Cũng theo báo cáo của Bệnh viện Phổi Trung ương, Phòng Chỉ đạo Chương trình nằm ở vị trí tương đối độc lập với khối Khám chữa bệnh, có làm việc online.
Bác sĩ N.V.C. cũng có ý thức chỉ đến bệnh viện khi cần thiết, nên diện tiếp xúc chỉ giới hạn trong khu vực phòng ban hành chính. Vì vậy, bệnh viện vẫn đảm bảo an toàn của khối điều trị.
Được biết, ngày 14/5, ngay sau khi phát hiện ca bệnh, Bệnh viện Bệnh viện Phổi Trung ương đã cách ly y tế, khử khuẩn toàn bộ khu vực Phòng Chỉ đạo Chương trình; điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp liên quan. Bệnh viện cũng gấp rút họp Ban chỉ đạo chống dịch, đưa ra các giải pháp quyết liệt giữ vững bệnh viện an toàn.
Nguyễn Liên
Chiều 14/5, Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, một ca sinh sống tại chung cư HH3C Linh Đàm, 2 ca còn lại là bác sĩ.
" alt=""/>BV Phổi Trung ương thông tin về nguồn lây 2 ca dương tính CovidPGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cùng các chuyên gia hội chẩn ca bệnh nặng tại các điểm cầu. Ảnh: Lê Hảo
Ngày 27/4, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện ho, đặt thở máy từ 30/4. Đến ngày 4/5, người này có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Do diễn biến nặng lên, bệnh nhân phải đặt ECMO, lọc máu một ngày sau đó. Siêu âm thấy hình ảnh dịch ngoài màng tim, phù nhiều tay.
Hiện người bệnh bị suy đa tạng, tổn thương phổi, tổn thương tim, phải thở máy, lọc máu, đặt ECMO, dùng an thần, tiên lượng nguy kịch.
GS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng, đánh giá, đây là ca rất khó, diễn biến tương tự bệnh nhân 1536 tại Đà Nẵng.
Các chuyên gia đề nghị tìm lại căn nguyên gây hạch và làm thêm chẩn đoán lao cho bệnh nhân kết hợp kiểm soát nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, tăng cường dinh dưỡng.
Trường hợp thứ hai là là bệnh nhân 3153, 63 tuổi, quê Hải Dương. Người này bị viêm cột sống dính khớp hơn 10 năm nay, không điều trị, gù vẹo cột sống.
Bệnh nhân có kết quả khẳng định mắc Covid-19 ngày 8/5, hình ảnh chụp CT ngực có viêm phổi kẽ.
Hiện người bệnh phải thở máy, sử dụng kháng sinh kết hợp dinh dưỡng và dùng thuốc chống đông. Các bác sĩ đang tìm căn nguyên khiến bệnh nhân sốt kéo dài.
Nhóm hội chẩn đánh giá, trường hợp này rất khó cai thở máy do cổ ngắn, cằm gập vào ngực. Đặc biệt, bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng.
GS Bình đề nghị làm thêm xét nghiệm tủy đồ và các xét nghiệm chuyên biệt khác để đánh giá.
Hai trường hợp khác được đưa ra hội chẩn là bệnh nhân 3015, nam, 54 tuổi quê ở Hải Dương có tiền sử xơ gan và bệnh nhân 3028, nữ, 70 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trong đó ca bệnh 3028 nặng hơn, do có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, biến chứng yếu nửa người người sau đột quỵ. Bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 3/4, được phát hiện mắc Covid-19 ngày 6/5 khi ở trong bệnh viện.
Hiện bà sốt cao hơn 39 độ, suy hô hấp, phải đặt nội khí quản và điều trị hồi sức tích cực.
Các chuyên gia đề nghị bệnh viện tìm nguyên nhân gây sốt kéo dài như siêu âm tim, chụp cắt lớp phổi, xem xét lại phác đồ kháng sinh, bù dịch.
Hiện tại, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chỉ tiếp nhận những ca bệnh Covid-19 rất nặng từ các tuyến chuyển lên. Bản thân bệnh viện vẫn đang là ổ dịch Covid-19 lớn của cả nước, đến trưa nay đã phát hiện 79 trường hợp dương tính trong bệnh viện.
Thúy Hạnh
Cùng lúc, Việt Nam xuất hiện 2 biến chủng lây lan mạnh nhất hiện nay, chỉ 1-2 ngày đã bùng lên thành ổ dịch tại nhiều địa phương.
" alt=""/>4 bệnh nhân CovidTập trung vào nhà ở năng lượng thấp, phương tiện giao thông công cộng và giảm thực phẩm từ động vật sẽ giúp mỗi người chúng ta có nơi ở và thực phẩm tốt hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, giáo dục, công nghệ hiện đại và đi lại bằng máy bay vào năm 2050.
Đồng thời cũng có thể cắt giảm đến 60% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Nhà kinh tế sinh thái Julia Steinberger từ Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ cho biết: “Các quan chức chính phủ buộc tội những nhà hoạt động môi trường lên án lối sống của chúng ta. Nhưng điều đáng xem xét là lối sống đó sẽ dẫn đến những kết quả gì".
![]() |
Nhà kinh tế sinh thái Julia Steinberger, người đi đầu trong các dự án về bảo vệ khí hậu và tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Lowimpact |
"Cuộc sống đơn giản đã bị thay bằng quan niệm nhiều hơn là tốt hơn. Chúng ta rõ ràng có khả năng đạt được cuộc sống tốt đẹp trong khi vẫn bảo vệ khí hậu và hệ sinh thái”.
Các nghiên cứu trước đây thường lập luận Trái đất không đủ chỗ cho 7 tỷ người. Những dự báo như vậy dựa trên sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu liên tục, lối sống hiện đại tiêu dùng cao và khả năng chuyên chở cố định của hành tinh.
Gần đây, quan điểm trên đã thay đổi. Trên thực tế, nếu chúng ta thực hiện những thay đổi lớn về thói quen tiêu dùng, triển khai rộng rãi công nghệ hiện đại và xóa bỏ bất bình đẳng thì hoàn toàn có thể tạo ra chỗ trống cho mọi người.
Hướng đi là tạo ra những “hang động” tiện nghi trong tương lai. Những hang động này có thiết bị nấu ăn, lưu trữ thực phẩm, giặt quần áo, chiếu sáng năng lượng thấp xuyên suốt, 50 lít nước sạch được cung cấp mỗi ngày cho mỗi người với 15 lít được làm nóng đến nhiệt độ tắm, nhiệt độ không khí được duy trì ở mức 20°C quanh năm, có máy tính truy cập vào mạng ICT toàn cầu và liên kết với mạng lưới giao thông rộng khắp cung cấp từ 5000-15.000 km di chuyển/người/năm thông qua các phương thức khác nhau. Ngoài ra, còn có hang động dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dạy học cho mọi người từ 5 đến 19 tuổi.
![]() |
Công nghệ được ứng dụng trong nghiên cứu để tạo ra mô hình tiêu thụ năng lượng bền vững. Ảnh: Wespeak |
Sẽ chỉ cần khoảng 35% mức năng lượng tiêu thụ toàn cầu so với hiện nay để tạo ra viễn cảnh “cuộc sống tốt đẹp” vào năm 2050.
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình năng lượng dựa trên bốn nhu cầu cơ bản của con người: thực phẩm, nước, nhiệt độ và di chuyển. Tác động của biến đổi khí hậu cũng đã được cân nhắc. Mô hình cho thấy cách mà chúng ta có thể sắp xếp lại hành tinh của mình để đáp ứng nhu cầu của dân số đang phát triển.
Công nghệ sẽ được dùng để thay toàn bộ nhà ở trên thế giới bằng các tòa nhà mới tiên tiến, sử dụng tối thiểu hệ thống sưởi hoặc làm mát, áp dụng tương tự với các trụ sở y tế, giáo dục và cơ quan nhà nước.
“Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những lập luận lâu nay rằng giải pháp công nghệ có thể giúp hỗ trợ giảm tiêu thụ năng lượng đến mức bền vững”, nhà khoa học môi trường và trái đất Joel Millward-Hopkins từ Đại học Leeds cho biết.
Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào kết quả tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2050 mà không đưa ra lời khuyên cụ thể về cách để đạt được điều đó.
Các tác giả cũng thừa nhận: “Hiện tại vẫn chưa nói được nhiều về chi tiết cụ thể, nhưng có một số điều có thể khẳng định chắc chắn”.
Như việc hiện tại thế giới đang đốt cháy nhiều năng lượng hơn so với mức cần thiết và đa phần đều do những người giàu có.
Rõ ràng sự hy sinh là cần thiết, không chỉ để san bằng sân chơi cho loài người, mà còn để giảm bớt sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch và chủ nghĩa vật chất nói chung.
Narasimha Rao từ Đại học Yale kết luận rằng: “Thách thức không phải là việc xóa đói giảm nghèo mà là việc theo đuổi sự sung túc không thể lay chuyển trên khắp thế giới”.
(Theo Zing)
Để định cư trên Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, con người sẽ phải sống chung với nhiệt độ âm 179 độ C và trải nghiệm sức ép vô cùng lớn.
" alt=""/>Con người có thể trở về sống trong 'hang động' vào năm 2050