Chúng em đã có gần 10 năm yêu nhau, từ thời còn học cấp 3, cho đến khi tốt nghiệp đại học. Ngay cả khi bị gia đình phản đối, 2 đứa vẫn cương quyết ở bên nhau. Ban đầu, vì gia đình em nghèo nên bố mẹ anh ấy phản đối chúng em không "môn đăng hộ đối". Nhưng chồng em vẫn cương quyết xin cưới em về làm vợ. Khi đó, bố mẹ anh ấy đã gọi điện, nhắn tin, tìm gặp để nói cho em biết gia đình bên ấy không ai thích em cả, khiến em tổn thương, nhất quyết đòi chia tay bằng được. Có thời gian em còn định lấy người khác. Em chặn hết số điện thoại của chồng em, không muốn liên lạc lại nữa. Nhưng chẳng hiểu, bằng cách nào đó, anh ấy vẫn tìm ra em, cầu xin em quay lại. Những hành động đó khiến em cảm động, giúp em thêm sức mạnh và tin tưởng cả 2 sẽ thuyết phục được gia đình để đến với nhau.
Cuối cùng, bố mẹ của anh ấy cũng đồng ý cho bọn em kết hôn. Lúc về một nhà, hai đứa hạnh phúc chỉ biết ôm nhau khóc và ngập tràn hi vọng vào tương lai. Ấy thế mà, mọi thứ đã thay đổi nhanh đến thế.
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu là một trong những "phát đạn" đầu tiên khiến tình cảm của chúng em bị chia rẽ. Mẹ chồng coi em không khác gì người ở, phải lo toàn bộ việc cơm nước, việc nhà. Ngay cả khi em mang thai, em vẫn phải làm tất cả mọi việc. Mẹ chồng em luôn có câu: "Mày may mắn tỉ lần mới vào được nhà này để làm dâu. Khôn thì biết sống sao cho phải phép". Em nghe rất buồn, cảm thấy bản thân bị coi thường. Em kể cho chồng nghe, anh ấy lại bênh mẹ chằm chặp.
Và rồi em sinh cháu đầu tiên. Mẹ chồng em đòi sống đòi chết ngủ với 2 mẹ con em để hỗ trợ chăm cháu, đuổi chồng em ra ngoài phòng khác ngủ. Chồng em muốn ngủ cùng cũng không được vào. Sau đó, mẹ chồng em đánh một giấc ngon lành đến sáng, để em một mình bế con cả đêm. Nếu con em có quấy đêm vì sốt mệt, sáng hôm sau bà sẽ mắng: "Có đứa con thôi mà trông cũng không xong, để cho khóc cả đêm, không cho ai ngủ!". Em ức chế quá kể với chồng, chồng lại bênh mẹ và không đứng về phía em. Kể từ đấy, em không thích mẹ chồng, ghét lây sang cả chồng. Có nhiều hôm, chồng em muốn gần gũi nhưng vì tức giận, em không đồng ý. Tình trạng của vợ chồng em ngày càng căng thẳng, có khi vài tháng chúng em mới ngủ cùng một lần. Sau đó, em bị con cái và mọi việc cuốn theo, coi chuyện vợ chồng hờ hững với nhau là điều bình thường.
Em vừa phát hiện ra chồng ngoại tình. Đó là một bà mẹ đơn thân, hơn chồng em 2 tuổi. Khi em hỏi anh ấy "tại sao?", chồng em lại đổ lỗi cho hành động đó là vì em. Anh ấy nói em không phải là một người vợ tốt, là người ích kỉ và bất hiếu... Thanh Tâm ơi, sao lòng người dễ đổi thay vậy? Lỗi của việc này, có phải tất cả là do em không?
Thu Thủy (Hải Phòng)
Chào em!
Chuyện của các em bắt đầu từ cảm giác cô đơn của em khi sống cùng nhà chồng, gặp chuyện mà không được chồng chia sẻ và tìm cách giải quyết. Nhất là sau khi em sinh con. Tiếp đó, 2 vợ chồng lại không "chăn gối" trong thời gian dài, khiến cho khoảng cách giữa cả 2 càng lớn. Và cách giải quyết vấn đề của chồng em lại rất sai. Đáng lẽ nên chia sẻ cảm xúc và các nhu cầu của mình với em, anh ấy lại tìm người phụ nữ khác.
Chỉ khi nào cả hai đặt cái tôi sang một bên để cùng ngồi lại thảo luận cách tìm lại cảm xúc yêu thương thì mới có thể đưa ra những quyết định phù hợp.
Theo Phụ nữ Việt Nam
" alt=""/>Sao lòng người dễ đổi thay?Bên cạnh việc chọn tham khảo chủ yếu từ khung năng lực số DigComp của Ủy ban châu Âu, khung năng lực số cho công dân Đà Nẵng cũng được xây dựng trên cơ sở chọn lọc các nhóm lĩnh vực, tiêu chí cụ thể của từng năng lực số phù hợp với thực tế Đà Nẵng.
Cụ thể, khung năng lực số cho người dân Đà Nẵng gồm 5 lĩnh vực: Thông tin và dữ liệu, truyền thông và cộng tác, tạo lập nội dung số, bảo vệ và an toàn, môi trường kỹ thuật số, với tổng số 17 năng lực số thành phần, 173 tiêu chí đánh giá.
Mỗi năng lực số thành phần trong khung năng lực số cho người dân Đà Nẵng được mô tả cụ thể với các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ và được đánh giá theo 5 mức thông thạo: bắt đầu, cơ bản, khá, cao, nâng cao.
Được áp dụng cho tất cả các đơn vị và người dân trên địa bàn Đà Nẵng, khung năng lực số cho công dân là cơ sở để các cơ quan, địa phương tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số cho người dân; áp dụng các chính sách, giải pháp, hỗ trợ trang bị công cụ số cần thiết cho người dân.
Đồng thời, triển khai các ứng dụng, hệ thống chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Từ đó, góp phần triển khai thành công chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn Đà Nẵng.
Màn hình Windows Recovery hiển thị tại sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Mỹ ngày 19/7. Ảnh: Bloomberg
“Thảm họa” CrowdStrike khiến hàng loạt tổ chức tê liệt trong tháng 7. Nó làm bùng nổ tranh luận về việc các công ty bảo mật có nên được phép hoạt động tại kernel của Windows, xét tới tất cả những rủi ro gắn liền với đặc quyền truy cập cấp độ lõi. Theo các hãng bảo mật, đặc quyền đó giúp phần mềm của họ “kiểm soát và chặn đứng hành vi xấu, ngăn chặn mã độc tắt phần mềm bảo mật”.
Những năm gần đây, Apple hạn chế truy cập kernel trong macOS và không khuyến khích lập trình viên sử dụng các tiện ích mở rộng kernel.
Trong sự cố CrowdStrike, vì một bản cập nhật lỗi mà hàng triệu hệ thống Windows trên toàn cầu đã bị sập trong nhiều giờ vào ngày 19/7, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng không, ngân hàng và các lĩnh vực khác. Các hãng hàng không đã phải hủy hàng nghìn chuyến bay, trong khi các công ty logistics phải trì hoãn giao hàng, bệnh viện hủy lịch khám. Delta Air Lines tuyên bố bị thiệt hại 550 triệu USD và đang đòi bồi thường từ Microsoft và CrowdStrike.
CrowdStrike đã thông báo thay đổi trên diện rộng trong cách thử nghiệm và triển khai cập nhật. Theo Microsoft, các quan chức chính phủ cũng được mời đến hội nghị.
(Theo CNBC, Bloomberg)