điều Tuấn Ân muốn gửi gắm nhất là gì?


Có thể nói, cuốn sách như một cuộc hành trình kể về những trải nghiệm thực tế, những bài học cũng như những trăn trở của tôi từ khi tôi là một học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học giống nhiều bạn trẻ bây giờ.

Tôi không muốn các bạn học sinh sống trong những ngộ nhận, tư duy sai lầm về việc chọn ngành, bức tranh đại học, cách nhìn nhận về những sai lầm, thất bại hay con đường đi đến thành công. Tôi không muốn đến một lúc nào đó, chẳng hạn như khi các bạn đó chính thức trở thành sinh viên và thốt lên rằng “giá như…”

- Theo bạn, những người trẻ chuẩn bị chọn ngành nghề tương lai cho mình nên cân nhắc điều gì, để không phải nói từ hối tiếc “giá như…" như bạn?


Tôi muốn nhấn mạnh một điều: Công việc sau này các bạn làm sẽ không chỉ đơn giản là công việc mà thôi. Nó cũng giống như một người chồng hay người vợ bạn sống cả đời, mỗi sáng sẽ cùng thức dậy và mỗi tối cùng đi ngủ. Các bạn thử tưởng tượng xem, nếu người vợ hay người chồng mà bạn cưới sau này là người mà bạn không hề yêu, thậm chí là ghét nữa thì cuộc sống của bạn sẽ kinh khủng như thế nào! Nếu chịu khó quan sát xung quanh mình, các bạn sẽ thấy có vô số những người đang ngày ngày than vãn, chán nản về công việc của mình.

Tôi biết khi chọn ngành nghề, các bạn sẽ chịu chi phối bởi rất nhiều thứ như: sự áp đặt của gia đình, trào lưu bạn bè, ngành này “nóng” ngành kia không… Tuy nhiên, cần phải tự hỏi rằng: Đâu là điều mình đam mê? Hãy thực sự nghiêm túc, dũng cảm trả lời câu hỏi đó.

Muốn đưa thương hiệu tàu hũ ngang với KFC, Lotteria

Bạn có thể chia sẻ đôi điều về việc lập nghiệp với tàu hũ HAT cũng như kế hoạch phát triển thương hiệu này?

Từ năm 2011, lúc đang còn là sinh viên năm thứ 4, tôi cùng hai người bạn hùn vốn mở cửa hàng tàu hũ HAT (ghép tên của ba người: Hận, Ân, Tùng). Sau hơn một năm kể từ ngày bắt đầu “xông pha”, chúng tôi đã vượt qua được những khó khăn chất chồng trong lần phá sản đầu tiên và trụ vững với 4 cửa hàng cùng hơn 30 loại tàu hũ. Mặc dù đã bị nhiều người cho “ăn gạch”, nhưng tôi cũng vẫn tiếp tục khẳng định: chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để có thể biến món tàu hũ quê hương thành một thương hiệu toàn cầu như KFC, Lotteria…
- Chọn Trường ĐH Ngân hàng để học là sự chọn lựa của chính bạn hay từ sự áp đặt của người khác? Và rồi vì sao bạn bỏ học giữa chừng?


Lúc tôi chọn ngành, chọn trường đơn giản lắm. Chỉ vì nghĩ nó là ngành “nóng”, ra trường lương cao và để bản thân mình cùng với ba mẹ có dịp nở mày nở mặt với thiên hạ. Trước đó, tôi chỉ biết cắm đầu, cắm cổ vào học và học. Tôi chẳng có một định hướng và chả ai giúp tôi điều đó, mọi thứ thật mơ hồ. Thậm chí, lúc nhận tờ giấy đăng ký dự thi, tôi còn không biết có Trường ĐH Ngân hàng và ngành tài chính - ngân hàng nữa mà!

Tôi không bỏ học giữa chừng vì tôi đã hoàn thành 4 năm đại học. Tôi chỉ bỏ thi hai môn tốt nghiệp để có một tấm bằng mà thôi.

Sau 1 năm đầy ê chề và chán nản khi bước vào đại học, tôi đã nhanh chóng lấy lại cân bằng và rẽ theo con đường của riêng mình. Cụ thể, tôi bắt đầu lên kế hoạch học, tìm hiểu và trải nghiệm những điều mà tôi đam mê, thích thú đồng thời chấp nhận phớt lờ những môn tôi không thích. Chính vì thế, tôi cảm thấy mình tận dụng khá tốt thời gian và không hề hối tiếc những tháng ngày khi còn ở trên giảng đường.

- Thời gian qua, chúng ta nghe rất nhiều về câu nói: "Đại học không phải là con đường duy nhất để bạn trẻ bước vào đời". Bạn nghĩ gì về câu nói này?


Tôi để ý qua những cuộc trò chuyện từ ngoài đời đến các diễn đàn trong thế giới mạng, người ta thường rơi vào một trong hai trạng thái: Một, học đại học làm gì và phủ nhận vai trò của nó; hai, đại học là con đường duy nhất, tuyệt đối. Tôi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận ở mỗi con đường đều có những cái ưu và nhược riêng của nó. Và đại học chỉ là một trong những con đường đi đến thành công, có thể nó bằng phẳng và phổ biến hơn những con đường khác mà thôi.

Một điều quan trọng, các bạn học sinh cần phải phân biệt rõ ràng: những người thành công rất nổi tiếng như: Bill Gates, Steve Jobs, Larry Ellison…, họ chỉ bỏ học đại học chứ không phải họ bỏ học. Mặc dù họ không học đại học nhưng họ lại học bằng trường đời, tự học từ thực tế, tự nghiên cứu rất “dữ”. Thật nguy hiểm và sai lầm nếu thấy những tỉ phú thế giới bỏ học đại học là mình cũng bỏ học mà không hiểu đằng sau đó, họ phải đổ không biết bao nhiêu công sức, mồ hôi với niềm đam mê của mình.

- Quan niệm của bạn về hạnh phúc? Hiện nay, bạn có cảm thấy mình hạnh phúc?

Hạnh phúc là được làm những điều mình đam mê và hiện tại, tôi cảm thấy hạnh phúc với điều đó. Tôi rất thích câu nói của Steve Jobs: “Thời gian của chúng ta là có hạn, vì thế đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nhốt mình trong những giáo điều nào đó. Điều quan trọng nhất, hãy can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim mình!”.

(Theo
Như Lịch/ Thanh Niên)
">

Chọn ngành học như chọn bạn đời

友情链接