Sau này, tôi tự biết đường đi mượn; thậm chí, còn biết "xí phần" trước để không bị người khác mượn mất.
Những đứa trẻ nghèo thế hệ tôi biết đọc biết viết, thành người bằng những cuốn giáo khoa đi mượn như thế. Cũng có những đứa nhà nghèo quá, không mượn đâu được bộ sách cho tử tế, môn được môn không, càng học càng đúp, cuối cùng bỏ dở giữa chừng. Một số người miền Tây quê tôi không quá coi trọng việc học. Họ nghĩ trên đồng có lúa, dưới sông có cá, đâu chết đói mà sợ. Đi học mà ít tốn kém, họ còn "miễn cưỡng" chấp nhận, chớ phải đầu tư mua sắm trăm thứ, trong đó có sách giáo khoa, thì họ vẫn có thể cho con nghỉ. Người thành thị có thể không bao giờ hiểu nổi lý lẽ này.
Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Sách giáo khoa bây giờ, do thường xuyên cải cách, nên giá trị tái sử dụng rất thấp. Cũng là người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tôi hiểu, cải cách giáo dục là cần thiết, trong đó có việc đổi mới sách giáo khoa.
Cuộc cải cách lớn gần đây nhất là việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, được thông qua năm 2018, bắt đầu áp dụng với lớp một trong năm học 2020. Đi kèm với chương trình, sách giáo khoa mới cũng được thiết kế và đưa vào sử dụng. Lần đầu tiên, Việt Nam triển khai "một chương trình, nhiều sách giáo khoa".
Phụ huynh miền Tây bây giờ không đến mức như má tôi, phải đi vòng vòng mượn sách nữa; mà có đi vòng vòng cũng không mượn nổi. Vì nhà nước triển khai "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", riêng việc nhớ ra cuốn sách gì thuộc bộ nào để đi mượn cho đúng thôi, cũng là việc quá sức với các bà má. Họ chấp nhận mua sách. Vì phải đi mua, lại mỗi năm một bộ, sách của thằng anh trong nhà, đứa em không xài lại được; nên người dân quê tôi nhận ra giá sách bây giờ cao quá, bộ sách in năm sau giá đã cao gấp 2-3 lần bộ sách năm trước.
Câu chuyện này lên đến diễn đàn Quốc hội, khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lý giải, giá sách cao hơn do nhiều nguyên nhân và Bộ đang nỗ lực tìm cách để giảm giá thành, tăng giá trị tái sử dụng của giáo khoa.
Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 21/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa, đưa vào thư viện trường, cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần.
Ban đầu tôi đã nghĩ đây là một ý tưởng táo bạo, tiệm cận với cách làm của nhiều quốc gia trên thế giới. Nga, Nhật, Mỹ và một số nước khác đã trang bị sách giáo khoa cho toàn bộ học sinh bằng ngân sách. Học sinh chỉ cần tới thư viện trường để mượn, tham khảo khi cần.
Đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêng về hướng là một giải pháp hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn. Cách này theo tôi, là một góc nhìn hạn hẹp, không giải quyết được gì nhiều cho những vấn đề đang gây bức xúc về sách giáo khoa.
Phần lớn phụ huynh hiện nay hoàn toàn có thể mua được sách giáo khoa cho con em. Số trường hợp khó khăn cần hỗ trợ từ nhà nước cũng có, nhưng chiếm tỷ lệ thấp; số này có thể giải quyết bằng các nguồn lực khác, không cần tới ngân sách. Chủ trương chi ngân sách, nếu không kèm theo bộ tiêu chí rõ ràng và đích đáng, như: khu vực, đối tượng học sinh nào được hỗ trợ; giám sát hiệu quả các thư viện sách ra sao... thì còn có thể kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực, rút ruột từ tiền thuế của dân.
Vấn đề ở chỗ, phụ huynh cần sự minh bạch, hợp lý về giá cả sách giáo khoa, như một mặt hàng trong cơ chế thị trường hiện nay. Sự lãng phí sách phải được nhìn nhận, thống kê và giải quyết rốt ráo trên quy mô toàn xã hội.
Điều mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nên làm, là xây dựng một bộ sách giáo khoa thực sự chất lượng, khoa học và có tính ổn định lâu dài. Sách giáo khoa cần đảm bảo đúng chức năng mà nó đã được xác định: là một tài liệu tham khảo, không phải tài liệu bắt buộc. Trường học và giáo viên hoàn toàn có thể chủ động xây dựng học liệu, giáo án, dựa trên định lượng kiến thức mà sách giáo khoa đặt ra.
Lúc đó, thầy trò không chỉ được chủ động, sáng tạo hơn trong dạy và học; mà xã hội sẽ bớt đi một khoản kinh phí khổng lồ mua sách mới hàng năm.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Lãng phí sách giáo khoaGiá trị của hy sinh
Khi ly hôn, gia đình tan vỡ, người phụ nữ của gia đình thường hụt hẫng, chới với như kẻ đi buôn mất vốn, không còn chỗ bấu víu cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù có thể có bằng cấp nhưng do thiếu kinh nghiệm, hạn chế giao tiếp xã hội, họ bắt đầu lập nghiệp ở tuổi “vào hạ” rất khó, tự lo cho bản thân còn vất vả, huống gì phải đèo thêm các con. Trường hợp may mắn là khi người chồng cũ đón con về nuôi dạy bằng tình thương, trách nhiệm. Còn lại, một bộ phận không nhỏ các ông vì sĩ diện, vì muốn “trừng phạt” vợ nên giành con rồi bỏ phế. Khi đó, người phụ nữ dẫu thất vọng, xót xa nhưng đành chịu vì yếu thế.
Luật sư Vũ Thị Hoài Vân (Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ số 6 TP.HCM) đúc kết: “Lép vế, thất thế… là tình trạng khó tránh khỏi khi bà nội trợ ly hôn. Nếu người phụ nữ có học thức, có nhiều cơ hội nghề nghiệp thì đừng bao giờ quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc chồng con. Nếu con đau ốm, vợ chồng nên phân công, sắp xếp, mỗi người luân phiên xin nghỉ phép để chăm con. Cũng có thể nhờ dịch vụ hoặc họ hàng trợ giúp”.
Theo luật sư Hoài Vân, bức tranh gia đình với chồng bôn ba kiếm tiền, vợ lo con cái, nhà cửa… có vẻ rất ổn, nhưng nó chỉ ổn khi quan hệ hôn nhân êm đẹp, còn khi phát sinh mâu thuẫn, đổ vỡ thì người vợ sống phụ thuộc vào chồng luôn thiệt thòi, tổn thương. Hai bi kịch họ thường phải nhận lãnh là chồng tẩu tán tài sản còn họ thì không giành được quyền nuôi con.
Tính già hóa non, để khỏi tốn tiền thuê người giúp việc, chị Hà Thu (Q.4, TP.HCM) từng tình nguyện ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ chồng bị tai biến liệt nửa người. Lúc đầu, hai vợ chồng đều tiếc rẻ công việc đồ họa ở công ty quảng cáo rất ổn định và phù hợp của chị, nhưng cỗ máy gia đình rồi cũng chạy tốt bởi chị khá đảm đang. Vài năm sau, chị Thu bắt đầu nhận thấy bất ổn. Chồng chị ngày càng gần với sự thờ ơ, phó mặc, khoán trắng việc “xây tổ ấm” cho vợ, không còn trân trọng sự hy sinh của vợ mà còn tỏ thái độ coi thường. Hằng ngày làm những công việc lặp đi lặp lại, chị dần trở nên cũ kỹ, mất sức hút và nhàm chán trong mắt chồng; hai tâm hồn đã không còn đồng điệu như trước.
Ngày bắt được tin nhắn mùi mẫn của chồng với cô đồng nghiệp trẻ, chị không đánh ghen mà nén chặt nỗi đau, âm thầm lập kế hoạch tách khỏi cái bóng của chồng. Chị đề nghị chồng chia sẻ trách nhiệm trong việc thuê người nuôi mẹ và gửi con vào nhà trẻ để đi làm. Dù không cứu vãn được gia đình nhưng quan trọng là chị đã giành được quyền nuôi con sau khi chia tay ông chồng trăng hoa, tệ bạc.
Sự hy sinh của người phụ nữ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đem lại những giá trị tích cực. Nếu tận tụy cho gia đình mà kết cục là người chồng trở nên vô trách nhiệm, bỏ lơ vợ con, chạy theo dục vọng ích kỷ; những đứa trẻ phải sống bơ vơ, mất hơi ấm tình thương thì sự tận tụy ấy chỉ là vô ích. Là người mẹ, người vợ, người phụ nữ luôn có nhu cầu hy sinh nhưng phải có tầm nhìn và quyết định sáng suốt để không phải chịu “thiệt thòi kép”, không hụt chân khi bị thảy ra giữa dòng đời.
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Phụ nữ hy sinh vì chồng con là vô ích!Chuẩn bị đưa vợ đi dạo.
Ớt nào chẳng cay...
Nguyễn Khắc Xương rất đẹp trai, phong độ. Cho đến thời ông 70-80 tuổi vẫn còn nhiều bà, nhiều cô mê vẻ đẹp phong trần của ông. Lúc còn công tác ở cơ quan văn hóa kháng chiến thì khỏi phải nói, bà Thủy giữ chồng còn hơn giữ... trẻ con. Bà bảo, không khéo giữ, chắc mất chồng lâu rồi. Ông thì thanh minh, mình chỉ “đào hoa” chứ không “lẳng lơ”. Mỹ nhân thì tự cổ chí kim ai mà không thích, ông chỉ thích chứ không bỏ vợ con mà chạy theo.
Những năm 1950-1952, khi ông chuyển về Sở Công an Hải Phòng, công tác trong đội phòng chống gián điệp vì giỏi tiếng Pháp, bà Thủy lúc ấy vừa nuôi con vừa hoạt động du kích kháng chiến. Tuy xa chồng nhưng bà rất yên tâm vì tin môi trường công tác mới sẽ giúp chồng tránh xa cạm bẫy. Ai ngờ, “tai nạn đầu đời” của chàng trai tài hoa lại xảy ra ngay ở cơ quan công an. Năm 1952, đơn vị giao cho Nguyễn Khắc Xương hỏi cung một nữ điệp báo của Pháp. Cô gái này không những xinh đẹp mà còn giỏi chơi piano, giỏi tiếng Pháp, thuộc làu thơ Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Huy Cận. Hỏi cung “địch” được một ngày, ông chuyển sang hỏi chuyện văn chương và đụng ngay một người tâm đầu ý hợp.
Cuộc hỏi cung biến thành đàm đạo văn chương, thậm chí Nguyễn Khắc Xương còn giở nghề xem tướng số của cha ra để có cơ hội cầm tay cô gái mà xem bói. Người bảo vệ bên ngoài nghe được câu chuyện, báo cáo cấp trên, thế là Nguyễn Khắc Xương bị kiểm điểm, phê bình “tóe khói”. Sau này, khi đã nghỉ hưu, ông tâm sự với cánh nhà văn trẻ: “Một mỹ nhân cùng với hệ tư tưởng như hố sâu ngăn cách, mình bị kiểm điểm là đáng thôi. Nhưng từ đó, mình buộc phải dằn lòng, phải vật lộn với chính mình để giữ được sự trung thành với sự nghiệp và chung thủy với vợ. Những lúc mình sắp trượt ngã, lại nhớ đến vụ hỏi cung nọ, thế là tỉnh hẳn ra”.
Sau đận ấy, Nguyễn Khắc Xương được chuyển về “thủ đô văn hóa kháng chiến” ở Hạ Hòa (Phú Thọ). Hòa bình, ông chính thức là cán bộ văn hóa Phú Thọ, cùng với nhà thơ Bút Tre - Đặng Văn Đăng - lúc đó là Trưởng ty Văn hóa, vận động thành lập Chi hội Văn hóa dân gian. Biết rõ năng lực của Nguyễn Khắc Xương, lãnh đạo Ty Văn hóa cho tự do đi điền dã khắp tỉnh để nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian. Vậy mà đến mấy lần cơ quan phải tiếp những vị khách không mời đến tìm Nguyễn Khắc Xương, toàn khách… đẹp.
Có cô là kỹ sư, cô là giáo viên, cô ở lâm trường. Họ đều khai với cơ quan là “trót yêu” con trai trưởng của cụ Tản Đà, có người còn nói mình đã có thai với ông. Bà Thủy lại bị một cơn tá hỏa, suýt ngất xỉu vì ghen. Cơ quan vội gọi Nguyễn Khắc Xương về để đối chất. Có cô vừa thấy ông đã nhào tới ôm cổ, khóc nức nở vì… nhớ. Tuy nhiên, sau đối chất, các cô thừa nhận là đã liều mạng tìm đến vì mê thơ và danh tiếng Tản Đà, nên mê luôn Nguyễn Khắc Xương, chứ thực ra chưa có gì nghiêm trọng xảy ra.
"Người đẹp của tôi"
Vợ chồng nhà văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương đã mấy chục năm sống trong căn nhà nhỏ tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì. Hai người có với nhau đến bảy người con, nhưng hiện chỉ còn ba người con gái. Những người con trai của ông bà, người thì ốm bệnh qua đời, người hy sinh trong chiến tranh. Những năm ngoài bảy mươi, ông còn khỏe, thường nổi hứng đi đây đó khắp trong Nam ngoài Bắc để tìm hiểu thêm văn hóa dân gian. Lúc thì xuống Hải Phòng thăm bạn thời kháng chiến, lúc vào tận Kon Tum thăm mộ con trai là liệt sĩ Nguyễn Tất Hiển, về nhà lại cặm cụi viết. Ông đã có những tác phẩm đồ sộ như Tản Đà toàn tập hay Các lễ hội văn hóa dân gian ở Phú Thọ. Năm 2012, ba tập sách Truyền thuyết Hùng Vương; Tục ngữ ca dao dân ca Vĩnh Phú và Hát xoan Phú Thọ của ông đã được trao giải thưởng Nhà nước.
Ông rất thương vợ, thường ngậm ngùi nói về bà: “Ngày xưa bà ấy xinh đẹp và giỏi giang lắm. Bà ấy từng có thời tham gia du kích, tham gia kháng chiến rất hăng hái, vậy mà giờ trở nên dặt dẹo thế này. Bà ấy mắc bệnh tâm thần đã lâu, thỉnh thoảng lại đi lang thang ở những con ngõ quanh nhà, bị lạc đường, được những người hàng xóm tốt bụng đưa về nhà”.
Thương vợ, Nguyễn Khắc Xương bỏ hẳn thú vui điền dã, ở nhà chăm sóc bà, chiều chiều đẩy xe lăn đưa bà đi dạo trong hẻm phố. Cô thôn nữ xinh đẹp hát hay, múa giỏi ngày xưa giờ là bà lão bị liệt ngồi một chỗ, lẩn thẩn hát một câu chèo hay ngâm một câu thơ chợt nhớ. Thỉnh thoảng ông lại cúi xuống âu yếm bà, khen: “Ôi! Người đẹp của tôi”.
Phùng Phương Quý(Phunuonline)
" alt=""/>Chuyện ghen của con dâu trưởng thi sĩ Tản Đà