Khu vực cặp chị em sẽ dấn thân nằm sâu trong rừng, là lãnh địa của nhiều loài thú ăn thịt như sư tử, linh cẩu.
Điều đáng nói, đúng với tên gọi của show này, hai cô gái phải trải qua 3 tuần sống trong môi trường tự nhiên, hoang dã trong tình trạng khỏa thân. Ban đầu, Amber và Serena ngần ngại với việc không một mảnh vải che thân, song thử thách sinh tồn thực sự hấp dẫn cả hai.
“Chúng tôi tò mò muốn xem mình có thể tiến xa đến mức nào”, Serena giải thích.
Hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, Amber và Serena có lúc phải ăn côn trùng, sâu bướm, bọ cạp để chống chọi cơn đói.
Một trong những tình huống nguy hiểm nhất mà hai chị em đối mặt là khi con voi hung dữ tấn công vào buổi đêm.
“Chúng tôi hoảng sợ khi nhận ra nó đang tiến về phía mình. Khi đó, chúng tôi phân vân giữa việc tạo tiếng ồn, khiến con voi sợ hãi bỏ đi hoặc im lặng, cầu nguyện nó đừng tìm ra chúng tôi. Sau đó, bọn tôi chọn cách đầu tiên”, Amber kể lại.
Tuy nhiên, phương án này không khiến con voi sợ hãi mà ngược lại, lao tới cặp song sinh theo hướng khác. Cuối cùng, con thú dữ chỉ bỏ đi khi cả hai dùng những cành củi có châm lửa xua đuổi.
![]() |
21 ngày sinh tồn trong tự nhiên, cặp chị em đối mặt với không ít tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: The Wild Twins. |
Từng tham gia nhiều chuyến phiêu lưu mạo hiểm như trèo lên ngọn núi cao nhất Bắc Phi, chèo thuyền đại dương, song cặp song sinh vẫn gặp không ít khó khăn khi ở trong rừng suốt 3 tuần.
Để sống sót, hai chị em đã học cách đánh lửa và đi bộ bằng chân trần từ trước. "Chúng tôi cũng dành thời gian tìm hiểu về tất cả các loài động vật có thể gặp phải, đặc biệt là những con thú săn mồi”, Serena cho biết.
"Sinh tồn trong rừng với khí hậu lạnh lẽo vào ban đêm là cả một thử thách, nhất là khi chúng tôi không mảnh vải che thân. Những việc nhỏ nhặt như ngồi hay nằm xuống mặt đất sỏi đá trở nên rất đau đớn khi bạn không mặc quần áo. Ban đầu, chúng tôi dự tính sẽ săn rắn hay bọ cạp, nhưng bất thành vì thời gian đó chúng đã đi ngủ đông hết”.
Tìm kiếm các loại cây cối để ăn cầm hơi cũng bất thành khi đất đai quá khô cằn. Trong tuần đầu, cả hai cố đặt bẫy săn thú nhưng vô ích. Đến ngày thứ 8, hai chị em mới hạ gục thành công một con linh dương cỡ lớn. Con vật trở thành nguồn thức ăn cho cặp song sinh suốt những ngày còn lại.
![]() |
Việc sống sót trong điều kiện khắc nghiệt càng khó khăn hơn khi cả hai đều trong tình trạng không mảnh vải che thân. Ảnh: Discovery. |
Cặp song sinh còn trải qua việc bị một con báo rình rập ngày lẫn đêm, khiến cả hai ngủ rất ít. “Mỗi sáng, chúng tôi thức dậy và nhìn vào dấu vết để xem con vật đã tiến gần tới mức nào”, Serena nói.
Điều khoản trong chương trình cho phép hai chị em có quyền chấm dứt thử thách sinh tồn bất cứ lúc nào họ thấy không thể tiếp tục được nữa. Nhưng cả hai đã trải qua 21 ngày thành công.
“Một mặt, chúng tôi kiệt sức, mệt mỏi vì gầy rộc đi. Mặt khác, chúng tôi tự hào vì những gì đã làm được. Trở về cuộc sống bình thường, cả hai trân trọng từng chiếc áo đang mặc hay cái gối dựa đầu”, Amber chia sẻ.
Sống trong rừng từ những năm 1970, Robert có vợ và 6 người con nhưng hiện tại họ đều đã rời nơi đây.
" alt=""/>Chị em sinh đôi không quần áo, vượt qua 21 ngày sinh tồn trong rừngTheo DetikNews, chú rể là Muh, 31 tuổi, sống tại tỉnh Nusa Tenggara. Anh quen biết với cô bạn gái tên Mita qua mạng xã hội.
Sau thời gian trò chuyện, tìm hiểu, cảm thấy tâm đầu ý hợp, anh ngỏ lời muốn cưới nửa kia làm vợ. Từ khi quen đến ngày cưới, anh chưa từng một lần nhìn thấy mặt của vị hôn thê.
![]() |
Đến tận đêm động phòng, Muh mới phát hiện ra giới tính thật của "vợ". |
Đám cưới của 2 người được cử hành hôm 2/6. Ngày vui được tổ chức đơn giản, chỉ có số ít người thân quen và đại diện lãnh đạo tôn giáo địa phương. Suốt hôn lễ, người vợ luôn đeo Niqāb - tấm mạng che mặt của phụ nữ theo truyền thống của Indonesia.
Đêm động phòng, Mita nhất quyết từ chối chồng khiến Muh cảm thấy khó hiểu. Đến lúc này, Muh mới nghi ngờ và cuối cùng phát hiện giới tính thật của vợ mình.
Mita thực chất là một người đàn ông tên Mit, 25 tuổi. Người này đã giả mạo tên tuổi, giới tính để lừa tình Muh.
Cảm thấy đau lòng khi bị người "vợ" mới cưới lừa dối, hôm 7/6, Muh đã trình báo với cảnh sát về hành vi lừa đảo của Mit, đồng thời nộp đơn ly hôn. Hiện cảnh sát đang làm việc để giải quyết sự việc này.
Hi vọng nhận được của hồi môn là một chiếc xe máy nhưng không được đáp ứng, người đàn ông ở Ấn Độ đã tìm cách trả thù vợ.
" alt=""/>Kết hôn xong mới biết vợ là đàn ôngMột trí tuệ uyên bác, một người lãnh đạo chân tình
Từ nhận mình “chẳng có bằng cấp gì” nhưng GS Tạ Quang Bửu luôn được công nhận là một trí tuệ lớn không chỉ bởi các trí thức Việt Nam mà còn bởi các học giả lớn trên thế giới.
GS Toán học người Pháp Laurent Schwartz - người nhận giải thưởng Fields năm 1950 - từng không tiếc lời khen ngợi: “Việt Nam có một vị bộ trưởng đại học xuất sắc mà ngay ở các nước phát triển cũng không dễ tìm”.
Bên lề hội nghị Genève năm 1954 mà GS Tạ Quang Bửu là người thay mặt phái đoàn Việt Nam ký hiệp định Đình chỉ chiến sự, một số chính khách đã đánh giá ông là "một nhà thông thái của Việt Nam”.
Phải đến hơn chục năm sau khi du học Pháp và Anh trở về, sau khi cách mạng Tháng 8 giành thắng lợi, GS Tạ Quang Bửu mới nhận lời tham gia chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đảm nhận một số trọng trách của đất nước với sự tin tưởng, ủng hộ của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Dấu ấn mà ông để lại rõ rệt nhất chính là quãng thời gian 11 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976).
Với chủ trương mở rộng hệ thống đại học, GS Tạ Quang Bửu đã thành lập nhiều trường đại học chuyên ngành với các cán bộ và sinh viên giỏi được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Ông Chính kể, trong những năm ông học tập ở Trường ĐH Bách khoa, cha ông vẫn thường xuyên qua trường để giảng bài. “Có một điều khá thú vị là khi tôi vào học khoa Toán - Lý (còn gọi là Toán công trình), trong một số bài giảng, các thầy hay giải thích từ này là ‘từ thầy Bửu’, như ‘ánh xạ’, ‘nhúng’… Và sau này, cũng có những từ thân thương để nhớ một thời như ‘com-lê bác Bửu’, ‘vali bác Bửu’, ‘giày bác Bửu’… để chỉ những món đồ mà sinh viên đi học nước ngoài được mượn của cụ vì ngày ấy đất nước còn khó khăn lắm nên khi tốt nghiệp về phải trả lại dù đã cũ nát”.
Chính vì thế, các bậc trí thức trong nước, dù là học trò hay là đàn em đi sau, ai cũng cảm nhận được sự chân tình và nhiệt huyết của ông dành cho khoa học, đào tạo và cho những người tài.
Nói về tinh thần học tập, nghiên cứu của cha mình, ông Tạ Quang Chính kể: “Ngày nào cha tôi cũng dậy từ 5h kém 15 phút. Ông ngồi vào bàn đọc và nghiên cứu cho đến lúc đi làm. Thư viện Khoa học Trung ương là nơi ông thường xuyên lui tới. Đọc sách với ông như là ăn cơm - không thể thiếu được và nó choán hết thời gian của ông khi về nhà”.
Ông Chính kể, sự ham đọc và tinh thần học tập không ngừng của cha vẫn không dừng lại kể cả trong những năm tháng cuối đời, khi cụ đã bị đau lưng đến mức không thể ngồi đọc được nữa. “Chúng tôi đóng cho cụ một cái bàn đặt cạnh cửa sổ. Cụ cứ thế đứng đọc sách từ sáng đến trưa”.
11 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học cũng là quãng thời gian GS Tạ Quang Bửu tận hiến với nền khoa học, giáo dục nước nhà. Bên cạnh công việc quản lý, GS Tạ Quang Bửu thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện để truyền đạt những xu hướng, thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới với các nhà khoa học trong nước.
“Thời anh, tuy ăn chưa đủ, ở còn chật, nhưng thứ Bảy, Chủ nhật và nhiều buổi tối, người ta vẫn hồ hởi gặp nhau ở đâu đó để nghe anh nói chuyện, với cái biệt tài riêng của anh, luôn luôn hấp dẫn, làm cho người nghe khi ra về, dù không hiểu nhiều, vẫn được truyền lại cái nhiệt tình, sôi nổi của anh với đất nước, với khoa học, với thế hệ đàn em” - GS Hoàng Tuỵ từng chia sẻ về người anh lớn của mình sau khi ông đã đi xa.
‘Cha các cháu là một người dũng cảm’
Ông Tạ Quang Chính còn nhớ như in câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào ngày cha mình qua đời.
Khi được thông báo, vị Thủ tướng đã ngay lập tức vào bệnh viện nhưng không kịp nói lời vĩnh biệt. “Ông sang căn phòng có cả gia đình tôi đang ngồi. Ông nói với chúng tôi: Cha các cháu là một người dũng cảm. Các cháu phải học tập điều ấy”.
Ngẫm lại, ông Chính cho rằng lời khen ấy chắc hẳn đã được vị Thủ tướng đúc rút sau rất nhiều năm làm việc với cha ông.
“Tôi nhớ, khi ông cụ đã nghỉ hưu, một lần bác Đồng đến thăm, ông cụ lấy ra một cuốn sách có tên là Cú sốc tương lai. Lúc ấy, mắt bác Đồng cũng yếu rồi nên ông cụ nhà tôi nói tóm lược mấy ý trong cuốn sách. Bác Đồng khen cuốn sách thú vị, cha tôi nói thêm ‘đọc cuốn này, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nắm bắt được những gì, nếu không thì chính nhà lãnh đạo sẽ sốc’.
Mặc dù giữa cha tôi và bác Đồng có mối quan hệ gần gũi nhưng với một nhà lãnh đạo cấp cao như thế mà cha tôi dám nói ra lời ấy thì thực là dũng cảm.
Sau đó, ông cụ cũng dặn thêm rằng ‘nếu anh không đọc được thì cố gắng nhờ anh em thư ký đọc cho. Nên đọc”.
“Trong cuốn sổ tang, cụ Đồng viết lời vĩnh biệt cha tôi và gọi ông là ‘người bạn chiến đấu’. Tôi cho rằng đó là một vinh dự, một sự trân trọng mà không phải ai cũng có được”.
Một bài học khó
Viết về người anh lớn, cố GS Phan Đình Diệu - người có đóng góp lớn cho việc xây dựng ngành Tin học Việt Nam - từng chia sẻ một câu chuyện, một lời khuyên của GS Bửu mà ông cho là một “bài học khó” trong sự nghiệp làm khoa học của mình.
Ông kể, mùa thu năm 1965, sau khi ông học xong phó tiến sĩ ngành Toán học kiến thiết ở Nga, ông được giữ lại để làm tiếp luận án tiến sĩ. Đang háo hức với những hướng nghiên cứu khác mà ông cho là thiết thực hơn, ông đề nghị xin không tiếp tục làm tiến sĩ nữa mà được dành thời gian học thêm về các hướng nghiên cứu kia. Nhưng bất ngờ, ông được Đại sứ quán chuyển đến chỉ thị trả lời của GS Tạ Quang Bửu, rằng: Phải tiếp tục làm xong tiến sĩ, rồi sau hãy hay.
Đến cuối năm 1967, bảo vệ luận án tiến sĩ xong, GS Diệu về nước, đến chào GS Tạ Quang Bửu. Lúc này, GS Bửu chỉ cười, bảo: Đấy, bây giờ muốn học thêm cái gì thì học.
“Anh không giải thích gì thêm, mãi về sau tình cờ tôi mới hiểu được ý anh: Anh muốn tôi có thêm chút vốn liếng để dễ được cuộc đời chấp nhận hơn, và do đó mới có cơ hội làm được việc có ích hơn”.
“Muốn có ích cho đời thì ngoài năng lực ra, cần được đời chấp nhận. Bài học đó khi ngầm khi rõ, tôi đã được tiếp thu ở anh, không phải bằng thuyết giảng mà bằng cách xử sự, bằng thiện chí và cả bằng những cảm nhận không lời trong suốt nhiều năm về sau, thời gian mà may mắn tôi có cơ hội được gần anh hơn…”.
GS Diệu cho rằng đó là một bài học khó mà ông đã cố học, “có thất bại và hình như cũng có lúc thành công”.
“Và tôi hằng nghĩ trong việc thực hiện bài học này, anh là một tấm gương lớn. Nhờ luôn tìm được lời giải đúng đắn cho bài học khó đó mà anh đã có những đóng góp to lớn tài năng trí tuệ của mình vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước” - GS Phan Đình Diệu viết.
Rồi sau đó, trên con tàu từ Budapest sang Paris đầu những năm 1980, ông đã buột nghĩ được 2 câu thơ mở đầu cho một bài thơ mà từ lâu ông có ý định làm tặng “anh Bửu” mà sau này được rất nhiều người nhắc đến khi nói về GS Tạ Quang Bửu:
Một khối nghĩ suy, một khối tình
Nước non là đó, nọ là mình
Đến mãi nhiều năm sau, khi GS Bửu đã rời xa cõi tạm, GS Phan Đình Diệu mới làm nốt bài thơ bỏ dở. “Tôi chép nắn nót những lời mộc mạc đó lên giấy, không gọt giũa gì thêm, vội mang đến nhà anh đặt lên bàn thờ, rồi kính cẩn đọc dâng anh”.
Một khối nghĩ suy, một khối tình
Nước non là đó, nọ là mình
Đã tròn một cuộc, bầu tâm huyết
Chưa thoả đôi bề, lẽ tử sinh
Nghĩa nặng nhân tình còn quyến luyến
Ánh ngời tài trí vẫn lung linh
Nỗi đời chất chứa lòng ưu ái
Một khối nghĩ suy, một khối tình.